4 DẠNG BÀI TẬP VỀ KIM LOẠI – MÔN HÓA HỌC 12
Dạng 1: Vị trí kim loại trong bảng tuần hoàn – Tính chất vật
Câu 1 Trong bảng hệ thống tuần hoàn, phân nhóm chính của phân nhóm nào sau đây chỉ gồm toàn kim loại:
A. Nhóm I ( trừ hidro ), II và III B. Nhóm I ( trừ hidro )
C. Nhóm I ( trừ hidro ) Và II D. Nhóm I ( trừ hidro ), II, III và IV.
Câu 2 Cation M+ có cấu hình electron 1s22s22p6. Vậy M là nguyên tố:
A. Ở chu kỳ 2, PNC nhóm III
B. Ở chu kỳ 3, PNC nhóm I
C. Ở chu kỳ 3, PNC nhóm III
D. Ở chu kỳ 2, PNC nhóm II.
Câu 3 Cho Mg (Z=12). Cấu hình electron của ion Mg2+ là:
A. 1s22s22p63s1. B. 1s22s22p6. C. 1s22s22p63s23p2. D. 1s22s22p63s2
Câu 4 Cho Fe (Z=26). Cấu hình electron của nguyên tử Fe là:
A. 1s22s22p63s23p63d8.
B. 1s22s22p63s23p64s23d6.
C. 1s22s22p53s3.
D. 1s22s22p63s23p63d64s2
Câu 5: Cation M3+ có cấu hình electron 1s22s22p6. Vậy M là nguyên tố:
A. Ở chu kỳ 3, PNC nhóm I
B. Ở chu kỳ 3, PNC nhóm III
C. Ở chu kỳ 2, PNC nhóm III
D. Ở chu kỳ 2, PNC nhóm II.
Câu 6: Cho Na (Z=11). Cấu hình electron của nguyên tử Na là:
A. 1s22s22p63s33p5. B. 1s22s22p63s1. C. 1s22s32p6. D. 1s22s22p53s3.
Câu 7 Fe có Z =26. Cấu hình electron của ion Fe2+ là:
A. 1s22s22p63s23p63d44s2.
B. 1s22s22p63s23p63d6.
C. 1s22s22p63s23p63d54s1.
D. Kết quả khác.
Câu 8: Chọn câu trả lời sai:
A. Trong tự nhiên số lượng kim loại nhiều hơn phi kim.
B. Trong 1 chu kỳ bán kính nguyên tử của kim loại nhỏ hơn của phi kim.
C. Trong 1 chu kỳ, độ âm điện của kim loại nhỏ hơn của phi kim.
D. Trong 1 PNC tính kim loại tăng dần từ trên xuống dưới.
Câu 9 Kim loại có các tính chất vật lý chung là:
A. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim.
B. Tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, ánh kim, tính đàn hồi.
C. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính khó nóng chảy, ánh kim.
D. Tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính cứng.
Câu 10 Những tính chất vật lý chung của kim loại như tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt, tính ánh kim được xác định bởi yếu tố nào sau đây?
A. Các electron tự do. B. Khối lượng nguyên tử.
C. Các ion dương kim loại. D. Mạng tinh thể kim loại.
Câu 11 Các tính chất vật lý chung của kim loại gây ra do:
A. Trong kim loại có các electron tự do. B. Có nhiều kiểu mạng tjinh thể kim loại.
C. Các kim loại đều là chất rắn. D. Trong kim loại có các electron hoá trị.
Câu 12 Kim loại dẫn điện tốt nhất là:
A. Bạc
B. Vàng
C. Đồng
D. Chì
Câu 13 Nói chung, kim loại dẫn điện tốt thì dẫn nhiệt tốt.Vậy tính dẫn điện, dẫn nhiệt của các kim loại sau tăng theo thou tự:
A. Al < Ag < Cu B. Cu < Al < Ag C. Al < Cu < Ag D. Tất cả đều sai.
Câu 14 Hợp kim là:
A. Chất rắn thu được khi trộn lẫn các kim loại với nhau.
B. Là chất rắn thu được khi trộn lẫn kim loại với phi kim.
C. Tất cả đều sai.
D. Là chất rắn thu được sau khi nung nóng chảy hỗn hợp các k.loại khác nhau hoặc hhợp k.loại với phi kim.
Câu 15 Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Hợp kim là hỗn hợp gồm nhiều kim loại khác nhau.
B. Nhiệt độ nóng chảy của hợp kim thường thấp hơn nhiệt độ nóng chảy của các kim loại tạo nên hợp kim
C. Tinh thể xêmentit Fe3C thuộc loại tinh thể dung dịch rắn.
D. Hợp kim thường mềm hơn các kim loại tạo nên hợp kim.
Câu 16 Những kim loại khác nhau có độ dẫn điện, dẫn nhiệt khác nhau. Sự khác nhau được quyết định đặc điểm nào sau đây:
A. Có tỉ khối khác nhau. B. Mật độ electron tự do khác nhau.
C. Kiểu mạng tinh thể không giống nhau. D. Mật độ các ion dương khác nhau.
Câu 17 Hai kim loại Al, Cu là những kim loại khác nhau, có độ dẫn điện, dẫn nhiệt khác nhau là do yếu tố nào sau đây:
A. Mật độ e tự do khác nhau. B. Mật độ ion dương khác nhau.
C. Kiểu mạng tinh thể không giống nhau. D. Tỉ khối khác nhau.
Câu 18 Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất:
A. Fe B. Ag C. Al. D. Au.
Câu 19 Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?
A. Sn B. Hg C. Pb D. Al
Câu 20 Kim loại nào sau đây dẫn điện kém nhất:
A. Ag B. Au. C. Al. D. Fe
---(Để xem nội dung đầ đủ, chi tiết của đề cương vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---
Dạng 2: kim loại phản ứng với dung dịch axit loại I, axit loại II
Câu 1 Hoà tan hoàn toàn 1,45g hỗn hợp 3 kim loại Zn, Mg, Fe vào dung dịch HCl dư thu được 0,896 lit H2 (đktc). Cô cạn dung dịch ta được m (g) muối khan. Giá trị của m là:
A. 4,29 g B. 2,87 g C. 3,19 g D. 3,87 g
Câu 2:Hoà tan 6,08(g) hỗn hợp bột kim loại Fe và Cu trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 1,792(l) khí NO duy nhất (đktc) . Thành phần % mỗi kim loại trong hỗn hợp là:
A. 36,8 % và 63,2 % B. 38,6% và 61,4% C. 37,8% và 62,2% D. 35,5% và 64,5%
Câu 3 Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A, B có hoá trị không đổi là m và n. Chia 0,8g hh X thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Tan hoàn toàn trong H2SO4, giải phóng được 224ml H2 (đktc).
Phần 2: Bị oxy hoá hoàn toàn tạo ra m gam hỗn hợp 2 oxit.
1. Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được ở phần 1 là:
A. 1,76g B. 1,36g C. 0,88g D. 1,28g
2. Khối lượng m gam hỗn hợp oxit ở phần 2 là:
A 0,56g B. 0,72g C. 7,2g D. 0,96g
Câu 4 Hỗn hợp A gồm 2 kim loại R1, R2 có hoá trị x, y không đổi (R1, R2 không tác dụng với nước và đứng trước Cu trong dãy hoạt động hóa học của kim loại). Cho hỗn hợp A phản ứng hoàn toàn với dd HNO3 dư thu được 1,12 l khí NO duy nhất ở đktc. Nếu cho lượng hỗn hợp A trên phản ứng hoàn toàn với dd HNO3 thì thu được bao nhiêu lít N2. Các thể tích khí đo ở đktc.:
A.0,112 lít
B.0,224 lít
C.0,336 lít
D.0,56 lít
Câu 5 Cho 55,2g hỗn hợp X gồm 2 oxit kim loại tác dụng với FeO và Al2O3 cần vừa đủ 700ml dung dịch H2SO4 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 98,8g B. 167,2g C. 136,8g D. 219,2g
Câu 6 Hoà tan hoàn toàn 2,44g hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Al bằng dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được 11,08g muối khan. Thể tích khí H2 sinh ra (ở đktc) là:
A. 0,896 lít B. 1,344 lít C. 1,568 lít D. 2,016 lít
Câu 7. Cho 2,13 gam hỗn hợp X gam hỗn hợp X gồm Mg,Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là
A. 57ml B. 75ml C. 50ml D. 90ml
Câu 8 Hòa tan hoàn toàn 5,1g hỗn hợp Al và Mg bằng dung dịch HNO3 dư thu được 1,12 lit( đktc) khí N2( sản phẩm khử duy nhất). Tính khối lượng muối có trong dung dịch sau phản ứng?
A. 36,6g B. 36,1g C. 31,6g D. Kết quả khác
Câu 9 Để m gam sắt ngoài không khí, sau một thời gian thu được hỗn hợp B gồm 4 chất rắn là : Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 có khối lượng 12 gam. Cho B tác dụng với axit HNO3 thấy giải phóng ra 2,24 ltí khí NO duy nhất ở đktc.Tính m?
Câu 10 Để a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng 75,2 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng thu được 6,72 lit khí SO2( đktc). Khối lượng a gam là:
A. 56g
B. 11,2g
C. 22,4g
D. 25,3g
Câu 11 Hòa tan 32 gam kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2. Hỗn hợp khí này có tỉ khối so với hiđro là 17. Xác định M?
A. Fe
B. Zn
C. Cu
D. Kim loại khác
Câu 12 Khử hoàn toàn 45,6 gam hỗn hợp A gồm Fe , FeO , Fe2O3 , Fe3O4 bằng H2 thu được m gam Fe và 13,5 gam H2O . Nếu đem 45,6 gam A tác dụng với lượng dư dd HNO3 loãng thì thể tích NO duy nhất thu được ở đktc là :
A. 14,56 lít
B. 17,92 lít
C. 2,24 lít
D. 5,6 lít
Câu 13 Hoà tan 35,1 gam Al vào dd HNO3 loãng vừa đủ thu được dd A và hh B chứa 2 khí là N2 và NO có Phân tử khối trung bình là 29 . Tính tổng thể tích hh khí ở đktc thu được
A. 11,2 lít
B. 12,8 lít
C. 13,44lít
D. 14,56lít
Câu 14 Hòa tan hoàn toàn 12g hỗn hợp Fe, Cu( tỷ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lit( đktc) hỗn hợp khí X( gồm NO và NO2) và dung dịch Y( chỉ chứa 2 muối và axit dư). Tỷ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là:
A. 4,48lit B. 5,6lit C. 3,36lit D. 2,24lit
Dạng 3: thanh kim loại nhúng vào dung dịch muối
Câu 15: Nhúng một thanh kẽm có khối lượng ban đầu là a gam vào một dung dịch chứa 8,32 gam CdSO4. Sau khi khử hoàn toàn ion Cd2+ về Cd kim loại, thì khối lượng thanh kẽm tăng 2,35% so với ban đầu. Tính a ?
A. 60 g
B. 75g
C. 80 g
D. 100 g
Câu 16 Nhúng thanh kim loại M có hóa trị II vào dung dịch CuSO4, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác, nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch Pb(NO3)2, sau một thời gian thấy khối lượng tăng 7,1%. Xác định M, biết rằng số mol của CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở 2 trường hợp là như nhau.
A. Fe
B. Zn
C. Mg
D. Không có kim loại nào
Câu 17 Nhúng một thanh kim loại kẽm có khối lượng ban đầu là 50 gam vào dd A có chứa đồng thời 4,56 gam FeSO4 và 12,48 gam CdSO4. Sau khi kết thúc tất cả các phản ứng, lấy thanh kẽm ra cân lại thì khối lượng là bao nhiêu?
A. 49,55g
B. 51,55g
C. 52,55g
D. 53,55g
Câu 18 Nhúng một thanh Al nặng 50 g vào 400 ml dd CuSO4 0,5 M . Sau một thời gian pư lấy thanh Al ra cân nặng 51,38g . Tính khối lượng Cu thoát ra và CM của muối nhôm có trong dung dịch ( coi V không đổi )
A. 1,92 g và 0,05M
B. 2,16g và 0,025M
C. 1,92g và 0,025M
D. 2,16g và 0,05M
Câu 19 Hoà tan 3,28g hỗn hợp muối CuCl2 và Cu(NO3)2 vào nước được dd A. Nhúng vào dd 1 thanh Mg và khuấy đều cho đến khi màu xanh của dd biến mất. Lấy thanh Mg ra cân lại thấy tăng thêm 0,8g. Cô đặc dd đến khan thì thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 1,15g
B. 1,43g
C. 2,48g
D. Kết quả khác
Câu 20 Cho 1,12 gam bột Fe và 0,24 gam bột Mg tác dụng với 250 ml dd CuSO4 , khuấy nhẹ cho đến khi dd mất màu xanh . Nhận thấy khối lượng kim loại sau phản ứng là 1,88 gam
Xác định CM của dd CuSO4 trước phản ứng
A. 0,05 M
B. 0,1 M
C. 0,15M
D. Kết quả khác
Câu 21 Cho m gam bột đồng vào 100 ml dd Fe2(SO4)3 0,2 M. Khi phản ứng kết thúc thu được dd A và 1,92 gam chất rắn không tan .
a. Tính m ?
A. 2,4g
B. 2,8 g
C. 3,2 g
D. 3,6 g
b. Cô cạn dung dịch A thì lượng muối khan thu được là :
A. 8,46 g
B. 9,28 g
C. 10,78g
D. 16 g
Câu 22 Ngâm một đinh sắt sạch vào 100 ml dung dịch CuSO4 sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa sạch, làm khô thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 1,6 g. Tính CM của dung dịch CuSO4 ban đầu?
A. 0,25 M
B. 2 M
C. 1 M
D. 0,5 M
Câu 23 Hỗn hợp X gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe . Cho X vào 200 ml dd AgNO3 1,75 M . Sau khi pư hoàn toàn thu được dd Y . Tính lượng chất rắn sau pư .
A. 38g
B. 40 g
C. 42 g
D. 44 g
Câu 24 M là KL hoá trị 2, có 2 thanh KL M cùng khối lượng. Cho một thanh vào dd Cu(NO3)2 và một thanh vào dd Pb(NO3)2 . sau thời gian như nhau, khối lượng thanh thứ nhất giảm 0,2 %, khối lượng thanh thứ 2 tăng 28,4 % so với ban đầu. Xác định kim loại M
A. Mg
B. Zn
C. Cd
D. Kim loại khác
Dạng 4: điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện và phương pháp điện phân
Câu 25 Trộn 5,4 gam Al với 6,0 gam Fe2O3 rồi nung nóng để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm. Sau phản ứng ta thu đuợc m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là :
A. 2,24 gam B. 9,40 gam C. 10,20 gam D. 11,40 gam
Câu 26 Thổi một luồng khí CO du qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 , FeO, Al2O3 nung nóng thu đuợc 2,5 gam chất rắn. Toàn bộ khí thoát ra sục vào nuớc vôi trong du thấy có 15 gam kết tủa trắng. Khối luợng của hỗn hợp oxit kim loại ban đầu là :
A. 7,4 gam B. 4,9 gam C. 9,8 gam D. 23 gam
Câu 27 Thổi 8,96 lít CO (đktc) qua 16 gam FexOy nung nóng. Dẫn toàn bộ luợng khí sau phản ứng qua dung dịch Ca(OH)2 du, thấy tạo ra 30 gam kết tủa. Khối luợng sắt thu đuợc là
A. 9,2 gam B. 6,4 gam C. 9,6 gam D. 11,2 gam
Câu 28 Khử hoàn toàn 32 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí H2 thấy tạo ra 9 gam H2O. Khối luợng hỗn hợp kim loại thu đuợc là :
A. 12 gam B. 16 gam C. 24 gam D. 26 gam
Câu 29 Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao một thời gian người ta thu được 6,72 g hỗn hợp gồm 4 chất rắn khác nhau A. Đem hòa tan hoàn toàn hỗn hợp này vào dung dịch HNO3 dư thấy tạo thành 0,448 lit khí B duy nhat có tỷ khối so với H2 bằng 15. m nhận giá trị là:
A. 5,56g B. 6,64g C. 7,2g D. 8,8g
Câu 30 Khử hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp CuO và Fe2O3 bằng khí H2 thấy tạo ra 1,8 gam nước. Khối lượng hỗn hợp kim loại thu được là:
A. 4,5 gam B. 4,8 gam C. 4,9 gam D. 5,2 gam
...
Trên đây là phần trích dẫn 4 Dạng bài tập về kim loại môn Hóa học 12 năm 2019-2020, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy.
Ngoài ra các em học sinh có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!