Dựa vào ngoại hình của vật nuôi người nông dân và nhà chọn giống có thể lựa chọn vật nuôi để làm giống theo đúng mục đích cần. Cùng tìm hiểu các kiến thức về phương pháp này với nội dung bài 35 trong chương trình Công nghệ 7 dưới đây!
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Vật liệu và dụng cụ cần thiết
- Ảnh hoặc tranh vẽ, mô hình, vật nhồi hoặc vật nuôi thật các giống gà Ri, gà Lơ go, gà Đông Cảo, gà Hồ, …
- Thước đo.
1.2. Quy trình thực hành
- Bước 1: Nhận xét ngoại hình
+ Hình dáng toàn thân:
- Loại hình sản xuất trứng: thể hình dài.
- Loại hình sản xuất thịt: thể hình ngắn.
Ngoại hình gà
a. Lấy trứng; b. Lấy thịt
+ Màu sắc lông, da: Ví dụ: Gà Ri da vàng hoặc vàng trắng, lông: pha tạp từ nâu, vàng nâu.
Gà ri
+ Các đặc điểm nổi bật: mào, tích, tai, chân, …
a. Dạnh mào đơn ở gà Ri
b. Dạng mào hình hạt đậu ở gà Hồ
c. Chân gà Hồ to, thấp, chân có 3 hàng vẩy
d. Chân gà Đông Cảo cao, to, xù xì nhiều "hoa dâu"
- Bước 2: Đo một số chiều đo chọn gà mái:
+ Đo khoảng cách giữa hai xương háng.
- Nếu để lọt 3 ngón tay trở lên là gà tốt, sẽ đẻ trứng to (hình a).
- Nếu chỉ để lọt được 2 ngón tay, khoảng cách giữa 2 xương hàng hẹp, gà sẽ đẻ trứng nhỏ (hình b).
Đo khoảng cách giữa hai xương háng gà mái
+ Đo khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng của gà mái.
- Nếu chỉ lọt 2 ngón tay là gà có khoảng cách hẹp, sẽ đẻ trứng nhỏ (hình a).
- Nếu để lọt 3, 4 ngón tay là gà có khoảng cách rộng, gà sẽ đẻ trứng to (hình b).
Đo khoảng cách giữa xương lưỡi hái và xương háng của gà mái
1.3. Báo cáo thực hành
- Học sinh thực hành từng nhóm nhỏ theo quy trình trên.
- Ghi chép vào vở bài tập kết quả quan sát và đo kích thước của gà theo mẫu bảng sau:
Lời kết
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nhận biết giống gà quan quan sát ngoại hình
- Biết đo kích thước các chiều.
- Nhận dạng được ngoại hình của gà qua quan sát ngoại hình.
- Có thái độ yêu thích môn học, quan tâm đến việc chăn nuôi trong gia đình.