40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Phát triển ở thực vật có hoa Sinh học 11 có đáp án

PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT CÓ HOA

Câu 1: Phát triển ở thực vật:

A. Là các quá trình liên quan kế tiếp nhau: sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan.                          

B. Là quá trình ra hoa, tạo quả của các cây trưởng thành.

C. Là quá trình phân hóa mô phân sinh thành các cơ quan (rễ, thân, lá).

D. Là các quá trình tăng chiều cao và chiều ngang của cây.

Câu 2: Phát triển ở thực vật là:

A. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.

B. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.

C. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.

D. Toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.

Câu 3: Nhân tố không điều tiết sự ra hoa là:

A. Hàm lượng O2.                                                       B. Tuổi của cây.                                             

C. Xuân hóa.                                                               D. Quang chu kì.

Câu 4: Loại thực vật một lá mầm sống lâu năm nhưng chỉ ra hoa một lần là:

A. cau.                                                                         B. tre.

C. lúa.                                                                         D. dừa

Câu 5: Loại thực vật một lá mầm sống lâu năm và  ra hoa  nhiều lần là:

A. tre.                                                                          B. dừa.                                                            

C. lúa.                                                                         D. cỏ.

Câu 6: Cây cà chua đến tuổi lá thứ mấy thì ra hoa?

A. Lá thứ 14.                                                               B. Lá thứ 15.                                                  

C. Lá thứ 12.                                                               D. Lá thứ 13.

Câu 7: Tuổi của cây 1 năm được tính theo:

A. Chiều cao cây                                                         B. Đường kính thân               

C. Số lá                                                                       D. Đường kính tán lá

Câu 8: Thời điểm ra hoa ở thực vật 1 năm có phản ứng quang chu kì của thực vật là:

A. chiều cao của thân                                                 B. đường kính gốc                             

C. theo số lượng lá trên thân                                      D. cả A, B, C

Câu 9: Xuân hóa là:

A. Hiện tượng phụ thuộc của sự ra hoa vào ánh sáng.

B. Hiện tượng phụ thuộc của sự ra hoa vào nhiệt độ.

C. Hiện tượng phụ thuộc của sự ra hoa vào độ ẩm.

D. Hiện tượng phụ thuộc của sự ra hoa vào tương qua độ dài ngày và đêm.

Câu 10: Sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào:

A. Điều kiện nhiệt độ và phân bón.                B. Điều kiện nhiệt độ và  độ ẩm.

C. Điều kiện nhiệt độ và  ánh sáng.                D. Điều kiện nhiệt độ và hooc môn.

Câu 11: Quang chu kì  là:

A. Tương quan độ dài ngày và đêm có liên quan đến sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.

B. Sự lặp lại các mùa trong năm với sự chiếu sáng tương ứng của từng mùa.

C. Sự sinh trưởng, phát triển của thực vật dưới tác động của ánh sáng.

D. Tương quan độ dài ngày và đêm có liên quan đến sự ra hoa, kết quả của cây.

Câu 12: Quang chu kì là:

A. Tương quan độ dài ban ngày và đêm.                   

B. Thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong ngày.

C. Thời gian chiếu sáng trong một ngày.                  

D. Tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa.

Câu 13: Quang chu kì là sự ra hoa phụ thuộc vào:

A. Độ dài đêm.                                                B. Tuổi của cây.                     

C. Độ dài ngày.                                               D. Độ dài ngày và đêm.

Câu 14: Cây ngày ngắn là cây:

A. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 8 giờ. 

B. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 10 giờ.

C. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ.

D. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 14 giờ.

Câu 15: Các cây ngày ngắn là:

A. Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.                                

B. Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.

C. Thanh long, cà tím, cà phê ngô, hướng dương.                

D. Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.

Câu 16: Những cây nào sau đây thuộc cây ngắn ngày:

A. Dưa chuột, lúa, dâm bụt.                                                                                                  

B. Đậu cô ve, dưa chuột, cà chua.

C. Cỏ 3 lá, kiều mạch, dâm bụt                                                                                             

D. Cúc, cà phê, lúa.

Câu 17: Cây ngày dài là:

A. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 8 giờ.

B. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 10 giờ.

C. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ.          

D. Cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 14 giờ.

Câu 18: Các cây ngày dài là các cây:

A. Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.                                                      

B. Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.

C. Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.                              

D. Thanh long, cà tím, cà phê ngô, huớng dương.

Câu 19: Những cây nào sau đây thuộc cây dài ngày:

A.  Dưa chuột, lúa, dâm bụt.                                                                                                 

B. Đậu cô ve, dưa chuột, cà chua.

C. Cỏ 3 lá, kiều mạch, dâm bụt                                                                                             

D. Cúc, cà phê, lúa.

Câu 20: Cây trung tính là:

A. Cây ra hoa ở ngày dài vào mùa mưa và ở ngày ngắn vào mùa khô.        

B. Cây ra hoa ở cả ngày dài và ngày ngắn.

C. Cây ra hoa ở ngày dài vào mùa lạnh và ở ngày ngắn vào mùa nóng.       

D. Cây ra hoa ở ngày ngắn vào mùa lạnh và ở ngày dài vào mùa nóng.

Câu 21: Những cây nào sau đây thuộc cây trung tính:

A. Dưa chuột, lúa, dâm bụt.                                                                                      

B. Đậu cô ve, dưa chuột, cà chua.

C. Cỏ 3 lá, kiều mạch, dâm bụt                                                                                             

D. Cúc, cà phê, lúa.

Câu 22: Các cây trung tính là cây:

A. Thanh long, cà tím, cà phê ngô, huớng dương.                

B. Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.

C. Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.                                          

D. Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.

Câu 23: Trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 10 giờ, loại thực vật sẽ ra hoa là:

A. Cây ngày ngắn và cây trung tính               B. Cây ngắn ngày và cây dài ngày    

C. Cây ngày dài                                              D. Cây ngày ngắn

Câu 24: Trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ, loại thực vật sẽ ra hoa là:

A. Cây ngắn ngày và cây dài ngày                 B. Cây ngày ngắn và cây trung tính              

C. Cây ngày ngắn                                           D. Cây ngày dài

Câu 25: Phitôcrôm là:

A. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.

B. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là phi prôtêin và chứa các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.

C. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các lá cần ánh sáng để quang hợp.

D. Sắc tố cảm nhận quang chu kì nhưng không cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và chứa các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.

Câu 26: Phitôcrôm là 1 loại prôtêin hấp thụ ánh sáng tồn tại ở 2 dạng:

A. Ánh sáng lục và đỏ                                                 B. Ánh sáng đỏ và đỏ xa                    

C. Ánh sáng vàng và xanh tím                                    D. Ánh sáng đỏ và xanh tím

Câu 27: Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là:

A. Diệp lục b                                                               B. Carôtenôit             

C. Phitôcrôm                                                               D. Diệp lục a, b và phitôcrôm   

Câu 28: Phitôcrôm Pđx có tác dụng:

A. Làm cho hạt nảy mầm, khí khổng mở, ức chế hoa nở.                 

B. Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở.

C. Làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng đóng.  

D. Làm cho hạt nảy mầm, kìm hãm hoa nở  và khí khổng mở.

Câu 29: Mối liên hệ giữa Phitôcrôm Pđ và Pđx như thế nào?

A. Hai dạng chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.                        

B. Hai dạng không chuyển hoá lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.

C. Chỉ dạng Pđ chuyển hoá sang dạng Pđx dưới sự tác động của ánh sáng.  

D. Chỉ dạng Pđx chuyển hoá sang dạng Pđ dưới sự tác động của ánh sáng.

Câu 30: Phitôcrôm có những dạng nào?

A. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ) có bước sóng 660nm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (Pđx) có bước sóng 730nm.

B. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ) có bước sóng 730nm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (Pđx) có bước sóng 660nm.

C. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ) có bước sóng 630nm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (Pđx) có bước sóng 760nm.

D. Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (Pđ) có bước sóng 560nm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (Pđx) có bước sóng 630nm.

{-- Để xem nội dung đề từ 31-40 và đáp án của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu 40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Phát triển ở thực vật có hoa Sinh học 11 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?