30 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Este có đáp án
Câu 1. Số este đơn chức có chung công thức phân tử C5H10O2 là:
A. 9 este.
B. 7 este.
C. 8 este.
D. 10 este
HCOOC4H9 4đp
CH3COOC3H7 2đp
C2H5COOC2H5 1đp
C3H7COOCH3 2đp
Câu 2. Thủy phân vinyl axetat trong dung dịch NaOH thu được:
A. axit axetic và ancol vinylic
B. natri axetat và ancol vinylic
C. natri axetat và anđehit axetic
D. axit axetic và anđehit axetic
CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3-CH=O
Câu 3.Cho các este: C6H5OCOCH3 (1); CH3COOCH=CH2 (2); CH2=CH-COOCH3 (3); CH3-CH=CH-OCOCH3 (4); (CH3COO)2CH-CH3 (5)
Những este nào khi thủy phân không tạo ra ancol?
A. 1 , 2 , 4 , 5
B. 1 , 2 , 4
C. 1 , 2 , 3
D. 1 , 2 , 3 , 4 , 5
1. CH3COOC6H5 + H2O → CH3COOH + C6H5OH (phenol)
2. CH3COOCH=CH2 + H2O → CH3COOH + CH3CHO (andehit)
3. CH2=CH−COOCH3 + H2O ⇌ CH2=CH−COOH + CH3OH (ancol)
4. CH3COO−CH=CH−CH3 + H2O→CH3COOH + CH3−CH2−CHO
5. (CH3COO)2CH-CH3 + 2H2O → 2CH3COOH + CH3CHO + H2O (andehit)
Câu 4. Este X mạch hở có công thức phân tử C5H8O2, được tạo bởi một axit Y và một ancol Z. Vậy Y không thể là:
A. C3H5COOH.
B. CH3COOH.
C. HCOOH.
D. C2H5COOH.
Do trong X có số liên kết pi là 2, 1 trong COO, 1 trong gốc hidrocacbon, có thể có 2 trường hợp xảy ra:
+ TH1: ancol no, axit không no ⇒ 4 > Số C trong axit > 2.
+ TH2: ancol không no, axit no ⇒ số C trong ancol > 2 ⇒ Số C trong axit < 3.
⇒ axit không thể là C2H5COOH.
Câu 5. Có thể phân biệt HCOOCH3 và CH3COOC2H5 bằng:
A. CaCO3.
B. AgNO3.
C. H2O.
D. Dung dịch Br2.
Do HCOOCH3 có nhóm CHO nên có khả năng phản ứng tráng bạc, điều mà CH3COOC2H5 không có.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây SAI:
A. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
B. Trong công nghiệp có thể chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn.
C. Số nguyên tử hidro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa chất béo là axit béo và glixerol.
Đáp án A đúng vì ancol có liên kết hiđro nên có nhiệt độ sôi cao hơn este có cùng phân tử khối.
Đáp án B đúng. Trong công nghiệp có thể chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn bằng phản ứng hiđro hóa.
Đáp án C đúng. CTC của este là CnH2n + 2 - 2k - 2xO2x nên este đơn chức và đa chức luôn là một số chẵn.
Đáp án D sai. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hóa chất béo là xà phòng và glixerol.
Câu 7. Để điều chế este của phenol, ta có thể dùng phản ứng giữa phenol với:
A. Axit cacboxylic
B. Anhiđrit axit
C. Halogenua axit
D. Anhiđrit axit hoặc halogenua axit
Phenol không thể tác dụng trực tiếp với axit theo phản ứng este hoá
Do đó nếu muốn điều chế este của phenol thì phải cho tác dụng với những chất có khả năng OXH mạnh hơn như là anhiđrit axit hoặc halogenua axit
Câu 8. Cho các nhận định sau:
1. Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có mạch C dài không phân nhánh.
2. Lipit gồm các chất béo, sáp, steroid, photpholipit,...
3. Chất béo là chất lỏng
4. Chất béo chứa các gốc axit không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.
5. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
6. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động vật, thực vật.
Số nhận định đúng là:
A. 5
B. 2
C. 4
D. 3
1. Sai, vì chất béo là trieste của axit monocacboxylic có số C chẵn từ 12-24, không phân nhánh
3. Sai, vì chất béo no là chất rắn
5. Sai, vì phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng 1 chiều
Vậy có 3 ý đúng.
Câu 9. Etyl axetat có thể phản ứng với chất nào sau đây?
A. Dung dịch NaOH
B. Natri kim loại
C. Dung dịch AgNO3 trong nước amoniac
D. Dung dịch Na2CO3
CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C2H5OH
Câu 10. Cho các phản ứng sau:
1) Thủy phân este trong môi trường axit.
2) Thủy phân este trong dung dịch NaOH, đun nóng.
3) Cho este tác dụng với dung dịch KOH, đun nóng.
4) Thủy phân dẫn xuất halogen trong dung dịch NaOH, đun nóng.
5) Cho axit hữu cơ tác dụng với dung dịch NaOH.
Các phản ứng không được gọi là phản ứng xà phòng hóa là:
A. 1, 2, 3, 4
B. 1, 4, 5
C. 1, 3, 4, 5
D. 3, 4, 5
Phản ứng xà phòng hóa là phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm. ⇒ 1,4,5 không phải phản ứng xà phòng hóa.
Câu 11. Trong phản ứng este hoá giữa ancol và một axit hữu cơ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều tạo ra este khi:
A. Cho ancol dư hay axit hữu cơ dư.
B. Giảm nồng độ ancol hay axit hữu cơ.
C. Dùng chất hút nước hay tách nước. Chưng cất ngay để tách este.
D. Cả 2 biện pháp A, C
Để phản ứng este hóa chuyển dịch theo chiều thuận ⇒ tăng nồng độ chất tham gia, dùng H2SO4 đặc để hút bớt nước và chưng cất ngay este mới sinh
Câu 12. Đặc điểm của phản ứng este hóa là:
A. Phản ứng thuận nghịch cần đun nóng và có xúc tác bất kì.
B. Phản ứng hoàn toàn, cần đun nóng, có H2SO4 đậm đặc xúc tác.
C. Phản ứng thuận nghịch, cần đun nóng, có H2SO4 đậm đặc xúc tác.
D. Phản ứng hoàn toàn, cần đun nóng, có H2SO4 loãng xúc tác.
Phản ứng este hóa là phản ứng giữa axit cacboxylic, là phản ứng thuận nghịch, cần nhiệt độ và xúc tác H2SO4 đặc
Câu 13. Este CH3COOCH=CH2 tác dụng với những chất nào?
A. H2/Ni
B. Na
C. H2O/H+
D. Cả A, C
Este có chứa nối đôi ⇒ tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit và phản ứng cộng H2
Câu 14. Sản phẩm thủy phân este trong dung dịch kiềm thường là hỗn hợp:
A. ancol và axit
B. ancol và muối
C. muối và nước
D. axit và nước
RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
Câu 15. Chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A. C4H9OH
B. C3H7COOH
C. CH3COOC2H5
D. C6H5COOH
Do este không có liên kết hiđro giữa các phân tử như ancol và axit nên có nhiệt độ sôi thấp nhất
Câu 16. Dùng những hoá chất nào để nhận biết axit axetic (1), axit acrylic (2), anđehit axetic (3), metyl axetat (4)?
A. quỳ tím, nước brôm, dd AgNO3/NH3
B. quỳ tím, dd KMnO4, dd AgNO3/NH3
C. Quỳ tím, dd NaOH
D. Cả A, B
- Dùng quỳ tím: nhận biết 2 nhóm: nhóm I làm đổi màu quỳ tím là (1); (2). Nhóm II còn lại là (3), (4)
- Trong nhóm I: dùng Br2/KMnO4 để nhận biết chất có gốc hidrocacbon không no (2)
- Trong nhóm II: dùng dd AgNO3/NH3 để nhận biết andehit
Câu 17. Este X có CTCP C4H6O2.Biết X thuỷ phân trong môi trường kiềm tạo ra muối và anđêhit. Công thức cấu tạo của X là.
A. CH3COOCH= CH2
B. HCOOCH2- CH= CH2
C. HCOOCH2- CH= CH2
D. CH3COOCH2CH3
Gốc ancol có C bậc 1 mang nối đôi gắn trực tiếp với nhóm RCOO –
⇒ chuyển thành andehit
Câu 18. Nhiệt độ sôi của các chất được sắp xếp theo thứ tự tăng dần đúng là
A. C2H5Cl < CH3COOH < C2H5OH.
B. C2H5Cl < CH3COOCH3 < C2H5OH < CH3COOH.
C. CH3OH < CH3CH2OH < NH3 < HCl.
D. HCOOH < CH3OH < CH3COOH < C2H5F.
Ta có thứ tự tăng dần nhiệt độ sôi: ankan < este < anđehit < amin < ancol < axit.
Đáp án A sai vì C2H5Cl < C2H5OH < CH3COOH.
Đáp án B thỏa mãn.
Đáp án C sai vì CH3OH < CH3CH2OH < HCl < NH3.
Đáp án D sai vì CH3OH < C2H5F < HCOOH < CH3COOH
Câu 19. Este nào sau đây khi thủy phân trong môi trường kiềm tạo ra 2 muối hữu cơ?
A. C6H5COOCH2CH=CH2.
B. CH2=CHCH2COOC6H5.
C. CH3COOCH=CHC6H5.
D. C6H5CH2COOCH=CH2.
B
C6H5COOCH2CH=CH2 + NaOH → C6H5COONa + CH2=CH-CH2OH CH2=CHCH2COOC6H5 + 2NaOH → CH2=CHCOONa + C6H5ONa + H2O CH3COOCH=CHC6H5 + NaOH → CH3COONa + C6H5CH2CHO C6H5CH2COOCH=CH2 + NaOH → C6H5CH2COONa + CH3CHO
Câu 20. Cho công thức chất X là C3H5Br3. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH dư tạo ra một hợp chất tạp chức của ancol bậc I và anđehit. Công thức cấu tạo của X là
A. CH3-CHBr-CHBr2.
B. CH2Br-CH2-CHBr2.
C. CH2Br-CHBr-CH2Br.
D. CH3-CBr2-CH2Br.
Muốn tạo ra andehit cần có 2 nhóm Br đính vào C bậc 1 → loại C, D
Vì X khi X tạo ancol bậc 1 nên 1 nhóm Br còn lại đính với C bậc 1 → loại A CH2Br-CH2-CHBr2 + 3NaOH → CH2(OH)-CH2-CHO + H2O + 3NaBr.
Đáp án B.
Câu 21. Trong các chất sau, chất nào khi thuỷ phân trong môi trường axit tạo thành sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương?
A. HCOOC2H5
B. (CH3COO)2CH3
C. CH3COOC2H5
D. Không có chất nào trong những chất trên.
A thủy phân trong môi trường axit tạo axit fomic, có phản ứng tráng bạc
Câu 22. Một hợp chất hữu cơ đơn chức có công thức C3H6O2 không tác dụng với kim loại mạnh, chỉ tác dụng với dung dịch kiềm, nó thuộc dãy đồng đẳng:
A. Ancol.
B. Este.
C. Andehit.
D. Axit.
Hợp chất đơn chức ứng với CT C3H6O2: axit hoặc este. Theo đề bài, không có phản ứng với KL mạnh ⇒ thuộc dãy đồng đẳng este
Câu 23. Đối với phản ứng este hoá, yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến vận tốc phản ứng?
(1) Nhiệt độ
(2) Bản chất các chất phản ứng
(3) Nồng độ các chất phản ứng
(4) Chất xúc tác
A. (1), (2), (3)
B. (2), (3), (4)
C. (1) (3) (4)
D. (1) (2) (3) (4)
Cả 4 yếu tố đều ảnh hưởng đến vận tốc của phản ứng.
Câu 24. Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3OCOCH2CH3. Tên gọi của X là
A. etyl propionat
B. Metyl propionat
C. metyl axetat
D. propyl axetat
Đáp án B: Metyl propionat
Câu 25. Chất nào sau đây cho kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2 khi đun nóng.
A. HCHO
B. HCOOCH3
C. HCOOC2H5
D. Cả 3 chất trên.
Cả 3 chất đều có tính chất của andehit ⇒ đều tạo kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2
Câu 26. Mệnh đề nào sau đây không đúng?
A. Metyl fomat có CTPT là C2H4O2.
B. Metyl fomat là este của axit etanoic.
C. Metyl fomat có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
D. Thuỷ phân metyl fomat tạo thành ancol metylic và axit fomic.
Đáp án A đúng. Metyl fomat là HCOOCH3 có CTPT là C2H4O2.
Đáp án B sai vì metyl fomat là este của axit fomic.
Đáp án C đúng.
HCOOCH3 + 2AgNO3 + 3NH3 → CH3COONH4 + 2Ag↓ + 3NH3 + H2O
Đáp án D đúng. HCOOCH3 + H2O → HCOOH + CH3OH
Câu 27. Khi thủy phân bất kì một chất béo nào thì cũng luôn thu được:
A. Axit oleic
B. Glixerol
C. Axit stearic
D. Axit panmitic
Đáp án B Glixerol
Câu 28. Benzyl axetat là một este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là:
A. C6H5-COO-CH3
B. CH3-COO-CH2-C6H5
C. CH3-COO-C6H5
D. C6H5-CH2-COO-CH3
Đáp án B benzyl axetat lại là mùi hoa nhài. theo tên ta cũng có thế viết được CTCT của nó là CH3COOCH2C6H5
Câu 29. Este nào sau đây thủy phân cho hỗn hợp 2 chất hữu cơ đều tham gia phản ứng tráng bạc?
A. CH3COOC2H5.
B. CH3COOCH=CH2.
C. HCOOCH2CH=CH2.
D. HCOOCH=CH-CH3.
CH3COOC2H5 + NaOH → CH3COONa + C3H5OH
CH3COOCH=CH2 + NaOH → CH3COONa + CH3CHO
HCOOCH2CH=CH2 + NaOH → HCOONa + CH2=CHCH2OH
HCOOCH=CH-CH3 + NaOH → HCOONa + CH3-CH2CHO
Este thủy phân cho hỗn hợp hai chất hữu cơ đều tham gia phản ứng tráng bạc là HCOOCH=CH-CH3
Câu 30. Phản ứng nào sau đây dùng để điều chế xà phòng?
A. Đun nóng axit béo với dung dịch kiềm.
B. Đun nóng chất béo với dung dịch kiềm.
C. Đun nóng glixerol với các axit béo.
D. Cả A, B đều đúng.
Xà phòng là muối của natri của các axit béo (RCOONa).
Khi đun axit béo với kiềm: RCOOH + NaOH → RCOONa + H2O.
Khi đun chất béo với kiềm: C3H5(OOCR)3 + 3NaOH → C3H5(OH)3 + 3RCOONa
...
Trên đây là phần trích dẫn nội dung 30 Câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết Este có đáp án môn Hóa học 12 năm 2019-2020, để xem nội dung đáp án đầy đủ, chi tiết phần tự luận vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy!
Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm một số tài liệu cùng chuyên mục tại đây:
- Tổng ôn kiến thức chương este môn Hoá học 12 năm 2019 - 2020
- Đề kiểm tra Chương 1 Este - Chất béo môn Hóa học 12 năm 2019 - 2020
Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp tới!