40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Các tập tính của động vật Sinh học 11 có đáp án

TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT

Câu 1: Tập tính động vật là:

A. Một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.

B. Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.

C. Những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.

D. Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể) nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống, tồn tại và phát triển.

Câu 2: Tập tính ở động vật được chia thành các loại sau:

A. bẩm sinh, học được, hỗn hợp                    B. bẩm sinh, học được                       

C. bẩm sinh, hỗn hợp                                      D. học được, hỗn hợp

Câu 3: Tập tính bẩm sinh là:

A. Những hoạt động phức tạp của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

B. Một số ít hoạt động của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

C. Những hoạt động đơn giản của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

D. Những hoạt động cơ bản của động vật, sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Câu 4: Những tâp tính nào là những tập tính bẩm sinh?

A. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy.    

B. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy.

C. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.  

D. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản.

Câu 5: Ý nào không phải là đặc điểm của tập tính bẩm sinh?

A. Có sự thay đổi linh hoạt trong đời sống cá thể.                            

B. Rất bền vững và không thay đổi.

C. Là tập hợp các phản xạ không điều kiện diễn ra theo một trình tự nhất định.      

D. Do kiểu gen quy định.

Câu 6: Tập tính học được là:

A. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

B. Loại tập tính được hình thành trong quá trình phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

C. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền.

D. Loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, mang tính đặc trưng cho loài.

Câu 7: Sự hình thành tập tính học tập là:

A. Sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron bền vững.

B. Sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi.

C. Sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện và không điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron nên có thể thay đổi.

D. Sự tạo lập một chuổi các phản xạ có điều kiện, trong đó hình thành các mối liên hệ mới giữa các nơron và được di truyền.

Câu 8: Tính học tập ở động vật không xương sống rất ít được hình thành là vì:

A. Số tế bào thần kinh không nhiều và tuổi thọ thường ngắn.                      

B. Sống trong môi trường đơn giản.

C. Khó hình thành mối liên hệ mới gữa các nơron.                                                  

D. Không có thời gian để học tập.

Câu 9: Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều?

A. Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao. 

B. Vì sống trong môi trường phức tạp.

C. Vì có nhiều thời gian để học tập.

D. Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron.

Câu 10: Sơ đồ cơ sở thần kinh của tập tính:

A. kích thích → hệ thần kinh  → cơ quan thụ cảm  → cơ quan thực hiện → hành động

B. kích thích → cơ quan thụ cảm → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → hành động

C. kích thích → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → cơ quan thụ cảm → hành động

D. kích thích → cơ quan thụ cảm → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động

Câu 11: Các thông tin từ các thụ quan gữi về dưới dạng các xung thần kinh đã được mã hoá như thế nào?

A. Chỉ bằng tần số xung thần kinh.

B. Chỉ bằng số lượng nơron bị hưng hấn.

C. Bằng tần số xung, vị trí và số lượng nơron bị hưng phấn.

D. Chỉ bằng vị trí nơron bị hưng phấn.

Câu 12: Các loại tập tính có ở động vật có trình độ tổ chức khác nhau như thế nào?

A. Hầu hết các tập tính ở động vật có trình độ tổ chức thấp là tập tính bẩm sinh. Động vật bậc cao có tập tính chủ yếu là tập tính hỗn hợp.

B. Hầu hết các tập tính ở động vật có trình độ tổ chức thấp là tập tính hỗn hợp. Động vật bậc cao có nhiều tập tính học được.

C. Hầu hết các tập tính ở động vật có trình độ tổ chức thấp là tập tính bẩm sinh. Động vật bậc cao có nhiều tập tính học được.

D. Hầu hết các tập tính ở động vật có trình độ tổ chức thấp là tập tính học được. Động vật bậc cao có nhiều tập tính bẩm sinh.

Câu 13: Vì sao trong một cung phản xạ, xung thần kinh chỉ truyền theo một chiều từ cơ quan thụ cảm đến cơ quan đáp ứng.

A. Vì sự chuyển giao xung thần kinh qua xináp nhờ chất trung gian hoá học chỉ theo một chiều.

B. Vì các thụ thể ở màng sau xináp chỉ tiếp nhận các chất trung gian hoá học theo một chiều.

C. Vì khe xináp ngăn cản sự truyền tin ngược chiều.

D. Vì chất trun gian hoá học bị phân giải sau khi đến màng sau.

Câu 14: Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi:

A. Số lượng các xinap trong cung phản xạ tăng lên.

B. Kích thích của môi trường kéo dài.

C. Kích thích của môi trường lạp lại nhiều lần.                                                         

D. Kích thích của môi trường mạnh mẽ.

Câu 15: Mối liên hệ giữa kích thích và sự xuất hiện tập tính như thế nào?

A. Mọi kích thích đều làm xuất hiện tập tính.

B. Không phải bất kì kích thích nào cũng là xuất hiện tập tính.

C. Kích thích càng mạnh càng dễ làm xuất hiện tập tính.     

D. Kích thích càng lặp lại càng dễ làm xuất hện tập tính.

Câu 16: Ý nào không phải đối với phân loại tập tính học tập?

A. Tập tính bẩm sinh.

B. Tập tính học được.

C. Tập tính hỗn hợp (Bao gồm tập tính bẩm sinh và tập tính học được)

D. Tập tính nhất thời.

Câu 17: Tập tính quen nhờn là:

A. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích không liên tục mà không gây nguy hiểm gì.

B. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích ngắn gọn mà không gây nguy hiểm gì.

C. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích lặp đi lặp lại nhiều lần mà không gây nguy hiểm gì.

D. Tập tính động vật không trả lời khi kích thích giảm dần cường độ mà không gây nguy hiểm gì.

Câu 18: Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:      

A. Học khôn.                                                   B. Học ngầm.    

C. Điều kiện hoá hành động.                          D. Quen nhờn

Câu 19: In vết là:

A. Hình thức học tập mà con vật sau khi được sinh ra một thời gian bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên và giảm dần qua những ngày sau.

B. Hình thức học tập mà con vật mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên và giảm dần qua những ngày sau.

C. Hình thức học tập mà con mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy nhiều lần và giảm dần qua những ngày sau.

D. Hình thức học tập mà con vật mới sinh bám theo vật thể chuyển động mà nó nhìn thấy đầu tiên và tăng dần qua những ngày sau.

Câu 20: Điều kiện hoá đáp ứng là:

A. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích đồng thời.

B. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích liên tiếp nhau.

C. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích trước và sau.

D. Hình thành mối liên hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích rời rạc.

Câu 21: Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh thường tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là ví dụ về hình thức học tập:

A. Học ngầm.                                      B. Điều kiện hoá đáp ứng.                 

C. Học khôn.                                       D. Điều kiện hoá hành động.

Câu 22: Điều kiện hoá hành động là:

A. Kiểu liên kết giữa các hành vi và các kích thích sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.

B. Kiểu liên kết giữa một hành vi với một hệ quả mà  sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.

C. Kiểu liên kết giữa một hành vi và một kích thích sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.

D. Kiểu liên kết giữa hai hành vi với nhau mà sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi này.

Câu 23: Học ngầm là:

A. Những điều học được một cách không có ý thức mà sau đó động vật rút kinh nghiệm để giải quyết vấn đề tương tự.

B. Những điều học được một cách có ý thức mà sau đó giúp động vật giải quyết được vấn đề tương tự dễ dàng.

C. Những điều học được không co ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết được vấn đề tương tự một cách dễ dàng.

D. Những điều học được một cách có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết vấn đề tương tự dễ dàng.

Câu 24: Học khôn là:

A. Phối hợp những kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống gặp lại.

B. Biết phân tích các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới.

C. Biết rút các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới.

D. Phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết giải quyết những tình huống mới.

Câu 25: Thầy yêu cầu bạn giải một bài tập di truyền mới, bạn giải được. Đây là một ví dụ về hình thức học tập:

A. Điều kiện hoá đáp ứng.                  B. Học ngầm.                         

C. Điều kiện hoá hành động.             D. Học khôn.

Câu 26: Hình thức học tập nào phát triển nhất ở người so với động vật?

A. Điều kiện hoá đáp ứng.                  B. Học ngầm.                         

C. Điều kiện hóa hành động.              D. Học khôn.

Câu 27: Hình thức học tập đơn giản nhất của động vật là:

A. In vết.                                             B. Quen nhờn.            

C. Học ngầm                                       D. Điều kiện hoá hành động

Câu 28: Tập tính bảo vệ lãnh thổ diễn ra:

A. Giữa những cá thể cùng loài.                                                                    

B. Giữa những cá thể khác loài.  

C. Giữa những cá thể cùng lứa trong loài.                             

D. Giữa con với bố mẹ.

Câu 29: Về tập tính con người khác hẳn với động vật ở điểm nào?

A. Tập tính xã hội cao.

B. Điều chỉnh được tập tính bẩm sinh.  

C. Có nhiều tập tính hỗn hợp.

D. Phát triển tập tính học tập.

Câu 30: Tập tính phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao là:

A. Tập tính sinh sản.                           B. Tập tính di cư                    

C. Tập tính xã hội.                              D. Tập tính bảo vệ lãnh thổ.

{-- Để xem nội dung đề từ 31-40 và đáp án của tài liệu các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu 40 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Các tập tính của động vật Sinh học 11 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?