BÀI TẬP HIỆU SUẤT ĐIỀU CHẾ CÁC HỢP CHẤT TỪ CACBOHYDRAT
Câu 1: Một phân tử saccarozơ có
A. một gốc β–glucozơ và một gốc α–fructozơ. B. một gốc β–glucozơ và một gốc β–fructozơ.
C. hai gốc α–glucozơ. D. một gốc α–glucozơ và một gốc β–fructozơ.
Câu 2: Từ 10 kg gạo nếp (có 80% tinh bột), khi lên men sẽ thu được bao nhiêu lít cồn 96o? Biết hiệu suất quá trình lên men đạt 80% và khối lượng riêng của cồn 96o là 0,807g/mL
A. ≈ 4,7 lít B. ≈ 4,5 lít C. ≈ 4,3 lít D. ≈ 4,1 lít
Câu 3: Tính thể tính dung dịch HNO3 96% (D = 1,52 g/ml) cần dùng để tác dụng với lượng dư xenlulozơ tạo 29,7 kg xenlulozơ trinitrat.
A. 24,39 lít B. 15,00 lí C. 12,952 lít D. 1,439 lít
Câu 4: Hàm lượng glucozơ trong máu người không đổi và bằng bao nhiêu phần trăm.
A. 0,1% B. 1% C. 0,01% D. 0,001%
Câu 5: Khí CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí. Muốn có đủ lượng CO2 cho phản ứng quang hợp để tạo ra 500 gam tinh bột thì cần một thể tích không khí là
A. 1382716,049 lít B. 2402666,7 lít
C. 115226,337 lít D. 1492600,0 lít
Câu 6: Dùng 340,1 kg xenlulozơ và 420 kg HNO3 nguyên chất có thể thu được bao nhiêu tấn xenlulozơ trinitrat, biết sự hao hụt trong quá trình sản xuất là 20%?
A. 0,755 tấn B. 0,625 tấn C. 0,499 tấn D. 0, 85 tấn
Câu 7: Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Tính thể tích rượu 400 thu được, biết rượu nguyên chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%.
A. 3194,4 ml B. 2785,0 ml C. 2875,0 ml D. 2300,0 ml
Câu 8: Thông thường nước mía chứa 13% saccarozơ. Nếu tinh chế 1 tấn nước mía trên thì lượng saccarozơ thu được là (biết hiệu suất tinh chế đạt 80%)
A. 105 kg B. 104 kg C. 110 kg D. 114 kg
Câu 9: Có thể tổng hợp ancol etylic từ CO2 theo sơ đồ sau: CO2 → Tinh bột → Glucozơ → ancol etylic
Tính thể tích CO2 sinh ra kèm theo sự tạo thành ancol etylic nếu CO2 lúc đầu dùng là 1120 lít (đktc) và hiệu suất của mỗi quá trình lần lượt là 50%; 75%; 80%.
A. 373,3 lít B. 280,0 lít C. 149,3 lít D. 112,0 lít
Câu 10: Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy, nổ mạnh. Muốn điều chế 29,7 kg Xenlulozơ trinitrat từ xenlulozơ và axit nitric với hiệu suất 90% thì thể tích HNO3 96% (d = 1,52 g/ml) cần dùng là
A. 14,391 lít B. 15,000 lít C. 1,439 lít D. 24,390 lít
Câu 11: Để điều chế 53,46 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric94,5% (D = 1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là
A. 24 B. 40 C. 36 D. 60
Câu 12: Dùng mùn cưa chứa 50% xenlulozơ để sản xuất ancol etylic với hiệu suất của toàn bộ quá trình là 70%. Khối lượng mùn cưa cần dùng để sản xuất 1 tấn ancol etylic là:
A. 5000 kg B. 5031 kg C. 5040 kg D. 5050 kg
Câu 13: Cho 360 g glucozơ lên men tạo thành ancol etylic. Khí sinh ra được dẫn vào nước vôi trong dư thu được m g kết tủa.Biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 80% .Tính giá trị của m:
A. 400g. B. 320g. C. 200g. D. 160g.
Câu 14: Tính khối lượng glucozơ chứa trong nước quả nho để sau khi lên men cho ta 100 lít rượu vang 100. Biết hiệu suất phản ứng lên men đạt 95%, ancol etylic nguyên chất có khối lượng riêng là 0,8g/ml. Giả thiết rằng trong nước quả nhỏ chỉ có một chất đường glucozơ.
A. 15,26kg B. 17,52kg C. 16,476kg D. Kết quả khác
Câu 15: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 90%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 10 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,4 gam. Giá trị của m là
A. 30 B. 15 C. 17 D. 34
Câu 16: Cho lên men 1 m3 nước rỉ đường glucozơ thu được 60 lít cồn 96o. Tính khối lượng glucozơ có trong thùng nước rỉ đường glucozơ trên, biết khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,789 g/ml ở 20oC và hiệu suất quá trình lên men đạt 80%.
A. ≈ 71kg B. ≈ 74kg C. ≈ 89kg D. ≈ 111kg
Câu 17: Hỗn hợp A gồm glucozơ và tinh bột được chia đôi. Phần thứ nhất được khuấy trong nước, lọc và cho nước lọc phản ứng với dung dịch AgNO3(dư)/NH3 thấy tách ra 2,16 gam Ag. Phần thứ hai được đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng, trung hoà hỗn hợp thu được bằng dung dịch NaOH rồi cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3(dư)/NH3 thấy tách ra 6,48 gam Ag. Giả sử các phản ứng hoàn toàn. Hỗn hợp ban đầu có chứa
A. 64,29% glucozơ và 35,71% tinh bột về khối lượng
B. 64,71% glucozơ và 35,29% tinh bột về khối lượng
C. 35,29% glucozơ và 64,71% tinh bột về khối lượng
D. 35,71% glucozơ và 64,29% tinh bột về khối lượng
Câu 18: Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 75%, lượng khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào dd nước vôi trong, thu được 10 gam kết tủa. Khối lượng dd sau phản ứng giảm 3,4 gam so với khối lượng dd nước vôi trong ban đầu. Giá trị của m là :
A. 20,0. B. 30,0. C. 13,5. D. 18,0.
Câu 19: Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20%)
A. 55 lít. B. 81 lít. C. 49 lít. D. 70 lít.
Câu 20: Lên men hoàn toàn m gam glucozơ thành ancol etylic. Toàn bộ khí CO2 sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (dư) tạo ra 40 gam kết tủa. Nếu hiệu suất của quá trình lên men là 75% thì giá trị của m là
A. 48 B. 60 C. 30 D. 58
Câu 21: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ phản ứng giữa axit nitric với xenlulozơ (hiệu suất phản ứng 60% tính theo xenlulozơ). Từ 2 tấn xenlulozơ có thể điều chế được khối lượng xenlulozơ trinitrat là
A. 3,67 tấn. B. 2,97 tấn. C. 1,10 tấn. D. 2,20 tấn
Câu 22: Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. Biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là
A. 324 g. B. 405 g. C. 297 g. D. 486 g.
Câu 23: Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là
A. 20%. B. 10%. C. 80%. D. 90%.
---(Để xem phần đáp án chi tiết vui của bài tập tính hiệu suất phản ứng vui lòng xem online hoặc đăng nhập để tải về máy)----
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Bài tập hiệu suất điều chế các hợp chất từ cacbohydrat. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.