100 Bài tập trắc nghiệm về axit cacboxylic (luyện thi THPT QG)

100 BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VỀ AXIT CABOXYLIC

Câu 1: Axit stearic có công thức phân tử nào sau đây?

A. C17H35COOH.        B. C17H33COOH.        C. C15H31COOH.        D. C17H31COOH.

Câu 2: Chất nào sau đây có đồng phân cis–trans?

A. 2–metylbut–1–en.  B. Axit oleic.               C. But–2–in.               D. Axit panmitic.

Câu 3: C3H6O2 có tất cả bao nhiêu đồng phân mạch hở?

A. 8.                            B. 5.                            C. 7.                            D. 3.

Câu 4: Axit fomic có phản ứng tráng gương vì trong phân tử có

A. nhóm cacbonyl.      B. nhóm cacboxyl.      C. nhóm anđehit.         D. nhóm hiđroxyl.

Câu 5: Ba chất hữu cơ A, B, C có cùng nhóm định chức, có công thức phân tử tương ứng là CH2O2, C2H4O2, C3H4O2. Tên các chất A, B, C lần lượt là

A. axit fomic, axit axetic, axit metacrylic.      B. metyl fomat, metyl axetat, metyl acrylat.

C. axit fomic, axit acrylic, axit propionic.       D. axit fomic, axit axetic, axit acrylic.

Câu 6: So sánh nhiệt độ sôi của các chất: ancol etylic (1), nước (2), đimetyl ete (3), axit axetic (4). Kết quả nào đúng?

A. (1) < (2) < (3) < (4).                                   B. (3) < (1) < (2) < (4).

C. (2) < (4) < (1) < (3).                                   D. (4) < (2) < (1) < (3).

Câu 7: Cho các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol etylic (Z) và đimetyl ete (T). Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là

A. T, Z, Y, X.             B. Z, T, Y, X.              C. T, X, Y, Z.              D. Y, T, X, Z.

Câu 8: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là

A. CH3CHO, C2H5OH, C2H6, CH3COOH.  

B. CH3COOH, C2H6, CH3CHO, C2H5OH.

C. C2H6, C2H5OH, CH3CHO, CH3COOH.  

D. C2H6, CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH.

Câu 9: Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi từ trái sang phải là

A. CH3COOH, C2H5OH, HCOOH, CH3CHO.

B. CH3CHO, C2H5OH, HCOOH, CH3COOH.

C. CH3COOH, HCOOH, C2H5OH, CH3CHO.

D. HCOOH, CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO.

Câu 10: So sánh tính axit của các chất: CH3COOH (a); C2H5OH (b); C6H5OH (c); HCOOH (d). Thứ tự tính axit giảm dần là

A. c > b > a > d.          B. d > b > a > c.          C. d > a > c > b.          D. b > c > d > a.

Câu 11: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

A. isopren.                   B. stiren.                      C. etylbenzen.             D. axit metacrylic.

Câu 12: Có tất cả bao nhiêu hợp chất đơn chức, mạch hở chứa nguyên tử hiđro linh động có công thức là C4H6O2?

A. 5.                            B. 2.                            C. 3.                            D. 4.

Câu 13: Từ xenlulozơ và các chất vô cơ cần thiết, cần tối thiểu mấy phản ứng để điều chế etyl axetat?

A. 3.                            B. 5.                            C. 6.                            D. 4.

Câu 14: Cho các chất sau: phenol, etanol, axit axetic, natri phenolat, natri hiđroxit. Số cặp chất tác dụng được với nhau là

A. 4.                            B. 3.                            C. 2.                            D. 1.

Câu 15: Cho sơ đồ chuyển hóa: Glucozơ → X → Y → CH3COOH.         

Hai chất X, Y lần lượt là

A. C2H5OH và C2H4.                                      B. CH3CHO và C2H5OH.

C. C2H5OH và CH3CHO.                               D. CH3CH(OH)COOH và CH3CHO.

Câu 16: Dãy gồm các chất có thể điều chế trực tiếp bằng một phản ứng tạo ra axit axetic là

A. CH3CHO, C2H5OH, C2H5COOCH3.        B. CH3CHO, glucozơ, CH3OH.

C. CH3OH, C2H5OH, CH3CHO.                   D. C2H4(OH)2, CH3OH, CH3CHO.

Câu 17: Các chất hữu cơ đơn chức X1, X2, X3, X4 có công thức tương ứng là CH2O, CH2O2, C2H6O, C2H4O2. Chúng thuộc các dãy đồng đẳng khác nhau, trong đó có một chất tác dụng được với natri sinh ra khí hiđro. Công thức cấu tạo X1, X2, X3, X4 lần lượt là

A. HCHO, HCOOH, C2H5OH, HCOOCH3.

B. CH3OH, HCHO, CH3–O–CH3, CH3COOH.

C. HCHO, HCOOH, CH3–O–CH3, HCOOCH3.

D. HCHO, CH3–O–CH3, CH3OH, CH3COOH.

Câu 18: Cho sơ đồ chuyển hóa: X → C3H6Br2 → C3H8O2 → C3H4O2 → HOOC–CH2–COOH. X là chất nào sau đây?

A. Xiclopropan.          B. Propen.                   C. Propan.                    D. A hoặc B.

Câu 19: Axit cacboxylic no, mạch hở X có công thức thực nghiệm (C3H4O3)n. Công thức phân tử của X là

A. C6H8O6.                  B. C3H4O3.                  C. C12H16O12.              D. C9H12O9.

Câu 20: X là một đồng đẳng của benzen có công thức nguyên là (C3H4)n; Y là một axit no đa chức có công thức nguyên là (C3H4O3)n. Hai chất X, Y lần lượt có công thức phân tử là

A. C6H8, C9H12O9.      B. C9H12, C6H8O6.      C. C9H12, C9H12O9.     D. C6H8, C6H8O6.

...

Trên đây là phần trích dẫn 100 Bài tập trắc nghiệm về axit cacboxylic (luyện thi THPT QG), để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?