35 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật Sinh học 11 có đáp án

QUANG HỢP Ở THỰC VẬT C3, C4, CAM

Câu 1: Pha sáng diễn ra ở vị trí nào của lục lạp?

A. Ở chất nền.                                                 B. Ở màng trong.                   

C. Ở màng ngoài.                                            D. Ở tilacôit.  

Câu 2: Khái niệm pha sáng nào dưới đây của quá trình quang hợp là đầy đủ nhất?

A. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP.

B. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP và NADPH.

C. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong NADPH.

D. Pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được chuyển thành năng lượng trong các liên kết hoá học trong ATP.

Câu 3: Về bản chất pha sáng của quá trình quang hợp là:

A. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+, CO2 và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

B. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

C. Pha ôxy hoá nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

D. Pha khử nước để sử dụng H+ và điện tử cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

Câu 4: O2 trong quang hợp được sinh ra từ phản ứng nào?

A. Quang phân li nước                       B. Phân giải ATP                                          

C. ôxi hóa glucôzơ                              D. Khử CO2

Câu 5: Sản phẩm của pha sáng gồm có:

A. ATP, NADPH và O2        B. ATP, NADPH và CO2      C. ATP, NADP+ và O2  D. ATP, NADPH.

Câu 6: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp?

A. Quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng ôxy.                          

B. Quá trình khử CO2            

C. Quá trình quang phân li nước.      

D. Sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang dạng kích thích).

Câu 7: Sản phẩm pha sáng dùng trong pha tối của quang hợp là gì?

A. NADPH, O2                                   B. ATP, NADPH                               

C. ATP, NADPH và O2                      D. ATP và CO2

Câu 8: Pha tối diễn ra ở vị trí nào trong lục lạp?

A. Ở màng ngoài.                                B. Ở màng trong.                               

C. Ở chất nền.                                     D. Ở tilacôit.

Câu 9: Trật tự các giai đoạn trong chu trình canvin là:

A. Khử APG thành ALPG → cố định CO2 → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat).

B. Cố định CO→ tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → khử APG thành ALPG.

C. Khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → cố định CO2.

D. Cố định CO2 → khử APG thành ALPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ 1,5 - điphôtphat) → cố định CO2.

Câu 10: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình canvin là:

A. RiDP (ribulôzơ - 1,5 – điphôtphat).                                                          

B. ALPG (anđêhit photphoglixêric). 

C. AM (axitmalic).

D. APG (axit phốtphoglixêric).

Câu 11: Chất được tách ra khỏi chu trình canvin để khởi đầu cho tổng hợp glucôzơ là:

A. APG (axit phốtphoglixêric).                                                                                 

B. RiDP (ribulôzơ - 1,5 – điphôtphat).  

C. ALPG (anđêhit photphoglixêric).                                                                         

D. AM (axitmalic).

Câu 12: Ý nào dưới đây không đúng với chu trình canvin?

A. Cần ADP.                           B. Giải phóng ra CO2.                                                

C. Xảy ra vào ban đêm.          D. Sản xuất C6H12O6 (đường).

Câu 13: Điểm giống nhau trong chu trình cố định CO2 ở nhóm thực vật C3, C4 và CAM

A. Chu trình Canvin xảy ra ở tế bào nhu mô thịt lá  

B. Chất nhận CO2 đầu tiên ribulozơ- 1,5 diP

C. Sản phẩm đầu tiên của pha tối là APG                                                     

D. Có 2 loại lực lạp

Câu 14: Chu trình canvin diễn ra ở pha tối trong quang hợp ở nhóm hay các nhóm thực vật nào?

A. Chỉ ở nhóm thực vật CAM.                                                                      

B. Ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM.

C. Ở nhóm thực vật  C4 và CAM.                                                                 

D. Chỉ ở nhóm thực vật C3.

Câu 15: Pha tối trong quang hợp của nhóm hay các nhóm thực vật nào chỉ xảy ra trong chu trình canvin?

A. Nhóm thực vật CAM.

B. Nhóm thực vật  C4 và CAM.

C. Nhóm thực vật C4.

D. Nhóm thực vật C3.

Câu 16: Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào?

A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và nhiệt đới.  

B. Sống ở vùng sa mạc.

C. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.                                                                                         

D. Sống ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.

Câu 17: Những cây thuộc nhóm C3 là:

A. Rau dền, kê, các loại rau. 

B. Mía, ngô, cỏ lồng vực,cỏ gấu.   

C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.

D. Lúa, khoai, sắn, đậu.

Câu 18: Chu trình C3 diễn ra thuận lợi trong những điều kiện nào?

A. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 bình thường, nồng độ CO2 cao.  

B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 bình thường.

C. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 cao.

D. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 thấp.

Câu 19: Nhóm thực vật C4 được phân bố như thế nào?

A. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và nhiệt đới.

B. Sống ở vùng sa mạc.

C. Chỉ sống ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

D. Sống ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới.

Câu 20: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6  ở cây mía là:

A. Quang phân li nước                       B. Chu trình CanVin              

C. Pha sáng.                                        D. Pha tối.

Câu 21: Những cây thuộc nhóm thực vật C4 là:

A. Lúa, khoai, sắn, đậu.

B. Mía, ngô, cỏ lồng vực, cỏ gấu. 

C. Dứa, xương rồng, thuốc bỏng.

D. Rau dền, kê, các loại rau.

Câu 22: Chu trình C4 thích ứng với những điều kiện nào?

A. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 cao, nồng độ CO2 thấp.                                  

B. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2, O2 thấp.

C. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, O2 bình thường, nồng độ CO2 cao.            

D. Cường độ ánh sáng, nhiệt độ, nồng độ CO2 O2 bình thường.

Câu 23: Sản phẩm quang hợp đầu tiên của chu trình C4 là:

A. APG (axit phốtphoglixêric).         

B. ALPG (anđêhit photphoglixêric).

C. AM (axitmalic).                                                                 

D. Một chất hữu cơ có 4 các bon trong phân tử ( axit ôxalô axêtic – AOA).

Câu 24: Chu trình cố định CO2 ở thực vật C4 diễn ra ở đâu?

A. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.

B. Giai đoạn đầu cố định CO2 và giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô dậu.

C. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô dậu.

D. Giai đoạn đầu cố định CO2 diễn ra ở lục lạp trong tế bào mô dậu, còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu trình canvin diễn ra ở lục lạp trong tế bào bó mạch.

Câu 25: Sự trao đổi nước ở thực vật C4 khác với thực vật C3 như thế nào?

A. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước nhiều hơn.         

B. Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước cao hơn.

C. Nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước ít hơn.        

D. Nhu cầu nước cao hơn, thoát hơi nước ít hơn.

{-- Để xem nội dung đề và đáp án từ câu 26-35 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu 35 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Quá trình quang hợp ở các nhóm thực vật Sinh học 11 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?