BÀI TẬP LÝ THUYẾT VỀ CACBOHIĐRAT MÔN HÓA HỌC 12 NĂM 2020 TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRUNG THIÊN
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức, có công thức chung là .
Phân loại:
- Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thủy phân được.
- Đisaccarit là nhóm cacbohiđrat mà khi thủy phân mỗi phân tử sinh ra hai phân tử monosaccarit.
-Polisaccarit là nhóm cacbohiđrat phức tạp, khi thủy phân đến cùng mỗi phân tử sinh ra nhiều phân tử monosaccarit.
a. Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên
Chất rắn, dạng kết tinh, không màu, có vị ngọt.
b. Tính chất hóa học
- Làm mất màu dung dịch brom.
- Phản ứng với Cu(OH)2:
2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu + 2H2O
(xanh lam)
- Khử bằng hiđro:
C6H12O6 + H2 → C6H14O6
- Phản ứng tráng bạc:
1C6H12O6 → 2Ag
- Phản ứng lên men:
C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2 ↑
c. Điều chế, ứng dụng
Điều chế trong công nghiệp:
Thủy phân tinh bột (xúc tác HCl loãng hoặc enzim).
Thủy phân xenlulozơ (xúc tác H2SO4 đặc).
d. Ứng dụng:
Là chất dinh dưỡng, thuốc tăng lực cho trẻ em và người ốm.
Dùng để tráng gương, tráng ruột phích.
Là sản phẩm trung gian cho quá trình sản xuất ancol etylic.
B. BÀI TẬP MINH HỌA
Ví dụ 1: Trong phân tử các cacbohiđrat luôn có
A. nhóm chức xeton. B. nhóm chức axit.
C. nhóm chức ancol. D. nhóm chức anđehit.
Hướng dẫn giải
Trong phân tử của cacbohiđrat luôn có nhóm chức ancol.
→ Chọn C.
Ví dụ 2: Các chất nào sau đây đều có phản ứng thủy phân trong môi trường axit?
A. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.
B. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ.
C. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.
D. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.
Hướng dẫn giải
Glucozơ và fructozơ là monosaccarit nên không bị thủy phân.
→ Loại B, C, D.
Saccarozơ là đisaccarit, tinh bột và xenlulozơ là polisaccarit đều bị thủy phân trong môi trường axit.
→ Chọn A.
Ví dụ 3: Để phân biệt glucozơ và fructozơ, người ta dùng thuốc thử nào sau đây?
A. AgNO3/NH3. B. Nước Br2. C. Cu(OH)2. D. H2/Ni, .
Hướng dẫn giải
A sai vì cả glucozơ và fructozơ đều phản ứng được với AgNO3/NH3 tạo ra chất rắn Ag.
B đúng vì glucozơ chứa nhóm chức anđehit (CHO) nên có khả năng làm mất màu nước Br2 còn fructozơ thì không.
C sai vì cả glucozơ và fructozơ có nhiều nhóm OH liền kề nên đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức màu xanh lam.
D sai vì cả glucozơ và fructozơ đều là hợp chất cacbonyl (nhóm chức andehit CHO và xeton C = O) nên đều phản ứng được với H2.
→ Chọn B.
Ví dụ 4: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Xenlulozơ là chất rắn không màu, không mùi, không tan trong nước.
B. Saccarozơ dùng để pha chế thuốc.
C. Tinh bột và xenlulozơ không phải là đồng phân của nhau.
D. Để chứng minh glucozơ có 5 nhóm OH, người ta dùng phản ứng với (CH3CO)2O.
Hướng dẫn giải
A sai vì xenlulozơ là chất rắn màu trắng, không mùi, không tan trong nước.
B đúng vì ứng dụng của saccarozơ trong công nghiệp dược phẩm là dùng để pha chế thuốc.
C đúng vì tinh bột và xenlulozơ có công thức phân tử là (C6H10O5) nhưng không phải là đồng phân do hệ số n khác nhau.
D đúng vì để chứng minh glucozơ có 5 nhóm OH, người ta dùng phản ứng với anhiđrit axetic (CH3CO)2O tạo este.
→ Chọn A.
Ví dụ 5: Cho các chất: dung dịch saccarozơ, glixerol, ancol etylic, etyl axetat. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Hướng dẫn giải
Các chất phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là các chất có nhiều hơn OH kề nhau hoặc axit.
→ Các chất phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường trong dãy trên là: saccarozơ, glixerol.
→ Chọn B.
Ví dụ 6: Trong các chất sau: benzen, axetilen, glucozơ, axit fomic, anđehit axetic, etilen, saccarozơ, fructozơ, metyl fomat. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 để tạo ra kết tủa Ag là
A. 7 B. 5 C. 6 D. 4
Hướng dẫn giải
Các chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 để tạo ra kết tủa Ag là: glucozơ, axit fomic, anđehit axetic, fructozơ, metyl fomat.
→ Chọn B.
C. LUYỆN TẬP
Câu 1: Chất nào sau đây là polisaccarit?
A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Tinh bột. D. Saccarozơ.
Câu 2: Glucozơ có công thức phân tử là
A. C6H10O5. B. C12H22O11. C. C6H12O6. D. C5H10O5.
Câu 3: “Đường mía” là thương phẩm có chứa chất nào dưới đây?
A. Glucozơ. B. Tinh bột. C. Fructozơ. D. Saccarozơ.
Câu 4: Chất nào sau đây là đồng phân của glucozơ?
A. Xenlulozơ. B. Fructozơ. C. Saccarozơ. D. Tinh bột.
Câu 5: Trong công nghiệp, để sản xuất gương soi và ruột phích, người ta cho dung dịch AgNO3 trong NH3 tác dụng với chất nào sau đây?
A. Saccarozơ. B. Axetilen. C. Andehit fomic. D. Glucozơ.
---(Nội dung đầy đủ, chi tiết từ câu 6 đến câu 25 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
...
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập lý thuyết về cacbohydrat môn Hóa học 12 năm 2020 Trường THPT Nguyễn Trung Thiên. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục:
- Chuyên đề cacbohydrat - Trường THPT Hà Huy Tập
- Bài tập hiệu suất điều chế các hợp chất từ cacbohydrat
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.