Tuyển tập Các khái niệm và công thức tính Dân số và sự gia tăng dân số Địa lí 12

CÁC KHÁI NIỆM, CÔNG THỨC TÍNH DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ

1. Quy mô dân số

Quy mô dân số là tổng số dân sinh sống trên một lãnh thổ tại thời điểm nhất định.

Căn cứ vào số lượng dân cư của các nước trên thế giới, phân ra các nhóm nước:

+ Nước có dân số rất đông: trên 100 triệu dân.

+  Nước có dân số đông    : 50 - 100 triệu dân.

+ Nước có dân số TB        : 10 - 50 triệu dân.

+ Nước ít dân                    : dưới 10 triệu

+ Nước có dân số rất ít      :< 0,1 triệu người.

2. Dân số trung bình

- Công thức: \(P = \frac{{{P_0} + {P_1}}}{2}\)

Trong đó: P: dsố trung bình năm

P0 : ds đầu năm

P1 : ds cuối năm

 3. Tốc độ tăng dân số

            Pn - P1                        

rp =    —————       * 100

            (tn - t1) P1

Trong đó:

     rp : tốc độ tăng dân số TB năm

     P1, Pn: quy mô dân số năm đầu và năm cuối thời kỳ

     t1, tn : mốc thời gian năm đầu và năm cuối                

4. Gia tăng dân số

            Dân số trên thế giới biến động là tác động tổng hợp của gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng cơ học.

4. 1. Gia tăng tự nhiên

            Sự biến động dân số trên thế giới (tăng lên hay giảm đi) là do hai nhân tố chủ yếu quyết định: sinh đẻ và tử vong.

a. Tỉ suất sinh

            Để đo mức sinh, người ta sử dụng nhiều loại tỉ suất sinh. Mỗi loại có một ý nghĩa nhất định và được tính toán theo những cách riêng.

- Tỉ suất sinh thô:

                        số TE sinh ra trong năm, còn sống (B)

            CBR =                ———————                   * 1000

                           tổng số dân trung bình của năm (P)

            Tỉ suất sinh thô tuy chỉ phản ánh gần đúng mức sinh vì mẫu số bao gồm toàn bộ dân số chứ không phải chỉ có phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, song nó đơn giản, dễ tính toán, dễ so sánh nên được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh.

     Phân loại tỉ suất sinh thô:  

<16 ‰ : mức sinh thấp

16 - 24 ‰ : trung bình.

25 - 29 ‰ : tương đối cao.

30 - 39 ‰ : cao

> 40 ‰ : rất cao.

- Tỉ suất sinh chung: là tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm còn sống so với số phụ nữ trung bình ở lứa tuổi sinh đẻ trong cùng thời điểm, đơn vị tính bằng ‰.

            Thước đo này phải ánh mức sinh chính xác hơn tỉ suất sinh thô, bởi vì nó đã loại bỏ hầu hết những nười không tham gia vào quá trình sinh đẻ.

- Tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi: là tương quan giữa số trẻ em do các bà mẹ ở từng độ tuổi sinh ra trong năm còn sống so với số bà mẹ trung bình ở từng độ tuổi trong cùng thời điểm, đơn vị tính ‰.

            Tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi là thước đo mức sinh chính xác hơn tỉ suất sinh thô và tỉ suất sinh chung nhưng cách tính cần số liệu cụ thể hơn nên chỉ được sử dụng trong những trường hợp nhất định.

- Tổng tỉ suất sinh: là số con trung bình mà một phụ nữ có thể sinh ra trong suốt cuộc đời mình, nếu như người phụ nữ trải qua tất cả các tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi của năm đó.

            Thước đo này được sử dụng rộng rãi trong Dân số học vì cho biết trung bình một phụ nữ sinh bao nhiêu con.

b. Tỉ suất tử

            Để đo mức tử vong, người ta sử dụng nhiều thước đo với những ý nghĩa và cách tính khác nhau. 

- Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với dân số trung bình ở cùng thời điểm, đơn vị tính  ‰

                                                                        Số người chết đi trong năm (D)

                        Tỉ suất tử thô (CDR) =                       ———————                         * 1000

                                                                        Dân trung bình trong cả năm (P)

            Tỉ suất tử thô chưa phản ánh được đầy đủ, chính xác mức độ tử của dân cư vì nó còn phụ thuộc vào cơ cấu dân số, đặc biệt là cơ cấu dân số theo tuổi. Song đây vẫn là chỉ tiêu quan trọng, được sử dụng rộng rãi vì đơn giản, dễ tính toán, dễ so sánh.

            Phân loại:     - Tỉ suất tử thấp:       <11 ‰

                                    - Tỉ suất tử TB:          11 - 14 ‰

                                    - Tỉ suất tử cao:          15 - 15 ‰

                                    - Tỉ suất tử rất cao:      >25 ‰

- Tỉ suất tử đặc thù

            Đối với các nhóm dân cư khác nhau (về tuổi, giới, nghề nghiệp...) thì nguy cơ chết không như nhau. Do vậy, người ta sử dụng tỉ suất tử đặc thù để đo mức tử của các nhóm dân cư riêng biệt, trong đó đáng quan tâm nhất là tỉ suất tử của trẻ em dưới 1 tuổi. Đây là thước đo đặc biệt quan trọng trong phân tích mức tử của dân cư, vì nó phản ánh điều kiện sống, trình độ nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe của trẻ em và có ảnh hưởng rất lớn đến mức tử chung và tuổi thọ trung bình của dân cư.

            Tỉ suất tử của trẻ em dưới 1 tuổi là tương quan giữa số trẻ em dưới 1 tuổi bị chết trong năm so với số trẻ em sinh ra còn sống ở cùng thời điểm, đơn vị tính  ‰.

c. Tuổi thọ trung bình (triển vọng sống trung bình)

Tuổi thọ trung bình là ước tính số năm trung bình mà một người sinh ra có thể sống được.

Tuổi thọ trung bình liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào mức tử của dân cư. Tuổi thọ trung bình tỉ lệ nghịch với tử suất tử thô, đặc biệt là tỉ suất tử đặc thù. Nếu tỉ suất tử càng thấp thì tuổi thọ trung bình càng cao. Đây là một thước đo quan trọng của dân số, phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội, chất lượng cuộc sống của quốc gia.

d. Tỉ suất gia tăng tự nhiên 

            Gia tăng dân số tự nhiên được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suấ tử thô trong một khoảng thời gian xác định trên một đơn vị lãnh thổ nhất định.

            Như vậy trong bất cứ thời gian nào, mức sinh và mức tử có ảnh hưởng mạnh mẽ đến gia tăng dân số tự nhiên. Tỉ suất gia tăng tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến tình hình biến động dân số và được coi là động lực phát triển dân số.

4. 2. Gia tăng cơ học (NMR)

            Sự biến động dân số không chỉ do gia tăng tự nhiên, liên quan trực tiếp với quá trình sinh ra và chết đi của con người mà còn do tác động của gia tăng cơ học, gắn với sự thay đổi dân số theo không gian lãnh thổ.

            Gia tăng cơ học là sự di chuyển của dân cư từ một đơn vị lãnh thổ này đến một đơn vị lãnh thổ khác nhằm thiết lập một nơi cư trú mới trong một khoảng thời gian nhất định (Định nghĩa của Liên Hợp Quốc).

            Có hai bộ phận cấu thành của một quá trình di dân: xuất cư và nhập cư. Do vậy, tỉ suất gia tăng cơ học được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư.

            Những nguyên nhân chính gân nên các luồng di chuyển của dân cư là do “lực hút”, “lực đẩy” tại vùng xuất và nhập cư và các nguyên nhân khác (như hợp lí hóa gia đình, nơi ở cũ bị giải toả để xây dựng các công trình...).

4. 3. Gia tăng dân số

            Gia tăng dân số được xác định bằng tổng số giữa tỉ suất gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học, đơn vị tính %.

            Đây là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình biến động dân số của một quốc gia, một vùng lãnh thổ. Trên phạm vi toàn thế giới, tỉ suất gia tăng dân số chủ yếu phụ thuộc vào tỉ suất gia tăng tự nhiên. Trong từng nước, từng vùng và ở những thời kỳ nhất định, tỉ suất gia tăng dân số phụ thuộc vào cả gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tuyển tập Các khái niệm và công thức tính Dân số và sự gia tăng dân số Địa lí 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?