34 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Đột biến số lượng nhiễm sắc thể Sinh học 12 có đáp án

ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ

Câu 1: Ở người, một số bệnh di truyền do đột biến lệch bội được phát hiện là

A. ung thư máu, Tơcnơ, Claiphentơ.                               B. Claiphentơ, Đao, Tơcnơ.

C. Claiphentơ, máu khó đông, Đao.                                 D. siêu nữ, Tơcnơ, ung thư máu.

Câu 2: Rối loạn phân li của nhiễm sắc thể ở kì sau trong phân bào là cơ chế làm phát sinh đột biến

A. lệch bội.                             B. đa bội.                           C. cấu trúc NST.                D. số lượng NST.

Câu 3: Sự không phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở tế bào sinh dưỡng sẽ

A. dẫn tới trong cơ thể có dòng tế bào bình thường và dòng mang đột biến.

B. dẫn tới tất cả các tế bào của cơ thể đều mang đột biến.

C. chỉ có cơ quan sinh dục mang đột biến.

D. chỉ các tế bào sinh dưỡng mang đột biến.

Câu 4: Ở lúa có 2n  =  24. Có bao nhiêu NST trong tế bào sinh dưỡng của thể một?         

 A. 25                          B. 23                           C. 26                                       D. 48

Câu 5: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn hạt màu trắng. Trong một phép lai, nếu ở thế hệ F1 có tỉ lệ 35 cây hạt đỏ: 1 cây hạt trắng thì kiểu gen của các cây bố mẹ là:

A. Aa x Aa.                            B. AAAa x AAaa.             C. AAaa x AAaa.              D. AAaa x Aa.

Câu 6: Ở một loài thực vật, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng.

Cho biết các cây tứ bội giảm phân cho giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường, không có

đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, phép lai AAaa × Aaaa cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là:

A. 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.  B. 35 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.

C. 11 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.  D. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.

Câu 7:Thể đa bội thường gặp ở

A. vi sinh vật.              B. thực vật.                 C. thực vật và động vật.                      D. động vật bậc cao.

Câu 8:. Cho một cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa lai với một cây lưỡng bội có kiểu gen Aa. Quá trình giảm phân ở các cây bố mẹ xảy ra bình thường. Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn ở đời con là

A. 1/36.                       B. 1/6.                         C. 1/12.                                   D. 1/2

Câu 9: Ở một loài thực vật, gen A qui định thân cao là trội hoàn toàn so với thân thấp do gen a qui định. Cho cây thân cao 4n có kiểu gen AAaa giao phấn với cây thân cao 4n có kiểu gen Aaaa thì kết quả phân tính ở F1 sẽ là

A. 35 cao: 1 thấp.                   B. 11 cao: 1 thấp.              C. 3 cao: 1 thấp.                D. 5 cao: 1 thấp.

Câu 10: Ở cà độc dược 2n = 24. Số dạng đột biến thể ba được phát hiện ở loài này là

A. 12.                                     B. 24.                                 C. 25.                                 D. 23.

Câu 11: Cơ thể mà tế bào sinh dưỡng đều thừa 2 nhiễm sắc thể trên mỗi cặp tương đồng được gọi là

A. thể ba.                                B. thể ba kép.                     C. thể bốn.                         D. thể tứ bội

Câu 12: Một loài có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 36. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của thể tam bội (3n) được hình thành từ loài này là

A. 108.                                    B. 37.                          C. 54.                                      D. 35.

Câu 13:. Bằng phương pháp tứ bội hoá, từ hợp tử lưỡng bội kiểu gen AA có thể tạo ra thể tứ bội có kiểu gen

A. Aaaa.                      B. AAAA.                   C. AAAa.                    D. AAaa.

Câu 14: Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới

A. một số cặp nhiễm sắc thể. B. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.

C. một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST.                      D. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.

Câu 15: Ở một loài thực vật, gen A qui định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định quả vàng. Cho cây 4n có kiểu gen aaaa giao phấn với cây 4n có kiểu gen AAaa, kết quả phân tính đời lai là

A. 11 đỏ: 1 vàng.                    B. 5 đỏ: 1 vàng.                 C. 1 đỏ: 1 vàng.                 D. 3 đỏ: 1 vàng.

Câu 16: Phát biểu nào dưới đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hóa?

A. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể góp phần hình thành loài mới.

B. Đột biến nhiễm sắc thể thường gây chết cho thể đột biến, do đó không có ý nghĩa đối với quá trình tiến hóa.

C. Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong quá trình tiến hóa vì nó góp phần hình thành loài mới.

D. Đột biến gen cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa của sinh vật.

Câu 17: Thể đa bội lẻ

A. có hàm lượng ADN nhiều gấp hai lần so với thể lưỡng bội.        

B. có tế bào mang bộ nhiễm sắc thể 2n +1.

C. hầu như không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.    

D. có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.

Câu 18: Khi xử lí các dạng lưỡng bội có kiểu gen AA, Aa, aa bằng tác nhân cônsixin, có thể tạo ra được các dạng tứ bội nào sau đây? 1. AAAA ; 2. AAAa ; 3. AAaa ; 4. Aaaa ; 5. aaaa

A. 2, 4, 5.                               B. 1, 2, 3.                           C. 1, 3, 5.                           D. 1, 2, 4.

Câu 19: Phép lai AAaa x AAaa tạo kiểu gen AAaa ở thế hệ sau với tỉ lệ

A. 2/9                                     B. 1/4                                 C. 1/8                                 D. 1/2.

Câu 20: Bằng phương pháp lai xa kết hợp gây đột biến đa bội đã tạo ra

A. thể song nhị bội.     B. thể bốn.                   C. thể ba.                     D. thể tứ bội.

Câu 21: Trong trường hợp bộ NST lưỡng bội (2n) của tế bào sinh vật nhân thực tăng thêm 1 chiếc trong một cặp NST tương đồng thì được gọi là

A. thể bốn.                  B. thể không.               C. thể một.                  D. thể ba.

Câu 22: Thể song nhị bội

A. chỉ sinh sản vô tính mà không có khả năng sinh sản hữu tính.

B. chỉ biểu hiện các đặc điểm của một trong hai loài bố mẹ.

C. có 2n nhiễm sắc thể trong tế bào.

D. có tế bào mang hai bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của hai loài bố mẹ.

Câu 23: Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các loại giao tử 2n được tạo ra từ thể tứ bội có kiểu gen Aaaa là

A. 1AA: 1aa.               B. 1Aa: 1aa.                C. 1AA: 4Aa: 1aa.      D. 4AA: 1Aa: 1aa.

Câu 24: Trong đột biến lệch bội, thể ba được tạo thành từ

A. giao tử n kết hợp với giao tử (n - 1).                                  B. giao tử (n+1) kết hợp với giao tử (n +1).

C. giao tử n kết hợp với giao tử (n+1).                                   D. giao tử n kết hợp với giao tử 2n. 

---(Để xem tiếp nội dung đề và đáp án từ câu 25-34 của tài liệu vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu 34 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Đột biến số lượng nhiễm sắc thể Sinh học 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?