Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Sự điện ly môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Tô Văn Ơn

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM CHUYÊN ĐỀ SỰ ĐIỆN LI MÔN HÓA HỌC 11 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT TÔ VĂN ƠN

 

A. PHẦN LÝ THUYẾT

I. SỰ ĐIỆN LI

- Sự điện li là quá trình các chất tan trong nước ra ion.

- Chất điện li mạnh: là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.

+ Những chất điện li mạnh: Các axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4 . . .các bazơ mạnh: KOH, NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2 . . .và hầu hết các muối.

HCl                 →          H+         +        Cl -

Ba(OH)2             →          Ba2+       +       2OH -

- Chất điện li yếu: là chất khi tan trong nước chỉ có một số phần tử hòa tan phân li ra ion, phần tử còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.

+ Những chất điện li yếu: Là các axit yếu: CH3COOH, HClO, HF, H2S…các bazơ yếu: Mg(OH)2, Al(OH)3 . .

CH3COOH  ⇔  CH3COO -    +    H+

II. AXIT - BAZƠ - MUỐI

1. Axit

- Theo A-re-ni-ut: Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

HCl                 →          H+         +        Cl -

- Axit một nấc: phân li một nấc ra ion H+: HCl, HNO3, CH3COOH . . .

- Axit nhiều nấc: phân li nhiều nấc ra ion H+: H3PO4 . . .

2. Bazơ

- Theo A-re-ni-ut: Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion H+.

NaOH          →         Na+       +          OH -

3. Hidroxit lưỡng tính

- Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.

            Thí dụ: Zn(OH)2 là hidroxit lưỡng tính

Phân li theo kiểu bazơ:   Zn(OH)2   ⇔  Zn2+       +         2OH -

Phân li theo kiểu axit:     Zn(OH)2   ⇔   \(ZnO_2^{2 - }\)   +         2H+

4. Muối

- Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation ) và anion là gốc axit

- Thí dụ:          NH4NO3       →    \(NH_4^ + \)      +  \(NO_3^ - \)

                        NaHCO3       →      Na+       +    \(HCO_3^ - \) 

III. SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. pH. CHẤT CHỈ THỊ AXIT - BAZƠ

- Tích số ion của nước là \({K_{{H_2}O}} = [{H^ + }].[O{H^ - }] = 1,0.1{0^{ - 14}}\) (ở 250C). Một cách gần đúng, có thể coi giá trị của tích số này là hằng số cả trong dung dịch loãng của các chất khác nhau.

- Các giá trị [H+] và pH đặc trưng cho các môi trường

Môi trường trung tính: [H+] = 1,0.10-7M hoặc pH = 7

Môi trường axit: [H+] > 1,0.10-7M hoặc pH < 7

Môi trường kiềm: [H+] < 1,0.10-7M hoặc pH > 7

IV. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI

1. Điều kiện xảy ra phản ứng

- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xãy ra khi các ion kết hợp lại với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau:

+ Chất kết tủa:

BaCl2       +         H2SO4      →        BaSO4↓      +        2HCl

Ba2+          +                 →        BaSO4

+ Chất bay hơi:

Na2CO3       +         2HCl      →         2NaCl      +        CO2↑       +       H2O

\(CO_3^{2 - }\)     +         2H+        →         CO2↑       +       H2O

+ Chất điện li yếu:

CH3COONa        +           HCl       →      CH3COOH        +          NaCl

CH3COO -          +           H+          →       CH3COOH

2. Bản chất phản ứng

- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.

B. BÀI TẬP CÓ HƯỚNG DẪN GIẢI

I. Các công thức lien quan khi giải bài tập của chương

1. Tính nồng độ các ion trong dung dịch các chất điện li

\({\rm{[A]  =  }}\frac{{{n_A}}}{V}\)

Trong đó: 

[A]: Nồng độ mol/l của ion A

nA: Số mol của ion A.

V: Thể tích dung dịch chứa ion A.

2. Tính pH của các dung dịch axit - bazơ mạnh

- [H+] = 10-a (mol/l) → a = pH

- pH = -lg[H+]

- [H+].[OH-] = 10-14  → \({\rm{[}}{{\rm{H}}^ + }{\rm{]  =  }}\frac{{{{10}^{ - 14}}}}{{{\rm{[O}}{{\rm{H}}^ - }{\rm{]}}}}\)

II. Các bài tập có lời giải

Câu 1. Trộn 100 ml dung dịch HNO3 0.1M với 100 ml dung dịch H2SO4 0.05M thu được dung dịch A.

a. Tính nồng độ các ion trong A.

b. Tính pH của dung dịch A.

c. Tính thể tích dung dịch NaOH 0.1M để trung hòa dung dịch A.

Giải

a.\({n_{HN{O_3}}}  =  0,1.0,1  =  0.01 (mol)\) ; \({n_{{H_2}S{O_4}}}  =  0.1*0.05  =  0.005 (mol)\)

\( \to  {n_{SO_4^{2 - }}}  =  {n_{{H_2}S{O_4}}} =  0.005 (mol); {n_{NO_3^ - }}  =  {n_{HN{O_3}}}  =  0.01 (mol); {n_{{H^ + }}}  =  {n_{HN{O_3}}} +  2{n_{{H_2}S{O_4}}}  =  0.02 (mol)\)

\( \to  {\rm{[NO}}_3^ - {\rm{]}}  =  \frac{{0.01}}{{0.2}}  =  0.05(M); {\rm{[SO}}_4^{2 - }{\rm{]  =  }}\frac{{0.005}}{{0.2}}  =  0.025(M); {\rm{[}}{{\rm{H}}^ + }{\rm{]  =  }}\frac{{0.02}}{{0.2}}  =  0.1(M)\)

b. \({\rm{[}}{{\rm{H}}^ + }{\rm{]  =  }}\frac{{0.02}}{{0.2}}  =  0.1(M)  =  1{0^{ - 1}}(M) \to  pH  =  1\)

c. Câu c ta có thể làm theo hai cách khác nhau:

* Cách 1: Đây là cách mà chúng ta hay làm nhất từ trước đến nay đó là viết PTHH rồi tính toán dựa vào

PTHH.

HNO3              +          NaOH    →    NaNO3            +          H2O

0.01                             0.01

H2SO4             +          2NaOH     →       Na2SO4           +          2H2O

0.005                           0.01

→ \({V_{NaOH}}  =  \frac{{{n_{NaOH}}}}{{{C_M}}}  =  \frac{{0.02}}{{0.1}}  =  0.2 (lit)\)

* Cách 2: Ngoài cách giải trên, ta có thể vận dụng cách giải dựa vào PT ion thu gọn để giải. Đây là cách giải chủ yếu mà ta sử dụng khi giải các dạng bài tập về axit - bazơ củng như các dạng bài tập khác khi sử dụng PT ion thu gọn.

Bản chất của hai phản ứng trên là:

H+        +          OH-    →    H2O

0.02            0.02

Câu 2. Dung dịch X chứa NaOH 0.1M, KOH 0.1M và Ba(OH)2 0.1M. Tính thể tích dung dịch HNO3 0.2M để trung hòa 100 ml dung dịch X.

Giải

Bản chất của các phản ứng này là

H+        +     OH-      →      H2O

0.04            0.04    

\({V_{HN{O_3}}}  =  \frac{{{n_{HN{O_3}}}}}{{{C_M}}}  =  \frac{{0.04}}{{0.2}}  =  0.2 (lit)\)       

C. PHẦN BÀI TẬP CƠ BẢN

Câu 1. Viết PT điện li của các chất sau:

a. HNO3, Ba(OH)2, NaOH, H2SO4, Ca(OH)2, Na2CO3, BaCl2, NaHCO3, H2S.

b. CuSO4, Na2SO4 , Fe2(SO4)3, NaHPO4, Mg(OH)2, CH3COOH, H3PO4, HF.

Câu 2. Viết PT phân tử và ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) khi trộn lẫn các chất sau:

a. dd HNO3 và CaCO3 ­                        b. dd KOH và dd FeCl3          

c. dd H2SO4 và dd NaOH                   d. dd Ca(NO3)2  và dd Na2CO3          

e. dd NaOH và Al(OH)3                     f. dd Al2(SO4)3  và dd NaOHvừa đủ

g. dd NaOH và Zn(OH)2                     h. FeS và dd HCl                   

i. dd CuSO4 và dd H2S                       k. dd NaOH và NaHCO3                   

l. dd NaHCO3 và HCl                         m. Ca(HCO3)2 và HCl

Câu 3. Nhận biết dung dịch các chất sau bằng phương pháp hóa học.

a. NH4NO3, (NH4)2CO3, Na2SO4, NaCl.

b. NaOH, NaCl, Na2SO4, NaNO3

c. NaOH, H2SO4, BaCl2, Na2SO4, NaNO3 (chỉ dùng thêm quỳ tím).

Câu 4. Viết phương trình phân tử ứng với phương trình ion thu gọn của các phản ứng sau

a. \(B{a^{2 + }}   +    CO_3^{2 - }   \to    BaC{O_3} \downarrow \)                                 

b. \(NH_4^ +   +  O{H^ - }   \to   N{H_3} \uparrow    +  {H_2}O\)

c. S2-     +   2H+   →  H2S↑                                          

d. Fe3+  + 3OH-   →  Fe(OH)3

e. Ag+   +    Cl-    →    AgCl↓                                    

f. H+      +    OH-    →  H2O

Câu 5. Viết PT dạng phân tử và ion rút gọn của các phản ứng trong dd theo sơ đồ sau:

a. Pb(NO3)2   +     ?    →      PbCl2↓    +      ?  

b. FeCl3        +      ?      →   Fe(OH)3   +     ?

c. BaCl2       +       ?      →    BaSO4↓   +    ?

d. HCl        +         ?      →    ?        +     CO2↑     +     H2O

e. NH4NO3   +      ?      →    ?        +     NH3↑     +     H2O

f. H2SO4      +       ?      →     ?       +     H2O

---(Nội dung đầy đủ, chi tiết của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

...

Trên đây chỉ trích một phần câu hỏi trong Bài tập trắc nghiệm chuyên đề Sự điện ly môn Hóa học 11 năm 2020 Trường THPT Tô Văn Ơn. Để xem toàn bộ nội dung đề kiểm tra các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi.net để tải về máy tính.

Thầy cô cùng các em học sinh quan tâm có thể tham khảo:

Hy vọng bộ đề này giúp các em học sinh lớp 11 ôn tập hiệu quả và đạt được những kết quả tốt đẹp đầu tiên của năm học mới. Chúc các em học thật tốt!

-- MOD HÓA Chúng tôi (tổng hợp)--

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?