Tổng ôn kiến thức về Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể Sinh học 12

CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

A. Lý thuyết

I. Khái niệm.

- Là những biến đổi trong cấu trúc của NST làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.

II. Các dạng đột biến cấu trúc NST. 

1. Đột biến mất đoạn: làm mất từng loại NST, mất đầu mút hoặc mất đoạn giữa NST làm giảm số lượng gen trên NST.

2. Đột biến lặp đoạn: là một đoạn của NST có thể lặp lại một hay nhiều lần, làm tăng số lượng gen trên NST.

3. Đảo đoạn: đoạn NST bị đứt ra rồi đảo ngược lại 1800, có thể chứa tâm động hoặc không chứa tâm động. Làm thay đổi trình tự gen trên NST.

4. Chuyển đoạn: là sự trao đổi đoạn trong 1 NST hoặc giữa các NST không tương đồng.

- Trong đột biến chuyển đoạn giữa các NST một số gen trong nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.

III. Nguyên nhân, hậu quả và vai trò của đột biến cấu trúc NST. 

1. Nguyên nhân: 

Do tác nhân lí, hoá, do biến đổi sinh lí, sinh hoá nội bào làm đứt gãy NST hoặc ảnh hưởng đến qúa trình tự nhân đôi ADN tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các cromatit.

- Các tác nhân vật lí: Đột biến phụ thuộc liều phóng xạ. 

- Các tác nhân hoá học: gây rối loạn cấu trúc NST như chì benzen, thuỷ ngân, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ ...

- Tác nhân virut: Một số vỉut gây đột biến NST.

VD: Virut Sarcoma và Herpes gây đứt gãy NST.

2. Hậu quả: Đột biến cấu trúc NST làm rối loạn sự liên kết của các cặp NST tương đồng trong giảm phân làm thay đổi tổ hợp các gen trong giao tử dẫn đến biến đổi kiểu gen và kiểu hình. 

a. Mất đoạn: Làm giảm số lượng gen trên đó thường gây chết, hoặc giảm sức sống do mất cân bằng của hệ gen.

b. Lặp đoạn: làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng. 

c. Đảo đoạn: ít ảnh hưỏng đến sức sống, tạo ra sự đa dạng phong phú giữa các thứ trong một loài.

- Đảo đoạn nhỏ thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản. 

Có khi hợp nhất NST với nhau làm giảm số lượng NST, hình thành lòai mới.

3. Vai trò:

* Đối với quá trình tiến hoá: cấu trúc lại hệ: gen --> cách li sinh sản --> hình thành loài mới. 

* Đối với nghiên cứu di truyền học: xác định vị trí của gen trên NST qua nghiên cứu mất đoạn NST.

* Đối với chọn giống: ứng dụng việc tổ hợp các gen trên NST để tạo giống mới.

B. Luyện tập

Câu 1: NST ở sinh vật nhân thực có bản chất là?

A. ADN                     

B. Prôtêin                   

C. Lipit                       

D. ARN

Hướng dẫn giải:

Ở sinh vật nhân thực NST có bản chất là ADN

Đáp án cần chọn là: A

Câu 2: Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm

A. ARN và prôtêin loại histon.

B. ADN và prôtêin loại histon.

C. ARN và pôlipeptit.

D. lipit và pôlisaccarit.

Hướng dẫn giải:

Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ chất nhiễm sắc có thành phần chủ yếu gồm ADN và prôtêin loại histon

Đáp án cần chọn là: B

Câu 3: Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là:

A. ARN và protein

B. ADN và protein histon

C. ADN và tARN

D. ADN và mARN

Hướng dẫn giải:

Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là ADN và protein histon.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Đột biến cấu trúc NST là?

A. Đột biến điểm

B. Sự biến mất hoặc tăng thêm NST

C. Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST

D. Cả ba ý trên.

Hướng dẫn giải:

Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST → Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 5: Đột biến cấu trúc NST là?

A. Sự thay đổi trong cấu trúc NST.

B. Sự biến mất hoặc tăng thêm số lượng gen trên NST.

C. Sắp xếp lại các gen trên NST.

D. Cả ba ý trên.

Hướng dẫn giải:

Đột biến cấu trúc NST là sự thay đổi trong cấu trúc của từng NST → Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST dẫn đến thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST.

Đáp án cần chọn là: D

Câu 6:  Câu nào sau đây phản ánh đúng cấu trúc của một nuclêôxôm?

A. 8 phân tử histôn liên kết với các vòng ADN.

B. một khối cầu có lõi là 8 phân tử histôn được quấn quanh 7/4 vòng bởi một đoạn ADN có khoảng 146 cặp Nu

C. một khối cầu có lõi là 8 phân tử histôn được quấn quanh bởi một phân tử ADN.

D. một khối cầu có lõi là 8 phân tử histôn được quấn quanh 7/4 vòng bởi một phân tử ADN.

Câu 7: Ở ruồi giấm, người ta phát hiện ra các dạng NST có cấu trúc khác nhau ở các vùng địa lí khác nhau như sau:

a) ABCDEFGHI                    b) ABFEHGCDI                    c) ABFEDCGHI        d) ABFCGHEDI       

Biết rằng dạng a là dạng ban đầu, cho biết trật tự xuất hiện các dạng đột biến trên?

A. a → c → b → d      B. a → b → d → c      C. a → d → c → b       D. a → b → c → d

Câu 8: Ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8. Số lượng nhiễm sắc thể có trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm thuộc thể lệch bội dạng ba nhiễm là

A. 10.             

B. 16.             

C. 32.              

D. 9.

Câu 9: Giả sử một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIK bị đột biến thành nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIKIK. Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng

A. đảo đoạn.                         

B. chuyển đoạn.            

C. lặp đoạn.                    

D. mất đoạn.

Câu 10: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có đường kính

A. 11 nm.                             

B. 2 nm.                         

C. 30 nm.                       

D. 300 nm.

Câu 11: Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là sai?

A. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.

B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể, vì vậy hoạt động của gen có thể bị thay đổi.

C. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản.

D. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không mang tâm động.

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn kiến thức về Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

​Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?