Laravel là gì? cách cài đặt laravel

Những năm trở lại đây các PHP Framework lần lượt ra đời, xử dụng Framework là xu hướng tất yếu. Trong các Framework PHP thì Laravel đang nổi lên như một PHP framework của tương lai, bởi nó sử dụng rất nhiều công nghệ, song hành với mọi thay đổi về phiên bản của PHP. Vì vậy, khi làm việc với Laravel là bạn không phải lo lắng về các bản cập nhật. Thời điểm này bắt tay vào học Laravel không phải là sớm thế nhưng cũng không quá muộn bởi làm chủ Laravel không khó. Bài viết này giành cho các bạn newbie những người mới chập chững bước chân vào tìm hiểu Laravel là gì? Bài này cũng hướng dẫn những ai chưa biết cách cài Laravel như thế nào.

1. Laravel là gì?

Laravel là một PHP framework ra đời vào tháng 04/2011, có mã nguồn mở và hoàn toàn miễn phí. Laravel được xây dựng nhằm hỗ trợ phát triển các phần mềm, ứng dụng, theo lối kiến trúc MVC. Hiện tại, Laravel đang là PHP framework phổ biến nhất và tốt nhất. Những lý do dưới đây sẽ phần nào giải thích cho các bạn biết tại sao Laravel lại được ưa chuộng:

Vì sao Laravel được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi

  • Cú pháp Laravel dễ hiểu rõ ràng
  • Laravel có hệ thống đóng gói modular và quản lý gói phụ thuộc
  • Cung cấp nhiều cách khác nhau để truy cập vào các cơ sở dữ liệu quan hệ 
  • Laravel cũng có nhiều tiện ích khác nhau hỗ trợ việc triển khai vào bảo trì ứng dụng.
  • Liên tục cập nhật công nghệ và tích hợp vào bên trong core

2. Cấu hình yêu cầu khi cài đặt laravel

Trong loại bài học này chúng ta sử dụng Laravel phiên bản 7.x nên có các yêu cầu như sau:

  • PHP >= 7
  • BCMath PHP Extension
  • Ctype PHP Extension
  • Fileinfo PHP Extension
  • JSON PHP Extension
  • Mbstring PHP Extension
  • OpenSSL PHP Extension
  • PDO PHP Extension
  • Tokenizer PHP Extension
  • XML PHP Extension

3. Hướng dẫn Download và cài đặt laravel

Laravel là PHP Frame work vì vậy chúng ta cần đảm bảo máy tính đã cài đặt môi trường PHP. Nếu chưa có hãy cài đặt môi trường PHP trước sau đó mới tiến hành cài đặt Laravel. Trong bài hướng dẫn này chúng ta sẽ cài đătẹ laravel thông qua Composer các bạn nhé!

Bước 1: Cài đặt Composer

Nếu các bạn chưa biết thì Composer là một công cụ quản lý các thư viện trong PHP (Dependency Management), công cụ này giúp ta tiết kiệm khá nhiều thời gian với các gói thư viện cần thiết mà project của bạn cần sử dụng, bạn chỉ cần khai báo nó, composer sẽ tự động tải code của các thư viện về thông qua một server cộng đồng.

1. Để cài đặt Composer chúng ta vào trang chủ của nó tại https://getcomposer.org/ và download file Composer-Setup.exe  về.

Nếu ngại truy cập click vào link sau để tải :

Tải composer

Sau khi tải file về chúng ta nhấn dúp chuột để bắt đầu cài đặt. Một giao diện hiện ra, hãy click Install .

2. Tại đây nó sẽ yêu cầu bạn chọn trình command line muốn dùng, hãy chọn và click Next.

3. Vì mình đã cài xampp nên sẽ chọn Add this PHP to your path sau đó chọn Next tiếp


Nhấn Next


4. Nhấn vào Install

Xác nhận cài đặt 1 lần nữa bằng cách nhấn nút Next


5. Nhấp vào Finish để kết thúc

Sau khi cài đặt xong thì chúng ta hãy tiến hành kiểm tra xem composer đã được cài đặt thành công chưa bằng cách sau:

  1. Nhấn Window + gõ vào CMD để mở cửa sổ CMD
  2. Tại cửa sổ CMD composer -v

Nếu màn hình hiện nên dạng như này là bạn đã cài đặt thành công rồi.

Vậy là xong chúng ta chỉ việc tạo project laraver rồi chiến thôi.

Bước 2: Tạo project Laravel

Các bạn sử dụng command line để di chuyển đến thư mục cần tạo project laravel (của mình cài xammp lên mình sẽ cho trỏ đến htdocs) hoặc các bạn có thể vào thư mục muốn tạo project rồi ấn shift + chuột phải --> open PowerShell windows here

Sau đó sử dụng lệnh dưới đây để tạo project 

composer create-project --prefer-dist laravel/laravel laravel-tutorial

Nếu thành công sẽ có thông báo như hình dưới.

Bước 3: Nạp máy chủ dành cho phát triển (Load local development server)

Sau khi cài đặt xong, chúng ta dùng lệnh cd để đi đến project đã tạo. Ở đây, mình là 

cd laravel-tutorial

Dùng lệnh

php artisan serve

để chạy project, sau khi khởi chạy thành công truy cập vào đường dẫn sau

http://localhost:8000/

nếu thấy được như thế này thì chúc mừng bạn đã thành công với bước đầu tiên với Laravel rồi đấy

Mặc định, Laravel khi khởi động chạy ở port 8000, nếu muốn thay đổi thiết lập này có thể thêm tham số port vào lệnh:

php artisan serve --port=8080

Lời kết:

Vậy là mình đã hướng dẫn các bạn cách cài đặt laravel thành công. Chúc các bạn học tốt Laravel!

Bình luận