100 TÌNH HUỐNG ÔN THI THPT QUỐC GIA 2020 MÔN GDCD
Câu 1: H hỏi các bạn của mình; giả sử các bạn có anh trai đang đi làm mà bị xa thải không đúng pháp luật các bạn sẽ làm gì? M nói mình sẽ làm đơn khiếu nại lên giám đốc công ty. Y nghe thế liền hỏi bạn dựa vào đâu mà đòi đi khiếu lại? theo tớ pháp luật cho phép công dân tự do lựa chọn, tìm kiếm việc làm nên anh bạn H đi tìm việc khác là xong. M chưa kịp trả lời Y thì K đứng cạnh lên tiếng rằng dựa vào pháp luật. Trong tình huống này những bạn nào đã dựa trên vai trò của pháp luật để bảo vệ quyền của công dân?
A. M và Y. B. Y và H. C. M và K. K và Y.
Câu 2: Bức tường nhà chị K bị hư hỏng nặng do anh Đ (hàng xóm) xây nhà mới. Sau khi được trao đổi quy định của pháp luật về trách nhiệm của người xây dựng công trình, anh Đ đã cho xây dựng mới lại bức tường nhà chị K. trong trường hợp này pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây?
A. là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội.
B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
C. là phương tiện để nhà nước phát huy quyền lực của mình.
D. bảo vệ các quyền tự do cơ bản của công dân
Câu 3: Nguyễn Thị B đã lừa bán hai phụ nữ và một trẻ em qua biên giới Trung Quốc. Trong trường hợp này Nguyến Thị B đã vi phạm?
A. hành chính. B. Hình sự. C. dân sự D. kỉ luật.
Câu 4: Công ty TNHH X đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chị Y sau khi chị sinh con. Chị Y đã gửi đơn khiếu nại và giám đốc đã tiếp nhận đơn và giải quyết theo luật định. Chị X và giám đốc đã thực hiện hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?
A. Sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. B. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật.
C. Thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật. D. Sử dụng pháp luật và thi hành pháp luật.
Câu 5: S (19 tuổi) và Q (17 tuổi) cùng lên kế hoạch đi cướp. Hai tên đã cướp xe máy và đâm người lái xe ôm trọng thương (thương tật 70%). Cả hai đều bình đẳng về trách nhiệm pháp lí nhưng xét điều kiện của từng người thì mức xử phạt với S là chung thân, với Q là 17 năm tù. Dấu hiệu nào dưới đây được Tòa án sử dụng làm căn cứ để đưa ra mức xử phạt không giống nhau đó?
A. Hành vi của người phạm tội. B. Mức độ vi phạm của người phạm tội.
C. Mức độ thương tật của người bị hại. D. Độ tuổi của người phạm tội.
Câu 6: Do va chạm giao thông trên đường đi làm nên H đã bị M đuổi đánh. Tình cờ biết được nơi ở của M, H rủ T mua vũ khí để trả thù M. Nhưng vì có việc bận nên T không đến địa điểm đã hẹn. Một mình H vẫn đến nhà đánh M gây thương tích nặng. Trong trường hợp trên, những ai vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân?
A. H và M. B. H, T và M. C. H và T. D. T và M.
Câu 7: Vợ chồng anh X gặp khó khăn nên đã vay anh T một khoản tiền lớn. Trong đợt bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Y, vợ anh T đã yêu cầu vợ chồng anh X bầu cử cho chồng mình. Mặc dù thấy anh T không xứng đáng nhưng vì mang ơn nên vợ chồng anh X vẫn chấp nhận làm theo yêu cầu đó. Trong trường hợp trên, vợ chồng anh X đã vi phạm nguyên tắc bầu cử nào dưới đây?
A. Bình đẳng. B. Trực tiếp. C. Phổ thông. D. Bỏ phiếu kín.
Câu 8: X mượn xe mô tô của chị Q chở bạn gái đi tham quan, do bị thua cá độ, X đã mang xe của chị Q đi cầm đồ để lấy tiền. Trong trường hợp trên, X đã vi phạm pháp luật nào dưới đây?
A. Kỉ luật. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Hình sự.
Câu 9: Trên đường mang thực phẩm bẩn đi tiêu thụ A đã bị quản lý thị trường giữ lại, lập biên bản xử lí. Thấy vậy X nói quản lý thị trường lập biên bản xử lý A là thể hiện tính quy phạm phổ biến, B đứng cạnh X cho rằng quản lý thị trường lập biên bản xử lý A là thể hiện tính quyền lực bắt buộc chung của pháp luật, Y nghe được liền nói đó là tính quyền lực bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật. Trong tình huống này quan điểm của ai đúng?
A. B và Y. B. Chỉ B đúng. C. X và B D. X và Y.
Câu 10: Anh K báo cho cơ quan chức năng biết về việc hàng xóm tổ chức đánh bạc ăn tiền tại nhà riêng. Việc làm của anh K thực hiện hình thức pháp luật nào?
A. Sử dụng pháp luật B. Tuân thủ pháp luật
C. Thi hành pháp luật D. Áp dụng pháp luật.
Câu 11: Một lần Bác đi thăm một ngôi chùa cổ, vị sư trụ trì ra đón và xin Bác đừng cởi dép khi vào trong chùa, Bác không đồng ý và lặng lẽ làm như các vị khách khác. Lúc đi về, xe đến ngã tư thì gặp đèn đỏ, sợ phải dừng lâu, đồng chí bảo vệ định đề nghị anh cảnh sát giao thông bật đèn xanh để xe Bác đi nhưng Bác ngăn lại và nói: Không được bắt Pháp luật dành quyền ưu tiên cho mình. (Bài đọc thêm- SGK- GDCD 12 trang 30). Theo em, việc làm của Bác thể hiện sự tôn trọng quyền bình đẳng nào của công dân?
A. Bình đẳng về nghĩa vụ. B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí.
C. Bình đẳng về quyền. D. Bình đẳng trong các quan hệ xã hội
Câu 12: Trong giờ GDCD ở lớp 12C, một nhóm HS được giao thảo luận về: Nhà nước làm gì để quản lí xã hội bằng pháp luật? Các bạn tranh luận rất sôi nổi.
- Hoàng nói: Muốn quản lí xã hội bằng pháp luật thì trước hết nhà nước phải ban hành pháp luật.
- Hưng cho rằng: Pháp luật do nhà nước ban hành nên đương nhiên nó sẽ được thực hiện trong xã hội đâu cần phải làm gì nữa.
- Hoài nói: Nhà nước muốn quản lí xã hội bằng pháp luật thì phải tổ chức để nhân dân thực hiện.
- Hoa có ý kiến: Kiểm tra giám sát kĩ việc thực hiện pháp luật sẽ giúp nhà nước quản lí xã hội hiệu quả. Theo em các bạn nào nói đúng?
A. Hoàng, Hưng, Hoa. B. Hưng, Hoài, Hoa. C. Hoa, Hoàng, Hưng D. Hoàng, Hoa, Hoài.
Câu 13: Chị Minh đang mang thai ở tháng thứ 8 và là nhân viên công ty X. Do phải giao sản phẩm gấp cho khách hàng, giám đốc công ty X quy định tất cả nhân viên phải làm thêm 2 giờ mỗi ngày. Chị Minh làm đơn xin được miễn không phải làm thêm giờ nhưng giám đốc không đồng ý, buộc chị phải làm thêm như các nhân viên khác. Chị Minh đã khiếu nại quyết định của giám đốc vì căn cứ vào Điều 115 bộ luật lao động, việc giám đốc buộc chị phải làm thêm giờ là không đúng pháp luật. Cơ quan có thẩm quyền đã xem xét và giải quyết cho chị. Theo em trong trường hợp này pháp luật đang thể hiện vai trò nào?
A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. B. Kiểm soát hoạt động của mọi cá nhân.
C. Kiểm soát hoạt động của các cá nhân, tổ chức. D. Điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Câu 14: Cửa hàng sản xuất bánh kẹo của anh K bị cơ quan chức năng có thẩm quyền thu hồi giấy phép kinh doanh vì sử dụng nguyên liệu không đảm bảo. Việc làm của cơ quan nhà nước đã thể hiện đặc nào dưới đây của pháp luật?
A. Tính phổ biến. B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính quy phạm. D. Tính bắt buộc.
Câu 15: Do xích mích, nhóm học sinh nữ (17 tuổi) đã dùng giày cao gót đánh vào mặt, tát, xỉ nhục, bắt bạn nữ quỳ gối, quay clip và tung lên mạng xã hội... vào một bạn nữ khác. Khiến bạn nữ phải nhập viện và bị ảnh hưởng nghiêm trọng về tâm lý. Theo em, nhóm học sinh ấy sẽ bị xử lý như thế nào khi đứng trước pháp luật?
A. Cảnh cáo, phạt tiền, bồi thường và xin lỗi bạn nữ sinh kia. B. Phạt tiền.
C.Chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình. D.Nhắc nhở, răn đe trước trường, lớp.
Câu 16: Khi đi công tác tại Malaixia, T đã dấu mang theo 80.000 USD, khi làm thủ tục T đã bị hải quan tại Sân bay Tân Sơn nhất phát hiện. T bị khởi tố tội danh “ Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”. Hành vi của T vi phạm pháp luật
A.hành chính B.dân sự C.kỷ luật D.hình sự
Cãu 17: Bạn Hương lên Hà Nội học và có thuê nhà của bà Lâm. Nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Hương đã chậm tiền nhà của bà Lâm 1 tuần nay Bà Lâm bực mình đuổi Hương ra khỏi phòng trọ, nhưng do Hương không biết đi đâu về đâu nên cứ ở lì trong phòng trọ. Tức thì bà Lâm khóa trái cửa lại nhốt không cho Hương ra. Bà Lâm đã vi phạm quyền gì?
A. Không vi phạm quyền gì cả vì đây là nhà của bà Lâm.
B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
C.Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và chỗ ở của công dân.
Câu 18: Hai thanh niên đang đuổi theo một tên trộm xe máy nhưng bỗng nhiên mất dấu. Thấy một người nói: chắc tên trộm chạy vào nhà bà Lan. Hai thanh niên đến nhà bà Lan và đòi xông vào nhà tìm. Bà Lan nói không nhìn thấy ai chạy vào nhà và không cho phép hai thanh niên vào nhà. Nhưng hai thanh niên kia vẫn khẳng định và xông vào nhà lục soát. Hai thanh niên đã vi phạm quyền gì?
A.Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
B. Không vi phạm quyển gì vì có người chắc như vậy.
C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
Câu 19: Trong buổi họp lớp giữa năm học, cả lớp đang rất say sưa phát biểu ý kiến của mình về các giáo viên trong lớp. Hằng được mời đưa ra ý kiến nhưng bạn lại rất ngại và không dám phát biểu vì sợ. Hằng nghĩ là học sinh thì không được phép đưa ra những ý kiến nhận xét về giáo viên nên không dám phát biểu. Hằng đã vi phạm quyển gì?
A. Hằng đã vi phạm quyền tự do ngôn luận.
B. Hằng đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về thân thể.
C. Hằng đã vi phạm quyền đảm bảo thư tín.
D. Hằng không vi phạm quyền gì cả.
Câu 20: Từ khi vào năm học lớp 12, An có người yêu và bắt đầu ít tâm sự với bố mẹ và cô thường nhắn tin điện thoại cho người yêu. Mẹ An cảm thấy lo lắng khi An lúc vui lúc buồn mà lại hay thẩn thơ. Nên mẹ An đã lén xem trộm điện thoại của An. Một thời gian sau An phát hiện và nói là mẹ không được phép xem trộm điện thoại của con như vậy nữa. Mẹ An thì cho rằng điều đó không có gì là sai, mẹ An chỉ muốn hiểu An hơn và lo lắng cho con mà thôi chứ mẹ không có ý gì xấu. Theo bạn, mẹ An có vi phạm quyền gì không?
A. Không vi phạm quyền gì.
B.Vi phạm quyền được đảm bảo an toàn thư tín.
C. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
{-- xem toàn bộ nội dung 100 tình huống ôn thi THPT QG năm 2020 môn GDCD ở phần xem online hoặc tải về --}
Trên đây là một phần trích đoạn nội dung 100 tình huống ôn thi THPT QG năm 2020 môn GDCD. Để xem toàn bộ nội dung tài liệu các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng đề thi này sẽ giúp các em trong học sinh lớp 12 ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới.