33 Câu hỏi trắc nghiệm vận dụng ôn tập chủ đề dân số và dân cư Việt Nam Địa lí 12 có đáp án

DÂN SỐ - DÂN CƯ VIỆT NAM

Câu 1:  Xu hướng thay đổi cơ cấu dân số thành thị và nông thôn phù hợp vói quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thể hiện ở:

A. Dân số thành thị tăng, dân số nông thôn giảm

B. Dân số thành thị giảm, dân số nông thôn tăng

C. Dân số thành thị tăng, dân số nông thôn không đổi

D. Dân số thành thị không đổi, dân số nông thôn giảm

Câu 2:  Nhận định đúng nhất câu: “Các vùng núi và cao nguyên nước ta dân cư thưa thớt” là do

A. Có lịch sử phát triển lâu đời hơn so với các vùng đồng bằng.

B. Quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, ít các thành phố và đô thị đông dân.

C. Giao thông khó khăn, kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp.

D.   Nhiều tài nguyên khoáng sản còn dưới dạng tiềm năng.

Câu 3:  Năm 2005 diện tích nước ta là 331 212 km2, dân số là 83120 nghìn người. Mật độ dân sốtrung bình của nước ta

A. 250 người/km2.                                                  B. 251 người/km2.

C. 252 người km2.                                                  D.   253 ngưòi /km2.

Câu 4:  Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào

A. Nửa đầu thế kỉ XIX                                            B. Nửa sau thế kỉ XIX

C. Nửa đầu thế kỉ XX                                             D. Nửa sau thế kỉ XX

Câu 5:  Dân cư nông thôn ở nước ta tập trung chủ yếu ở

   A. Các vùng cửa sông.                                B. Dọc theo các con sông lớn. 

   C. Đồng bằng phù sa châu thổ                    D. Các vùng ven biển.

Câu 6:  Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, phần lớn diện tích vùng Tây Nguyên có mật độ dân số ( năm 2007) ở mức

A. Dưới 100 người/km2                                           B. Từ 101 – 200người/km2

C. Từ 201 – 500 người/km2                                     D. Trên 500 người/km2

Câu 7:  Đồng bằng sông Hồng cómật độ dân số cao hơn Đồng bằng sông Cửu Long là do

A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.                              B. Lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

C. Giao thông thuận tiện.                                        D.   Nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có.

Câu 8:  Gia tăng dân số nhanh không dẫn tới hậu quả nào dưới đây?

A. Tạo sức ép lớn tới việc phát triển kinh tế - xã hội

B. Làm suy giảm tài nguyên thiên nhiên và môi trường

C. Làm thay đổi cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn

D. ảnh hưởng việc nâng cao chất lượng của từng thành viên trong xã hội

Câu 9:  Miền núi và cao nguyên ở nước ta có mật độ dân số thấp là do

A. Kinh tế  xã hội chưa phát triển.             B. Khí hậu phân hoá theo độ cao.

C. Thiếu tài nguyên cho sự phát triển công nghiệp.D.   Tài nguyên đất, nước bị hạn chế.

Câu 10:  Dân số nước ta hiện nay đang có xu hướng già đi là do

A. Tỉ lệ sinh giảm.

B. Tỉ lệ tử giảm.

C. Tuổi thọ trung bình tăng.

D.   Kết quả của việc thực hiện công tác dân số và tiến bộ về XH

Câu 11:  Dân số đông đã gây khó khăn cho việc:

A. Phát triển kinh tế                        B. Giải quyết việc làm

C. Nâng cao chất lượng cuộc sống             D. Tất cả các ý trên

Câu 12:  Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là

A. Đồng bằng sông Hồng                                        B. Đồng bằng sông Cửu Long

C. Duyên hải Nam Trung Bộ                                  D. Đông Nam Bộ

Câu 13:  Cho bảng số liệu tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của nước ta từ năm 1995- 2005 (%):

Năm

1995

1999

2003

2005

Tỉ lệ tăng dân số

1,65

1,51

1,47

1,32

Nhận xét rút ra từ bảng trên là tốc độ gia tăng dân số nước ta:

A. Không lớn                                                           B. Khá ổn định

C. Ngày càng giảm                                                  D. Tăng giảm không đều

Câu 14:  Hiện tại cơ cấu nước ta có đặc điểm

A. Là cơ cấu dân số trẻ                                           B. Đang biến đổi chậm theo hướng già hóa

C. Đang biến đổi nhanh theo hướng già hóa           D. Là cơ cấu dân số già

Câu 15:  Về dân số, so với các quốc gia trên thế giới, nước ta là nước

A. Đông dân ( đứng thứ 13 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ)

B. Khá đông dân ( đứng thứ 30 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ)

C. Trung bình ( đứng thứ 90 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ)

D. Ít dân ( đứng thứ 130 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ)

Câu 16:  Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 15, khu vực có mật độ dân số cao cũng như tập trung hầu hết các đô thị lớn của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố ở

A. Dải ven biên giới Việt Nam – Campuchia          B. Dải ven biển

C. Dải ven sông Tiền, sông Hậu                              D. Vùng bán đảo Cà Mau

Câu 17:  Hiện tượng bùng nổ dân số nước ta xảy ra bắt đầu vào thời kì

A. 1930-1945.                 B. 1954 - 1960.                C. 1965 - 1975.               D.   1980 - 1990.

Câu 18:  Về dân số, nước ta đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á sau

A. Inđônêxia, Thái Lan                                            B. Malaixia, Philippin

C. Inđônêxia, Malaixia                                            D. Inđônêxia, Philippin

Câu 19:  Thuận lợi của số dân đông là:

A. Nguồn lao động dồi dào                                     B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn

C. Có nguồn lao động xuất khẩu lớn                      D. Câu A và B đúng

Câu 20:  Cần giảm tỉ lệ tăng dân sốở nước ta là vì

A. Kinh tế chưa phát triển.                                    B. Phân bố dân cư không đều.

C. Kết cấu dân số trẻ và dân số đông.                   D.   Nhiều thành phần dân tộc.

Câu 21:  Tính bất hợp lí của sự phân bố dân cư nước ta thể hiện ở:

A. Nơi nhiều tài nguyên, thiếu lao động                 B. Nơi tài nguyên có hạn, thừa lao động

C. Không đồng đều trên lãnh thổ                            D. Câu A và B đúng

Câu 22:  Thời gian qua, mức gia tăng dân số ở nước ta giảm do

A. Quy mô dân số giảm

B. Dân số có xu hướng già hóa

C. Kết quả của chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình

D. Tỉ lệ người trong độ tuổi sinh đẻ giảm

Câu 23:  Nhận định đúng: “Việc giải quyết vấn đề dân số cần kết hợp với các giải pháp kinh tế” là

A. Kinh tế phát triển, người dân không ngại sinh đẻ.

B. Kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống tăng, ý thức kế hoạch hóa gia đình của người dân được nâng cao.

C. Kinh tế phát triển, số phụ nữ tham gia trực tiếp vào lao động sản xuất nhiều, nên ngại sinh

D.   Kinh tế phát triển, cần nhiều lao động, là động lực để sinh đẻ nhiều

Câu 24:  Giải pháp hiệu quả nhất để giảm bớt sự chênh lệch dân số giữa đồng bằng và miền núi là

A. Chuyển bớt dân ở thành thị về các vùng nông thôn.

B. Đưa dân ở các vùng đồng bằng, ven biển đến các vùng núi, cao nguyên.

C. Thực hiện chính sách di dân tự do để tự điều hoà dân sốgiữa các vùng.

D.   Phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng cơ sở, thu hút đầu tư vào vùng núi, cao nguyên để thu hút lao động của các vùng đồng bằng.

ĐÁP ÁN

1

A

13

C

2

C

14

C

3

C

15

A

4

D

16

C

5

C

17

B

6

A

18

C

7

B

19

D

8

C

20

C

9

A

21

D

10

D

22

C

11

D

23

B

12

A

24

D

---(Nội dung đề và đáp án từ câu 25-33 của tài liệu các em vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)--- 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu 33 Câu hỏi trắc nghiệm vận dụng ôn tập chủ đề dân số và dân cư Việt Nam Địa lí 12 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?