15 dạng công thức tổng quát cần ghi nhớ trong chương Sóng ánh sáng môn Vật lý 12

SÓNG ÁNH SÁNG

1. Tán sắc – Lăng kính:

\(\begin{array}{l} \sin {i_1} = n.\sin {r_1}\,\,(1)\\ \sin {i_2} = n.\sin {r_2}\,\,(2)\\ A = {r_1} + {r_2}\,\,\,(3)\\ D = {i_1} + {i_2} - A\,\,\,(4) \end{array}\)

* Đặc biệt: Khi A, i1 << 100 thì D = A(n-1)

2. Thang sóng điện từ:

Trong chân không, bước sóng ánh sáng nhìn thấy (0,38-0,76 m) tính bước sóng lớn đến nhỏ tương ứng các màu Đỏ (11) -  Cam (5) – Vàng (3) – Lục (6) – Lam (5) – Chàm (2)- Tím (6)

3. Một ánh sáng đơn sắc qua nhiều môi trường trong suốt :

- Không đổi: Màu sắc, tần số, không tán sắc.

- Thay đổi: Vận tốc v = \(\frac{c}{n}\) , bước sóng  \(n = \frac{{{\lambda _o}}}{\lambda }\)

4. Nhiều ánh sáng đơn sắc qua một môi trường:

* Nhận xét:

- Ánh sáng bước sóng lớn thì chiết suất nhỏ n = A+ \(\frac{B}{{{\lambda ^2}_0}}\)

- Bước sóng càng nhỏ → Lệch nhiều, đi chậm (do NL lớn), khả năng PXTP càng cao.

5. Giao thoa Yâng:  

* Hiệu đường đi (hiệu quang trình) :  \(\Delta d = {d_2} - {d_1} = \frac{{ax}}{D}\)

* Khoảng vân i   : \(i = \frac{{\lambda D}}{a}\)        

* Vị trí (toạ độ) vân sáng: xs=ki

* Vị trí (toạ độ) vân tối: xt=  \((k - \frac{1}{2})i\)

6. GT trong môi trường trong suốt chiết suất n:

Bước sóng và khoảng vân đều giảm n lần :  

\(\lambda ' = \frac{\lambda }{n};\,\,\,\,i' = \frac{i}{n}\)

7. Nguồn sáng S di chuyển:

Song song với S1S2 thì hệ vân di chuyển ngược chiều và khoảng vân i vẫn không đổi.

\(\frac{{\Delta x}}{{\Delta y}} = \frac{{{D_x}}}{{{D_y}}}\)

8. Đặt một bản mỏng dày e, chiết suất n :

Hệ vân sẽ dịch chuyển về phía có bản mỏng một đoạn:

\(\Delta x = \frac{{(n - 1)eD}}{a}\)

9.GT trong vùng giao thoa có bề rộng L:

- Bước 1: Xem điểm rìa màn là gì (làm tròn)  \(\frac{{{x_M}}}{i} = \frac{L}{{2i}}\)

- Bước 2: Lập luận tìm số sáng, số tối.

10. Xác định số vân sáng, vân tối giữa hai điểm M, N có toạ độ x1, x2

   + Vân sáng: x1 < ki < x2

   + Vân tối:    x1 < (k - 0,5) i < x2

 Số giá trị k Î Z là số vân sáng (tối) cần tìm

Lưu ý: M và N khác phía với vân trung tâm thì x1 và x2 khác dấu.

11. Sự trùng nhau của các bức xạ l1, l2 :

- Bước 1: Vị trí trùng xs = k1i1 = k2i2

⇒  k1l1 = k2l2

\(\Rightarrow \frac{{{k_1}}}{{{k_2}}} = ?\)

- Bước 2: Lập bảng – Biện luận theo đề.

12. Trùng nhau 3 bức xạ:

- Bước 1: Vị trí trùng

k1l1 = k2l2 = k3l3  

- Bước 2: BCNN của mẫu cũng chính là giá trị k1, quy đồng phân số tìm k2 và k3

13. Giao thoa ánh sáng trắng:

 - Tại VT trung tâm O: Vạch màu trắng.

- Màu sắc các vùng Quang phổ giống cầu vồng, càng xa trung tâm càng kém rõ nét.

- Độ rộng : \({\Delta _k} = k\left( {{i_d} - {i_t}} \right)\)

14. Phương pháp Mode 7 thống kê:

* Dùng để giải các bài toán thống kê các giá trị bước sóng cho vân sáng, vân tối tại 1 vị trí nào đó trong giao thoa ánh sáng trắng, ánh sáng đa sắc.

Bước 1: Mode 7 và nhập hàm : l = f(k).

Bước 2: Start 1 = End 20 = Step 1 = KQ và biện luận.

15. Bài toán tính vân sáng:

* Bài tập 1: Giao thoa 2 bức xạ, tính số vân trên MN.

GIẢI: Số vân sáng màu 1: N1, số vân sáng màu 2: N2 , số vân trùng N12. Vậy số vân quan sát được là N1 + N2 – N12.

* Bài tập 2: Giao thoa 3 bức xạ, tính số vân trên MN.

- Số vân màu 1: N­1

- Số vân màu 2: N­2

- Số vân màu 3: N­3

- Số vân 1 trùng 2: N12

- Số vân 2 trùng 3: N23

- Số vân 3 trùng 1: N13

- Số vân trùng 3 bức xạ (cùng màu với vân TT) N123.

a.Số vân thấy được giữa hai vân sáng liên tiếp cùng màu với vân chính giữa:

N1+N2+N3 - (N12+N13+N23)

b. Số vân sáng thấy được trên màn (trên đoạn MN)

N = N1+N2+N3 - (N12+N13+N23)+ N123

* Giải thích: Khi tính N1+N2+N3  thì ta đã tính N12, N13,N23 mỗi loại 2 lần (trong đó N123 được tính 3 lần). Vậy ta phải trừ đi N12+N13+N23 một lần (trong đó đã trừ N123 3 lần). Kết quả phải cộng N123 một lần.

c. Số vân có màu khác vân trung tâm:

N = N1+N2+N3 - (N12+N13+N23)

* Giải thích: Khi tính N1+N2+N3  thì ta đã tính N12, N13,N23 mỗi loại 2 lần (trong đó N123 được tính 3 lần). Vậy ta phải trừ đi N12+N13+N23 một lần (trong đó đã trừ N123 3 lần). Kết quả không có vân N­123 nào được tính.

d. Số vân riêng lẻ (có 3 màu ứng với 3 bức xạ, không có vân trùng nhau)

- Số vân sáng màu 1 đã trừ vân trùng:

N1- (N12+N13)+ N123

- Số vân sáng màu 2 đã trừ vân trùng:

N2- (N12+N23)+ N123

-Số vân sáng màu 3 đã trừ vân trùng:

N3- (N23+N13)+ N123

Cộng (1)+ (2)+ (3) được Kết quả là:

N = N1+N2+N3 - 2(N12+N13+N23)+ 3N123.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung Tài liệu 15 dạng công thức tổng quát cần ghi nhớ trong chương Sóng ánh sáng môn Vật lý 12. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?