168 câu trắc nghiệm Lý thuyết Sóng cơ học Vật Lý 12 có đáp án

TUYỂN TẬP TRẮC NGHIỆM LÝ THUYẾT SÓNG CƠ CÓ ĐÁP ÁN

 

PHẦN 1: SÓNG CƠ VÀ SỰ TRUYỀN SÓNG CƠ

Câu 1: Sóng cơ là

A. một quá trình truyền năng lượng.

B. những dao động trong các môi trường.

C. một quá trình truyền vật chất.

D. sự truyền dao động cơ trong một môi trường.

Câu 2: Điều nào sau đây SAI khi nói về sóng cơ học?

A. Sóng cơ là sự lan truyền dao động cơ trong môi trường vật chất.

B. Quá trình truyền sóng là quá trình truyền pha dao động.

C. Sóng cơ lan truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí và trong chân không.

D. Sóng cơ lan truyền được trong môi trường vật chất nhờ sự liên kết giữa các phần tử môi trường.

Câu 3: Tốc độ truyền sóng cơ phụ thuộc

A. năng lượng sóng

B. tần số dao động.

C. môi trường truyền sóng.

D. bước sóng λ.

Câu 4: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào SAI?

A. Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào môi trường truyền.

B. Năng lượng sóng truyền đến một điểm tỉ lệ với biên độ của sóng tại điểm đó.

C. Trong quá trình truyền sóng, các phần tử của môi trường không bị lôi cuốn theo sóng.

D. Trong quá trình truyền sóng, bước sóng phụ thuộc vào môi trường truyền sóng.

Câu 5: Chọn phát biểu SAI khi nói về sóng cơ.

A. Trong quá trình truyền sóng cơ, các phần tử vật chất chỉ dao động tại chỗ, không truyền đi theo sóng.

B. Sóng cơ chỉ truyền trong môi trường vật chất, không truyền được trong chân không.

C. Các điểm trên phương truyền sóng cách nhau số lẻ phần tư bước sóng sẽ dao động ngược pha nhau.

D. Sóng cơ lan truyền trong không khí là sóng dọc.

PHẦN 2: GIAO THOA SÓNG CƠ

Câu 54: Gọi λ là bước sóng, trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước khoảng cách ngắn nhất giữa điểm dao động với biên độ cực đại với điểm dao động cực tiểu trên đoạn AB là

A.  \(\frac{{\rm{\lambda }}}{{\rm{4}}}\)                                B.    \(\frac{{\rm{\lambda }}}{{\rm{2}}}\)                                      C. λ                                          D. không xác định

Câu 55: Xét hai nguồn S1, S2 tạo ra giao thoa sóng trên mặt thoáng chất lỏng. Khi tăng tần số dao động của hai nguồn S1 và S2 lên hai lần thì khoảng cách giữa hai điểm liên tiếp trên S1S2  có biên độ dao động cực đại sẽ

A. tăng lên 2 lần             B. không thay đổi                 C. giảm đi 2 lần                    D. tăng lên 4 lần

Câu 56: Ở mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp A và B dao động điều hòa cùng pha với nhau và theo phương thẳng đứng. Biết tốc độ truyền sóng không đổi trong quá trình lan truyền, bước sóng do mỗi nguồn trên phát ra bằng 6cm. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm dao động với biên độ cực đại nằm trên đoạn thẳng AB là

A. 12cm                           B. 6 cm                                   C. 3 cm                                   D. 1,5 cm

Câu 57: Tại hai điểm A và B trong một môi trường truyền sóng có hai nguồn sóng kết hợp, dao động cùng phương với phương trình lần lượt là uA = 2acosωt và uB = 2acos(ωt + π). Biết vận tốc và biên độ sóng do mỗi nguồn tạo ra không đổi trong quá trình sóng truyền. Trong khoảng giữa A và B có giao thoa sóng do hai nguồn trên gây ra. Phần tử vật chất tại trung điểm của đoạn AB dao động với biên độ bằng

A. 0                                   B.   \(\frac{{\rm{a}}}{{\rm{2}}}\)                                      C. a                                          D. 2a

Câu 58: Ở bề mặt của một chất lỏng có hai nguồn kết hợp S1 và S2 cách nhau 20cm. Hai nguồn này dao động theo phương thẳng đứng có phương trình lần lượt là u1 = 5cos40πt (mm) và u2 = 5cos(40πt + π) (mm). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng là 80cm/s. Điểm M nằm trên S1S2 cách trung điểm I của S1S2 một đoạn 3cm, sẽ dao động với biên độ bằng

A. 0                                   B. 5mm                                  C. 10 mm                               D. 2,5 mm

PHẦN 3: SÓNG DỪNG

Câu 98: Trên một đoạn dây có một hệ sóng dừng: Một đầu dây cố định, ở đầu dây kia có một bụng sóng. Gọi λ là bước sóng trên dây, chiều dài của dây bằng

A.  \(\frac{{{\rm{5\lambda }}}}{{\rm{8}}}\)                               B.  \(\frac{{{\rm{3\lambda }}}}{4}\)                                     C.  \(\frac{{{\rm{10\lambda }}}}{4}\)                                   D. λ

Câu 99: Trong sóng dừng các điểm trên cùng một bó sóng dao động

A. cùng pha                     B. ngược pha                       

C. vuông pha                   D. lệch pha nhau.

Câu 104: Một dây cao su dài 2m, hai đầu cố định, khi thực hiện sóng dừng trên dây thì khoảng cách giữa bụng và nút sóng kề nhau có giá trị lớn nhất bằng

A. 2m                                B. 1m                                      C. 0,5m                                   D. 0,25m

Câu 105: Một sợi dây đàn dài 60 cm, phát ra một âm có tần số f. Quan sát dây đàn thấy có 3 nút và 2 bụng (kể cả 2 nút ở 2 đầu dây). Biên độ dao động tại hai điểm M và N lần lượt cách A đoạn 30cm và 45cm như thế nào?

A. Cả M và N đều có biên độ bằng 0.                         

B. Cả M và N đều có biên độ cực đại.

C. M có biên độ = 0; N có biên độ cực đại                

D. N có biên độ = 0; M có biên độ cực đại.

PHẦN 4: SÓNG ÂM

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

 

ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM

1-D 2-C 3-C 4-B 5-C 6-D 7-A 8-B 9-A 10-C
11-C 12-B 13-A 14-D 15-A 16-B 17-A 18-A 19-B 20-B
21-B 22-D 23-B 24-C 25-C 26-C 27-C 28-A 29-B 30-B

 

{-- xem đầy đủ nội dung ở phần xem online hoặc tải về --}

Trên đây là phần trích đoạn và giới thiệu một phần nội dung trong Chuyên đề 168 câu hỏi trắc nghiệm phân loại có đáp án chương II- Sóng cơ học ôn thi THPT QG. Để xem toàn bộ nội dung các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao nhất trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017 sắp tới.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?