128 câu trắc nghiệm Dao động cơ trong Đề thi tuyển sinh từ 2006-2016

NGÂN HÀNG ĐỀ THI ĐẠI HỌC- CAO ĐẲNG & THPT QUỐC GIA

CÁC NĂM 2006-2016

BỘ CÂU HỎI TỔNG HỢP & GIẢI CHI TIẾT PHẦN DAO ĐỘNG CƠ

 

Câu 1(CĐ 2007): Một vật nhỏ dao động điều hòa có biên độ A,  chu kì dao động  T , ở thời điểm ban đầu to = 0 vật đang ở vị trí biên. Quãng đường mà vật đi được từ thời điểm ban đầu đến thời điểm t = T/4  là

A.A/2 .                       B. 2A .                                      C. A/4 .                      D. A

Câu 2(CĐ 2007): Khi đưa một con lắc đơn lên cao theo phương thẳng đứng (coi chiều dài của con lắc không đổi) thì tần số dao động điều hoà của nó sẽ

A. giảm vì gia tốc trọng trường giảm theo độ cao.

B. tăng vì chu kỳ dao động điều hoà của nó giảm.

C. tăng vì tần số dao động điều hoà của nó tỉ lệ nghịch với gia tốc trọng trường.

D. không đổi vì chu kỳ dao động điều hoà của nó không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường

Câu 3(CĐ 2007): Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về dao động cơ học?

A. Hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) xảy ra khi tần số của ngoại lực điều hoà bằng tần số dao động riêng của hệ.

B. Biên độ dao động cưỡng bức của một hệ cơ học khi xảy ra hiện tượng cộng hưởng (sự cộng hưởng) không phụ thuộc vào lực cản của môi trường.

C. Tần số dao động cưỡng bức của một hệ cơ học bằng tần số của ngoại lực điều hoà tác dụng lên hệ ấy.

D. Tần số dao động tự do của một hệ cơ học là tần số dao động riêng của hệ ấy.

Câu 4(CĐ 2007): Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k không đổi, dao động điều hoà. Nếu khối lượng m = 200 g thì chu kì dao động của con lắc là 2 s. Để chu kì con lắc là 1 s thì khối lượng m bằng

  1. 200 g.                   B. 100 g.                     C. 50 g.                      D. 800 g. 

Câu 10 (ĐH – 2007): Nhận định nào sau đây sai khi nói về dao động cơ học tắt dần?

A. Dao động tắt dần có động năng giảm dần còn thế năng biến thiên điều hòa.

B. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

C. Lực ma sát càng lớn thì dao động tắt càng nhanh.

D. Trong dao động tắt dần, cơ năng giảm dần theo thời gian. 

Câu 12(ĐH – 2007): Một con lắc lò xo gồm vật có khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa. Nếu tăng độ cứng k lên 2 lần và giảm khối lượng m đi 8 lần thì tần số dao động của vật sẽ

A. tăng 2 lần.                        B. giảm 2 lần.            C. giảm 4 lần.                        D. tăng 4 lần.

Câu 16(CĐ 2008): Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực cưỡng bức.

B. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.

C. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.

D. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức.

Câu 17(CĐ 2008): Một vật dao động điều hoà dọc theo trục Ox với phương trình x = Asinωt. Nếu chọn gốc toạ độ O tại vị trí cân bằng của vật thì gốc thời gian t = 0 là lúc vật

A. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần dương của trục Ox.     

B. qua vị trí cân bằng O ngược chiều dương của trục Ox.

C. ở vị trí li độ cực đại thuộc phần âm của trục Ox.            

D. qua vị trí cân bằng O theo chiều dương của trục Ox. 

Câu 20(ĐH – 2008): Cơ năng của một vật dao động điều hòa

    A. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng một nửa chu kỳ dao động của vật.

    B. tăng gấp đôi khi biên độ dao động của vật tăng gấp đôi.

    C. bằng động năng của vật khi vật tới vị trí cân bằng.

    D. biến thiên tuần hoàn theo thời gian với chu kỳ bằng chu kỳ dao động của vật.

ĐỀ THI ĐẠI HỌC 2013

Câu 90( ĐH 2013):  : Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài 12 cm. Dao động này có biên độ là

     A. 3 cm.                       B. 24 cm.                        C. 6 cm.                         D. 12 cm.

Câu 92( ĐH 2013):   Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình x = A cos4\(\pi\)t (t tính bằng s). Tính từ t=0, khoảng thời gian ngắn nhất để gia tốc của vật có độ lớn bằng một nửa độ lớn gia tốc cực đại là

     A.  0,083s.                  B. 0,125s.                       C. 0,104s.                       D. 0,167s.

ĐỀ THI THPT QUỐC GIA 2015

Câu 120(THPTQG 2015). Một vật nhỏ dao động theo phương trinh x = 5cos(\(\omega\)t + 0,5π) cm. Pha ban đầu của dao động là:

A.π.                                       B. 0,5 π.                         

C. 0,25 π.                                D. 1,5 π.

Câu 121(THPTQG 2015). Một chất điểm dao động theo phương trình  \(x = 6\cos \pi t\) (cm). Dao động của chất điểm có biên độ là:

A. 2 cm                                       B. 6cm                                  

C. 3cm                                        D. 12 cm

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

Trên đây là phần trích đoạn và giới thiệu một phần nội dung trong Chuyên đề 128 câu hỏi trắc nghiệm phân loại có đáp án chương Dao động cơ học ôn thi THPT QG, được biên tập và chọn lọc lại từ các đề thi tuyển sinh ĐH và THPT QG từ 2006 đến 2016. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017 sắp tới.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?