TRẮC NGHIỆM
CHƯƠNG I CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
1/ Cơ chế phát sinh đột biến số lượng nhiễm sắc thể là
A. sự phân li không bình thường của nhiễm sắc thể ở kì sau của quá trình phân bào.
B. quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể bị rối loạn.
C. cấu trúc nhiễm sắc thể bị phá vỡ.
D. quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo của nhiễm sắc thể bị rối loạn.
2/ Trong phiên mã, mạch ADN được dùng làm khuôn mẫu là
A. cả hai mạch 3/ → 5/ hoặc 5/ → 3/ đều có thể làm khuôn mẫu.
B. mạch dùng làm khuôn mẫu do enzim tự chọn
C. chỉ mạch 5/ → 3/ dùng làm khuôn mẫu
D. chỉ mạch 3/ → 5/ dùng làm khuôn mẫu
3/ Trong các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể , dạng làm cho số lượng vật chất di truyền không thay đổi là
A. chuyển đoạn. B. lặp đoạn. C. đảo đoạn. D. mất đoạn.
4/ Cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của sinh vật được tóm tắt theo sơ đồ
A.Gen → tính trạng → ARN → protein B. Gen → ARN → tính trạng → protein.
C.Gen → protein → ARN → tính trạng. D.Gen → ARN → protein → tính trạng
5/ Chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza là
A. chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza là 5/ → 3/
B. chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza là 3/ → 5/
C. chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza phụ thuộc cấu trúc gen
D. chiều tổng hợp mARN của enzim ARN - pôlimêraza tuỳ thuộc vào cấu trúc phân tử ADN
6/ Hiện tượng tự đa bội là hiện tượng tăng số NST đơn bội của cùng một loài lên
A. hai lần
B. nhiều lần
C. 3n, 5n, 7n...lần
D. một số nguyên lần
7/ Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự tự nhân đôi của ADN ( tái bản ADN) ?
A. Sự tự nhân đôi của ADN diễn ra trong tế bào ở kì giữa của quá trình phân bào.
B. Sau một lần tự nhân đôi, từ một phân tử ADN hình thành nên 2 phân tử ADN giống nhau, trong đó 1 phân tử ADN có hai mạch được tổng hợp mới hoàn toàn.
C. Mạch ADN mới được tổng hợp liên tục theo chiều 3' - 5'.
D. Cơ chế tự nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
8/ Loại đột biến nào sau đây làm giảm số lượng gen trên một nhiễm sắc thể ?
A.Mất đoạn nhiễm sắc thể. B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
C.Đảo đoạn ngoài tâm động. D.Đảo đoạn gồm tâm động.
9/ Mã di truyền là
A. một tập hợp các bộ ba nuclêôtit để mã hoá các axit amin
B. một bộ ba các nuclêôtit
C. một tập hợp gồm có 64 bộ ba nuclêôtit
D. trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin
10/ Trong cơ chế điều hoà biểu hiện gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là
A. mang thông tin cho tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên gen chỉ huy ( vận hành)
B. nơi gắn của prôtêin ức chế để cản trở hoạt động của enzim phiên mã
C. mang thông tin tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi đầu
D. nơi tiếp xúc với enzim ARN - pôlimêraza
11/ Đột biến mất đoạn dài NST có thể gây chết do
A. mất cân bằng của bộ gen B. làm thay đổi cấu trúc mạch polipeptit
C. NST mất quá nhiều nuclêôtit D. NST mất quá nhiều gen.
12/ Hiện tượng đột biến cấu trúc NST là do
A. giảm số lượng NST trong nhân TB. B. tăng gấp đôi số NST hiện có
C. đứt gãy NST hoặc đứt gãy rồi tái hợp khác thường D.thay NST này bằng NST khác.
13/ Thể đột biến mà trong tế bào sinh dưỡng có một cặp nhiễm sắc thể tương đồng tăng thêm 1 chiếc được gọi là
A. thể một. B. thể ba. C. thể đơn bội. D. thể tam bội.
14/ Dạng đột biến gen có thể làm thay đổi ít nhất cấu trúc phân tử prôtêin do gen đó chỉ huy tổng hợp là
A. đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit ở 2 bộ ba mã hoá cuối.
B. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá cuối.
C. thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ 10.
D. mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá thứ 10.
15/ Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng bình thường là 2n. Trong tế bào sinh dưỡng của thể một, bộ nhiễm sắc thể là
A. 2n + 2 B. 2n - 1 C.2n - 2 D. 2n + 1
16/ Hậu quả của đột biến đảo đoạn trên NST là
A. đẩy nhanh sự tiến hoá của sinh vật.
B. làm cho sinh vật khó thích nghi, dễ bị diệt vong.
C. làm thay đổi kích thước NST, ảnh hưởng lớn đến sức sống của sinh vật
D. không làm thay đổi kích thước NST, nhưng làm thay đổi trình tự gen trên đó, thường ít ảnh hưởng đến sức sống
17/ Những dạng đột biến gen nào sau đây không làm thay đổi tổng số nucleotit và số liên kết hidro so với gen ban đầu ?
A. Mất một cặp nucleotit và thay thế một cặp nucleotit có cùng số liên kết hidro.
B. Thay thế một cặp và thêm một cặp nucleotit.
C. Mất một cặp nucleotit và đảo vị trí một cặp nucleotit.
D. Đảo vị trí một cặp nucleotit và thay thế một cặp nucleotit có cùng số liên kết hidro.
18/ Ở cà chua (2n = 24 nhiễm sắc thể ), số nhiễm sắc thể ở thể tam bội là
A.48 B. 25 C.27 C.36
19/ Chức năng của tARN là
A.vận chuyển axit amin. B. truyền thông di truyền.
C.cấu tạo riboxom. D.lưu giữ thông tin di truyền.
20/ ở các loài sinh sản vô tính bộ nhiễm sắc thể ổn định và duy trì không đổi qua các thế hệ tế bào và thế hệ cơ thể là nhờ quá trình
A.giảm phân. B. nguyên phân và giảm phân.
C.nguyên phân. D.thụ tinh.
21/ Đột biến làm tăng một số nguyên lần bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài và lớn hơn 2n được gọi là
A. Đột biến đa bội lẻ. B. đột biến đa bội.
C. đột biến lệch bội. D. đột biến đa bội chẵn.
22/ Trong nhân tế bào sinh dưỡng của một cơ thể sinh vật có hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài khác nhau, đó là dạng đột biến
A.thể bốn nhiễm. B. thể dị đa bội. C.thể tự đa bội. D.thể lệch bội.
{-- Từ câu số 23 đến câu 62 của tài liệu Trắc nghiệm Cơ chế di truyền và biến dị các bạn vui lòng xem online hoăc Tải về--}
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 1 CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Câu số | 0 | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 |
0-9 |
| A | D | C | D | A | D | D | A | D |
10-19 | A | A | C | B | B | B | D | D | C | A |
20-29 | C | D | B | D | A | D | D | A | A | D |
30-39 | D | D | B | A | D | D | A | C | A | B |
40-49 | A | B | D | C | D | D | C | A | A | A |
50-59 | C | A | B | C | A | A | D | A | B | C |
60-69 | C | B | C |
|
|
|
|
|
|
|
Trên đây là trích dẫn một phần Trắc nghiệm tổng hợp có đáp án Chương I Cơ chế di truyền và biến dị để xem đầy đủ nội dung đề thi các em vui lòng đăng nhập website Chúng tôi. Chúc các em học tốt và thực hành hiệu quả!
Ngoài ra, các em còn có thể thử sức với 40 bài tập trắc nghiệm về Cơ chế di truyền và biến dị Sinh học lớp 12