CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM ĐỊA LÍ DÂN CƯ LỚP 12
Mức độ vận dụng và vận dụng cao
Câu 1. Cơ cấu sử dụng lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta có sự thay đổi do
A. Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần kinh tế,cơ chế thị trường
B. Quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa
C. Quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu,xu hướng chuyển dịch lao động của thế giới
D. Tác động của cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại
Câu 2. Năm 2014, nước ta có dân số là 90,7 triệu người, diện tích tự nhiên phần đất liền là 331212 km2, vậy mật độ dân số nước ta là:
A. 237,8 người/km2 B. 373,8 người/km2
C. 283,8 người/km2 D. 273,8 người/km2
Câu 3. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới mật độ dân số của vùng đồng bằn sông Hồng cao gấp 3 lần so với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long là:
A. Đồng bằng sông Hồng có điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn
B. Đồng bằng sông Hồng là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động từ các vùng khác đến
C. Đồng bằng sông Hồng có lịch sử khai thác lâu đời hơn
D. Đồng bằng sông Hồng có nhiều làng nghề thủ công truyền thống
Câu 4. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, năm 2007,tỉ lệ dân thành thị và nông thôn của nước ta lầnlượt là:
A. 24,7% và 75,33% B. 73,6% và 26,4%
C. 26,7% và 73,33% D. 27,4% và 72,6%
Câu 5. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi cơ cấu lao động đang làm việc phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn 1995 - 2007?
A. giảm tỉ trọng lao động đang làm việc trong ngành dịch vụ và công nghiệp - xây dựng.
B. tỉ trọng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đều giảm.
C. Tỉ trọng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế đều tăng.
D. Tỉ trọng lao động đang làm việc trong các ngành nông, lâm, thủy sản luôn chiếm cao nhất.
Câu 6. Năng suất lao động xã hội của nước ta còn thấp chủ yếu là do
A. Cơ sở hạ tầng còn hạn chế B. Phân bố lao động không đều
C. Cơ cấu kinh tế chậm thay đổi D. Trình độ lao động chưa cao.
Câu 7. Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta là
A. xây dựng các nhà máy công nghiệp quy mô lớn.
B. phân bố lại lực lượng lao động trên quy mô cả nước
C. hợp tác lao động quốc tế để xuất khẩu lao động.
D. đẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp và dịch vụ ở các đô thị.
Câu 8. Lao động phổ thông tập trung quá đông ở khu vực thành thị sẽ
A. có điều kiện để phát triển các ngành công nghệ cao.
B. khó bố trí, xắp xếp và giải quyết việc làm.
C. Có điều kiện để phát triển các ngành dịch vụ.
D. giải quyết được nhu cầu việc làm ở các đô thị lớn.
Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết tỉ lệ dân số thành thị nước ta năm 2007 là:
A. 20,8% B. 26,9% C. 24,2% D. 27,4%
Câu 10. Phát biểu nào sau đây đúng về quá trình đô thị hóa ở nước ta?
A. Tỉ lệ dân thành thị ở đồng bằng sông Hồng cao hơn Đông Nam Bộ.
B. Đông Nam Bộ là nơi có số lượng đô thị nhiều nhất.
C. Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng có trình độ đô thị hóa thấp so với trung bình cả nước
D. Đồng bằng sông Hồng có số dân đô thị đông nhất nước ta.
Câu 11. Ý nào sau đây không còn chính xác với đặc điểm dân cư nước ta hiện nay?
A. Tỉ số giới tính khi sinh mất cân đối, nam nhiều hơn nữ.
B. Dân số đang có sự biến đổi nhanh về cơ cấu nhóm tuổi.
C. Cơ cấu dân số trẻ, tốc độ tăng ngày càng nhanh gây bùng nổ dân số.
D. Dân cư phân bố chưa hợp lí giữa đồng bằng và miền núi.
Câu 12. Dân số nước ta có nhiều thành phần dân tộc không tạo ra thuận lợi nào sau đối với phát triển kinh tế - xã hội?
A. Đời sống tinh thần của người dân phong phú.
B. Tạo tài nguyên nhân văn phát triển du lịch.
C. Kinh nghiệm sản xuất phong phú.
D. Nguồn lao động dồi dào.
Câu 13. Bất hợp lí trong phân công lao động là hậu quả của việc
A. nước ta có dân số đông. B. có nhiều thành phần dân tộc
C. cơ cấu dân số thuộc loại trẻ. D. phân bố dân cư chưa hợp lí.
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 15, nhận xét nào sau đây đúng về tình hình dân số Việt Nam qua các năm?
A. Từ 1960 - 2007,dân số nông thôn tăng 36,6 triệu người, dân số thành thị tăng 18,64 triệu người.
B. Từ 1960 - 2007, dân số nông thôn tăng gấp 1,95 lần so với số dân thành thị.
C. Tổng số dân nước ta năm 2007 tăng 65 triệu người so với năm 1960.
D. Dân số nước ta tăng nhanh, dân số nông thôn tăng ít hơn dân số thành thị.
Câu 15. Chất lượng lao động nước ta còn nhiều hạn chế, nguyên nhân là
A. nguồn lao động chưa thật cần cù, chịu khó
B. người lao động phần lớn còn thiếu kinh nghiệm
C. tính sáng tạo của người lao động chưa thật cao
D. công tác đào tạo lao động chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội
Câu 16. Năng suất lao động ở nước ta hiện thuộc nhóm thấp nhất thế giới, nguyên nhân là
A. trình độ khoa học kỹ thuật và chất lượng lao động thấp
B. trình độ đô thị hóa thấp
C. phân công lao động xã hội theo ngành còn chậm chuyển biến
D. phân bố lao động xã hội theo ngành còn chậm chuyển biến
Câu 17. Lực lượng lao động nước ta năm 2015 là 53,98 triệu người phân theo các khu vực kinh tế lần lượt là khu vực 1: 23, 26 triệu người; khu vực 2: 12,02 triệu người; khu vực 3: 18,70 triệu người. Tỉ lệ lao động phân theo khu vực lần lượt là:
A. 44,1%; 23%; 33,9%. B. 43,0%; 22,5%; 33,9%.
C. 43,1%; 22,3%; 34,6%. D. 44,1%; 24,3%; 33,9%.
Câu 18. Để giảm tình trạng di dân tự do vào các đô thị, giải pháp lâu dài và chủ yếu là:
A. phát triển mạng lưới đô thị hợp lí đi đôi với xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, đẩy mạnh công nghiệp hóa nông thôn.
B. xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng ở đô thị.
C. hạn chế sự gia tăng dân số tự nhiên ở cả nông thôn và thành thị.
D. phát triển và mở rộng mạng lưới các đô thị để tăng sức chứa dân cư.
Câu 19. Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay chủ yếu nhằm:
A. thúc đẩy phân công lao động xã hội.
B. mở rộng thị trường trong và ngoài nước
C. phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
D. giảm tỉ lệ thiếu việc các vùng nông thôn nước ta
Câu 20. Ý nào sau đây không đúng về sự gia tăng dân số thành thị ở nước ta?
A. Gia tăng dân số tự nhiên thấp hơn mức trung bình cả nước
B. Mức gia tăng dân số nhìn chung thấp hơn so với nông thôn.
C. Phản ánh quá trình mở rộng địa giới của đô thị diễn ra mạnh.
D. Phản ánh quá trình di dân tự do từ nông thôn ra thành thị.
Các dân tộc thiểu số của nước ta phân bố không phổ biến ở khu vực nào
A. Ở vùng sâu, vùng xa. B. Các vùng biên giới.
C. Các huyện đảo. D. Các vùng giao thông vận tải khó khăn.
Câu 22. Nhận định nào sau đây không đúng về cơ cấu dân số theo tuổi hiện tại của nước ta?
A. Là thời kì lực lượng lao động của nước ta đạt mức tối ưu về số lượng cũng như chất lượng.
B. Là thời kì tạo ra cơ hội vàng để nước ta phát triển kinh tế với một tiềm lực lao động dồi dào nhất.
C. Là thời kì dân số có lực lượng trong độ tuổi lao động lớn nhất và tỉ lệ người phụ thuộc thấp nhất.
D. Là thời kì chuyển tiếp của dân số từ cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu dân số già.
Đáp án trắc nghiệm Phần Địa lí dân cư môn Địa lý lớp 12 câu 1 - 22
1. A | 2. D | 3. C | 4. D | 5. D | 6. D | 7. D | 8. B | 9. D | 10. C | 11. C |
12. D | 13. D | 14. B | 15. D | 16. A | 17. C | 18. A | 19. D | 20. D | 21. C | 22. A |
{-- Nội dung đề, đáp án từ câu 23 - 28 và lời giải chi tiết của tài liệu câu hỏi trắc nghiệm Phần Địa lí dân cư môn Địa lý lớp 12 các bạn vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
Chúc các em học tập tốt !