BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM ÔN TẬP CHUYÊN ĐỀ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT SINH HỌC 11
Câu 41. Khi nói về cây ngày ngắn, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ra hoa vào mùa đông.
B. Ra hoa khi thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn hơn 12 giờ.
C. Ra hoa khi sống ở vùng xích đạo.
D. Ra hoa khi đêm dài hơn độ dài đêm tới hạn.
Câu 42. Những chất nào sau đây có tác dụng kích thích sự ra hoa của cây?
(1) Giberilịn. (2) Xitôkinin. (3) Xitôcrôm. (4) Phitôcrôm.
A. 1,2,3,4. B. 2,4. C. 1,4. D. 1,3,4.
Câu 43. Khi nói về sinh trưởng thứ cấp của cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.
B. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.
C. Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.
D. Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.
Câu 44. Trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp, auxin được sử dụng nhằm mục đích nào sau đây?
A. Kích thích ra rễ ở cành giâm, hạn chế tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
B. Kích thích ra rễ ở cành giâm, tăng tỷ lệ đậu quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô tế bào thực vật, diệt cỏ.
C. Hạn chế ra rễ ở cành giâm, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
D. Kích thích ra rễ ở cành giâm, tăng tỷ lệ thụ quả, tạo quả có hạt, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ.
Câu 45. Trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp, giberilin (GA) được sử dụng nhằm mục đích nào sau đây?
A. Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ; Kích thích sinh trưởng chiều cao của cây; tạo quả không hạt.
B. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ; Sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ; tạo quả không hạt.
C. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt.
D. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ; Kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, phát triển bộ lá, tạo quả không hạt.
Câu 46. Khi nói về hoocmon thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động của cây.
B. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây.
C. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh cho cây.
D. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây.
Câu 47. Khi nói về phitôcrôm, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và được chứa trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
B. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, không có bản chất là prôtêin và được chứa trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
C. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và được chứa trong các lá được chiếu sáng.
D. Sắc tố cảm nhận quang chu kì nhưng không cảm nhận ánh sáng, không có bản chất là prôtêin và được chứa trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
Câu 48. Mối liên hệ giữa phitôcrôm Pđ và Pđx được biểu hiện như thế nào?
A. Hai dạng chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.
B. Hai dạng không chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.
C. Dạng Pđ chuyển hoá thành dạng Pđx khi hấp thụ ánh sáng đỏ xa.
D. Dạng Pđx chuyển hoá thành dạng Pđ khi hấp thụ ánh sáng đỏ xa.
Câu 49. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tác dụng của ánh sáng đỏ và ánh sáng đỏ xa (hồng ngoại) với cây ngày dài và cây ngày ngắn, trong điều kiện đêm dài?
A. Trong điều kiện ngày dài, P730 hấp thu ánh sáng đỏ xa chuyển hóa thành P660 kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn.
B. Trong điều kiện ngày ngắn, P660 hấp thu ánh sáng đỏ chuyển hóa thành P730 kích thích sự ra hoa của cây ngày dài.
C. Trong điều kiện ngày ngắn, P730 hấp thu ánh sáng đỏ xa chuyển hóa thành P660 kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn.
D. Trong điều kiện ngày dài, P660 hấp thu ánh sáng đỏ xa chuyển hóa thành P730 kích thích sự ra hoa của cây ngày dài.
Câu 50. Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng độ dài thời gian che tối liên tục vào ban đêm của một cây bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa. Cây đó thuộc nhóm thực vật nào sau đây?
A. Cây ngày ngắn. B. Cây ngày dài.
C. Cây trung tính. D. Cây ngày ngắn hoặc cây trung tính.
Câu 51. Trạng thái trẻ và già của cây chủ yếu là do cân bằng của hai loại hoocmon nào sau đây quyết định?
A. Cytokinin/ GA. B. AIA/AAB.
C. AIA/Cytokinin. D. AAB/ Cytokiriin.
Câu 52. Tại sao sự vận chuyển auxin trong cơ thể thực vật được gọi là “vận chuyển phân cực”?
A. Vì khi vận chuyển auxin có khả năng phân li thành các ion trái dấu.
B. Vì auxin được vận chuyển theo dòng mạch gỗ ngược hướng trọng lực.
C. Vì auxin được vận chuyển theo một chiều, từ đỉnh chồi xuống đỉnh rễ.
D. Vì auxin được vận chuyển từ các cơ quan còn non đến các cơ quan già để ngăn chặn sự hóa già.
Câu 53. Khi cắm hoa để giữ cho hoa tươi lâu người ta có thể dùng hoocmon thực vật phun lên hoa. Loại hoocmon đó thường là loại nào sau đây?
A. Cytokinin. B. Auxin. C. Etylen. D. Axit abxixic.
Câu 54. Đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, phân bào nguyên phân có bao nhiêu vai trò sau đây?
(1) Tăng số lượng tế bào.
(2) Tăng kích thước và số lượng tế bào.
(3) Thay thế các tế bào già và chết.
(4) Hàn gắn các vết thương.
(5) Giúp cây lớn lên.
(6) Là cơ sở của sinh sản vô tính
A. 4 B. 6 C. 5. D. 3.
Câu 55. Khi nói về sinh trưởng thứ cấp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Là sự tăng kích thước chiều ngang của cây.
(2) Do hoạt động của mô phân sinh bên tạo nên.
(3) Xảy ra phổ biến ở cây 2 lá mầm.
Quá trình này chỉ tạo nên mạch rây ở phía ngoài và mạch gỗ ở phía trong.
A. 4. B.3. C.2. D. 1.
Câu 56. Tương quan giữa các hoocmon nào sau đây có vai trò quy định ưu thế ngọn?
A. Cytokinin/ GA. B. AIA/AAB.
C. AIA/Cytokinin. D. AIA/GA.
Câu 57. Một cây ngày dài có độ dài ngày tới hạn là 15 giờ sẽ ra hoa. Chu kỳ chiếu sáng nào dưới đây sẽ làm cho cây không ra hoa?
A. 16 giờ chiếu sáng/ 8 giờ che tối.
B. 14 giờ chiếu sáng/10 giờ che tối.
C. 15,5 giờ chiếu sáng/ 8,5 giờ che tối.
D. 4 giờ chiếu sáng/ 8 giờ che tối/4 giờ chiếu sáng/ 8 giờ che tối.
Câu 58. Giải phẩu mặt cắt ngang thân cây gỗ. Quan sát các thành phần cấu trúc của mặt cắt ngang sẽ thấy các ỉớp cấu trúc theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:
A. Vỏ → Tầng sinh vỏ → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.
B. Vỏ → Tầng sinh vỏ → Mạch rây thứ cấp → Mạch rây sơ cấp → Tầng sỉnh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.
C. Vỏ → Tầng sinh vỏ → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Gỗ thứ cấp → Tuỷ.
D. Tầng sinh vỏ → vỏ → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.
Câu 59. Auxin được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu sử dụng auxin nhân tạo để phun lên rau, cũ thì sẽ gây độc cho cơ thể con người. Nguyên nhân là vì:
A. Auxin nhân tạo làm gia tăng vi sinh vật gây bệnh.
B. Auxin nhân tạo không có enzim phân giải.
C. Auxin nhân tạo giảm ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của cơ thể.
D. Auxin nhân tạo làm rối loạn chuyển hóa trong tế bào.
Câu 60. Khi cây mướp có độ cao nhất định thì người ta tiến hành bấm ngọn cây. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hiện tượng này?
A. Bấm ngọn cây mướp để hạn chế sự vươn dàỉ của ngọn, giúp bố trí mướp leo dàn một cách hợp lí.
B. Bấm ngọn cây mướp để kích thích sự phát triển của chồi bên.
C. Bấm ngọn cây mướp để giảm bớt hàm lượng auxin (là một hoocmon kích thích sinh trưởng) trong ngọn cây.
D. Bấm ngọn cây mướp nhằm mục đích tăng năng suất cho cây mướp.
A.3. B.4. C.2. D. 1.
Câu 61. Trong sản xuất nông nghiệp, người ta nhổ mạ lên rồi cấy nhằm mục đích:
A. Giúp cây lúa đẻ nhánh tốt.
B. Làm đứt đỉnh rễ giúp bộ rễ phát triển mạnh,
C. Làm đất thoáng khí.
D. Kìm hãm sự phát triển của lúa chống lốp đổ.
Đáp án từ câu 41-61 trắc nghiệm ôn tập Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Sinh học 11
Câu 41. Đáp án B.
Câu 42. Đáp án C.
- Khi nghiên cứu về quang chu kì người ta thu được kết quả: Cơ quan cảm thụ quang chu kì là lá. Ở điều kiện quang chu kì thích hợp, trong lá hình thành hoocmon ra hoa (florigen) rồi di chyển vào đỉnh sinh trưởng của thân làm cây ra hoa. Bản chất ilorigen - hoocmon kích thích ra hoa gồm: giberelin và antezin (một chất giả định): giberelin kích thích sự sinh trưởng của trụ, đế hoa và antezin kích thích sự phát triển của hoa.
- Ngoài ra người ta còn xác định được trong chồi mầm, chóp lá mầm và 1 số có trong hạt tồn tại các loại sắc tố enzim gọi là phitocrom có khả năng cảm nhận ánh sáng, kích thích sự ra hoa.
- Trong các chất trên thì xitokinin là hoocmon kích thích sinh trưởng không liên quan đến sự ra hoa còn cytocrom là chất tham gia chuỗi chuyền điện tử tổng hợp ATP.
Câu 43.
Sinh trưởng thứ cấp do sự phân chia tế bảo của tầng sinh võ và tầng sinh trụ.
Tầng sinh vỏ phân chia tạo các lớp tế bào vỏ. Tầng sinh trụ sinh ra mạch gỗ phía trong và mạch rây phía ngoài. Cây lớn lên về chiều ngang, thân to. → Đáp án A.
Câu 44.
Ở cấp tế bào auxin có vai trò kích thích quá trình phân bào nguyên nhiễm và sinh trưởng kéo dài của tế bào.
Còn ở cấp cơ thể auxin có nhiều tác dụng:
- Kích thích kéo dài thân.
- Kích thích hình thành rễ bên, rễ phụ.
- Tăng ưu thế ngọn ức chế chồi bên.
- Điều chỉnh sự hướng sáng, hướng trọng lực.
- Làm chậm sự rụng lá.
- Kích thích phân hóa mô.
Nên nó được ứng dụng để: Kích thích ra rễ ở cành giâm, tăng tỉ lệ thụ quả (cà chua), tạo quả không hạt, nuôi cấy mô ở tế bào thực vật, diệt cỏ. → Đáp án B.
Câu 45.
Giberelin có tác dụng:
- Tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng kéo dài của mọi tế bào.
- Kích thích nảy mầm cho hạt, chồi, cú.
- Kích thích sinh trưởng chiều cao cây.
- Tạo quả không hạt.
- Tăng tốc độ phân giải tinh bột.
Nên giberelin được ứng dụng để: Kích thích nảy mầm cho khoai tây; kích thích chiều cao sinh trưởng của cây lấy sợi; kích thích phát triển bộ lá, tạo quả nho không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột để sản xuất mạch nha và sử dụng trong công nghiệp sản xuất đồ uống.
→ Đáp án D.
Câu 46.
Hoocmon thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra ở một cơ quan nhất định và được vận chuyển đến các cơ quan khác nhau có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.
Các loại hoocmon thực vật: gồm 2 nhóm
- Nhóm hoocmon kích thích gồm: auxin, giberelin, xvtokinin.
- Nhóm hoocmon ức chế gồm: etvlen, axit abxixic.
→ Đáp án A.
Câu 47.
- Phitocrom có trong chồi mầm, chóp lá mầm và có trong một số hạt cần ánh sáng để nảy mâm như rau diếp có khả năng cảm nhận ánh sáng, cảm nhận quang chu kì.
- Phitocrom có bản chất là prôtêin hấp thụ ánh sáng.
→ Đáp án A.
Câu 48.
Hai loại Phitôcrôm Pđ và Pđx có khả năng chuyển hóa lẫn nhau: Trong điều kiện ngày ngắn P730 hấp thu ánh sáng đỏ xa chuyển hóa thành P660 kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn. Ngược lại trong điều kiện ngày dài P660 hấp thu ánh sáng đỏ chuyển hóa thành P730 kích thích sự ra hoa của cây ngày dài.
→ Đáp án D.
Câu 49.
Tác dụng của ánh sáng đỏ và ánh sáng đỏ xa:
- Quang chu kì ảnh hưởng đến sự ra hoa thông qua loại sắc tố enzim là phitocrom. Trong đêm dài (tức là điều kiện ngày ngắn), ánh sáng đỏ làm biến đổi phitocrom đỏ (P660) thành phitocrom đỏ xa (P730). Loại phitocrom đỏ xa sẽ kích thích sự ra hoa của cây ngày dài, ức chế sự ra hoa của cây ngày ngắn.
- Trong đêm ngắn (tức là điều kiện ngày dài), ánh sáng đỏ xa làm P730 biến đổi thành P660 kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn, ức chế sự ra hoa của cây nuày dài.
→ Đáp án C.
Câu 50.
Dựa vào sự mẫn cảm của cây với độ dài chiếu sáng trong ngày (thực chất là thời gian che tối liên tục) người ta chia thực vật thành 3 nhóm:
- Cây ngày ngắn: Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ (hành, cà rốt, rau diêp, lúa mì...)
- Cây ngày dài: Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng dài hơn 12 giờ (lúa mì mùa đông, củ cải...)
- Cây trung tính: Ra hoa ở cả điều kiện ngày dài và ngày ngắn khi cơ thể trải qua một thời gian sinh trưởng, phát triển nhất định (đạt đến độ tuổi nhất định) (cà chua, lạc, đậu, ngô..)
Khi đem ngắt quãng đêm dài thành hai đêm ngắn, không đủ thời gian che tối tới hạn, cây không ra hoa chứng tỏ đây là cây ngày ngắn.
→ Đáp án A.
Câu 51.
- Sự sinh trưởng tương quan giữa các bộ phận của cây, các hoạt động ngủ nghỉ và nảy mầm của chồi hạt cũng chịu sự ảnh hưởng về tương quan giữa các loại hoocmon.
- Tỷ lệ auxin/xytokinin (AIA/Cytokinin) ảnh hưởng đến sự tái sinh rễ, chồi và sự phát triển ưu thế của chồi bên hay ngọn chính. Nếu tỷ lệ auxin cao sẽ kích thích phát triển rễ, gây ưu thế chồi ngọn. Ngược lại nếu tỷ lệ xitokinin cao thì kích thích phát triển chồi gây ưu thế chồi bên.
- Tỷ lệ giữa cytokinin/ GA điều tiết sự tương quan phát triển bộ rễ và bộ lá.
- Tỷ lệ giữa giberelin/axit abxixic ảnh hưởng đến sự ngủ nghỉ và nảy mầm của hạt. Nếu tỷ lệ giberelin cao thì kích thích nảy mầm và ngược lại.
- Tỷ lệ xitokinin/axit abxixic ảnh hưởng đến sự trẻ hóa và già hóa của cây. Nếu tỷ lệ xitokinin cao thì gây trẻ hóa; ngược lại axit abxixic cao thì gây già hóa.
→ Đáp án D.
Câu 52.
Vận chuyển phân cực auxin là vận chuyển chủ động có hướng của các phân tử auxin trong mô thực vật từ tế bào này sang tế bào khác theo một chiều, từ đỉnh chồi xuống đỉnh rễ.
→ Đáp án C.
Câu 53.
Khi cắm hoa để giữ cho hoa tươi lâu người ta có thể dùng cytokinin phun lên hoa. Phun dung dịch cytokinin lên cành hoả để ngăn cản sự lão hóa các bộ phận của cây, đặc biệt làm chậm sự phân giải diệp lục của lá nên lá trông vẫn xanh tươi hơn so với khi không xử lí hoocmon. Cytokinin làm chậm sự lão hóa bằng cách ức chế sự phân giải prôtêin, kích thích tổng hợp ARN và prôtêin.
→ Đáp án A.
Câu 54.
Có 5 vai trò, đó là (1), (3), (4), (5) và (6) → Đáp án C.
- Phân bào nguyên nhiễm là hình thức phân bào trong đó tế bào con giữ nguyên bộ NST giống tế bào mẹ. Mỗi lần phân bào từ một tế bào mẹ tạo nên 2 tế bào con.
- Quá trình này có nhiều vai trò quan trọng với cơ thể như: Tăng số lượng tế bào giúp có thể sinh trưởng và phát triển; thay thế các tế bào già và chết; hàn gắn các vết thương; là cơ sở cho hoạt động sinh sản vô tính ở thực vật.
Câu 55.
Có 3 phát biểu đúng, đó là (1 ), (2) và (3) → Đáp án B.
- Sinh trưởng thứ cấp là do sự phân chia tế bào của tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ. Tầng sinh vỏ phân chia tạo các lớp tế bào vỏ. Tầng sinh trụ sinh ra mạch gỗ phía trong và mạch rây phía ngoài.
- Các tế bào gỗ mới được tạo thành đẩy các tế bào gồ cũ vào phía giữa thân, sau đó được ligxin hóa chỉ làm nhiệm vụ chống đỡ cho cây.
- Nhờ hoạt động này mà cây lớn lên về chiều ngang, thân tò và sống lâu năm.
- Chỉ có cây hai lá mầm có sinh trưởng thứ cấp còn cây 1 lá mầm thì không vì cây 1 lá mầm không có mô phân sinh bên.
Câu 56. Đáp án A.
- Sự sinh trưởng tương quan giữa các bộ phận của cây, các hoạt động ngủ nghỉ và nảy mầm của chồi hạt cũng chịu sự ảnh hưởng về tương quan giữa các loại hoocmon.
- Tỷ lệ auxin/xytokinin (AIA/Cytokinin) ảnh hưởng đến sự tái sinh rễ, chồi và sự phát triển ưu thế của chồi bên hay ngọn chính. Nếu tỷ lệ auxin cao sẽ kích thích phát triền rễ, gây ưu thế chồi ngọn. Ngược lại nếu tỷ lệ xitokinin cao thì kích thích phát triển chồi gây ưu thế chồi bên.
- Tỷ lệ giữa cytokinin/ GA điều tiết sự tương quan phát triển bộ rễ và bộ lá.
- Tỷ lệ giữa giberelin/axit abxixic ảnh hưởng đến sự ngủ nghỉ và nảy mầm của hạt. Nếu tỷ lệ giberelin cao thì kích thích nảy mầm và ngược lại.
- Tỷ lệ xitokinin/axit abxixic ảnh hưởng đến sự trẻ hóa và già hóa của cây. Nếu tỷ lệ xitokinin cao thì gây trẻ hóa; ngược lại axit abxixic cao thì gây già hóa.
Cân 57. Đáp án B.
- Người ta đã nghiên cứu và chứng minh thực ra là thời gian che tối cảm ứng sự ra hoa còn thời gian sáng chỉ có tác dụng định lượng làm tăng số lượng nụ hoa.
- Một cây ngày dài có độ dài ngày tới hạn là 15h sẽ ra hoa có nghĩa là sẽ ra hoa trong điều kiện thời gian đêm tối ngăn nhỏ 9 giờ.
- Trong các trường hợp trên có 2 trường hợp thời gian che tối trên 9h: B. 14h sáng/ 10h toi và D. 4h sáng/ 8h tối/4h sáng/ 8h tối. Nhưng trường hợp D thời gian 16 giờ che tối được ngắt quãng thành 2 đoạn và mỗi đoạn không quá 9h nên cây vẫn ra hoa.
Câu 58.
Sinh trưởng ở cây gồm có 2 loại:
- Sinh trưởng sơ cấp là hình thức sinh trưởng của mô phân sinh đỉnh, tạo ra các cấu trúc khác nhau trong đó có mạch rây và mạch gỗ sơ cấp. Ngoài ra còn tạo ra các tế bào phân hóa thành tầng sinh bần (tầng sinh vỏ) và tầng sinh mạch.
- Sinh trưởng thứ cấp là hình thức sinh trưởng của mô phân sinh bên:
- Tầng sinh vỏ tạo ra vỏ ở bên ngoài.
- Tầng sinh mạch tạo ra mạch rây ở phía ngoài và mạch gồ ở phía trong. Các tế bào gỗ mới được tạo thành đẩy các tế bào gỗ cũ vào phía giữa thân, sau đó được ligxin hóa chỉ làm nhiệm vụ chống đỡ cho cây.
- Vì thế, giải phẫu mặt cắt ngang thân cây gỗ, các lớp cấu trúc theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là: vỏ → Tầng sinh vỏ → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp→ Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.
→ Đáp án A.
Câu 59.
Auxin nhân tạo được con người tổng hợp trong điều kiện phòng thí nghiệm cho nên không có enzim phân giai. Do đó, khi phun auxin nhân tạo lên rau, củ thì sẽ được tích lũy trong tế bào và gây độc cho người ăn.
→ Đáp án B.
Cân 60.
Cả 4 phát biếu đều đúng. → Đáp án B.
- Bấm ngọn cây mướp là để cây mướp ra nhiều nhánh làm tăng số lượng cành, từ đó làm tăng số lượng quả trên một cây.
- Ngọn cây là nơi sản sinh ra hoocmon auxin. Auxin có tác dụng ức chế sự hình thành cành bên. Khi bấm ngon thì lượng auxin giảm dẫn đến tỉ lệ auxin/xitokinin giảm → Làm mất hiện tượng ưu thế ngọn, kích thích chồi bên phát triển làm tăng số lượng cành của cây.
Câu 61.
- Nhổ mạ lên rồi cấy lại sẽ kích thích mạnh mẽ sự phát triển của rễ làm cây sinh trưởng nhanh.
- Đinh rễ là nơi sản sinh ra hoocmon xytokinin. Hoocmon này ức chế sự hình thành rễ bên. Khi nhổ mạ lên sẽ làm đứt rễ của cây mạ, làm giảm hàm lượng xitokinin dẫn đến tỉ lệ xitokinin/auxin giảm, kích thích ra rể mới.
→ Đáp án B.
{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 61-76 của tài liệu Bài tập trắc nghiệm ôn tập chuyên đề Sinh trưởng và phát triển ở thực vật Sinh học 11 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Thi online:
Chúc các em học tập tốt !