VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở CÁC NƯỚC PHÁT TRIỂN
I. Lý thuyết
- Sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa nhanh,dẫn đến vấn đề môi trường toàn cầu (mưa axit,..), chủ yếu ở Hoa Kì.
- Nhiều nước công nghiệp phát triển đã bảo vệ tốt hơn môi trường của nước mình, lại chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.
- Thực trạng môi trường: Ô nhiễm nước, không khí,… nghiêm trọng.
- Nguyên nhân: Sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa nhanh,…
- Hậu quả: Các vấn đề môi trường toàn cầu như mưa axit, thủng tầng ô dôn, hiệu ứng nhà kính,…
- Các nước thải nhiều: EU, Nhật Bản, Hoa Kì, Trung Quốc,…
II. Bài tập minh họa
Câu 1: Những báo động về thủng tầng ô dôn, về sự nóng lên của Trái Đất do các khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính có phải là những báo động về khủng hoảng môi trường không?
Hướng dẫn giải
Những hiện tượng kể trên là những dấu hiệu về khủng hoảng môi trường, mất cân bằng sinh thái.
Câu 2: Các tiến bộ khoa học – kĩ thuật nào đã làm cho giá nguyên liệu có xu hướng giảm trong mấy thập kỉ qua?
Hướng dẫn giải
– Các tiến bộ khoa học – kĩ thuật trong công nghệ sinh học: tạo ra những giống mới, kể cả những giống không có trong tự nhiên cùng những bước tiến quan trọng trong chuẩn đoán và điều trị bệnh,..
– Các tiến bộ khoa học – kĩ thuật trong công nghệ vật liệu: tạo ra những vật liệu chuyên dụng mới, với những tính năng mới (vật liệu composit, vật liệu siêu dẫn,..).
– Các tiến bộ khoa học – kĩ thuật trong công nghệ năng lượng: phát triển theo hướng tăng cường sử dụng các dạng năng lượng hạt nhân, mặt trời, sinh học, địa nhiệt, thủy điện và năng lượng gió.
Câu 3: Tại sao việc giải quyết vấn đề môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thế giới
Hướng dẫn giải
– Các vấn đề môi trường nhìn chung đều có phạm vi rộng, ảnh hưởng đến nhiều quốc gia như hiệu ứng nhà kính, lỗ thủng tầng ô dôn, mưa axit, ô nhiễm nguồn nước sông, hiển…
– Vì vậy, việc giải quyết vấn đồ môi trường đòi hỏi sự nỗ lực chung của các quốc gia và toàn thể loài người.
Câu 4: Giữa các nước phát triển và đang phát triển, nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường có sự khác biệt đó là:
A. Một bên ô nhiễm do dư thừa, một bên ô nhiễm do nghèo đói.
B. Một bên có liên quan đến hoạt động công nghiệp, một bên có liên quan đến cả hoạt động nông nghiệp.
C. Một bên ở mức độ trầm trọng còn một bên rất hạn chế.
D. Một bên do khai thác quá mức còn một bên do thải ra quá nhiều.
Hướng dẫn giải
- Các nước phát triển có hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp: Sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa nhanh đã làm tăng lượng khí phát thải ra môi trường, gây nên các hiện tượng hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ô dôn, ô nhiễm không khí; ngoài ra nước thải công nghiệp có chứa hàm lượng chất hóa học không cho phép cũng gây ô nhiễm nước và đất. Các quốc gia xả thải lượng khí nhà kính lớn nhất là Hoa Kì, EU, Nhật Bản.
- Các nước đang phát triển, bên cạnh các nhà máy công nghiệp có công nghệ lạc hậu xả thải lượng khí độc vào môi trường thì hoạt động sản xuất nông nghiệp với trình độ thấp cũng gây nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường. Cụ thể:
+ Việc đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng lấy củi,lấy lâm sản xuất khẩu, mở rộng diện tích canh tác,... dẫn tới rừng bị suy giảm về diện tích, chất lượng, thúc đẩy quá trình hoang hoá ở vùng nhiệt đới.
+ Nền nông nghiệp quảng canh, năng suất thấp làm gia tăng việc đốt rừng làm rẫy; việc phát quang rừng làm đồng cỏ, chăn thả gia súc quá mức thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa ở các vùng nhiệt đới khô hạn.
⇒ Như vậy, điểm khác nhau về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở 2 nhóm nước là:ô nhiễm môi trường ở các nước phát triển có liên quan đến hoạt động công nghiệp, ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển có liên quan đến cả hoạt động nông nghiệp.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 5: Nguyên nhân làm cho môi trường ở các nước đang phát triển thêm phức tạp là
A. Bùng nổ dân số trong nhiều năm.
B. Chậm phát triển về kinh tế - xã hội.
C. Chiến tranh và xung đột triền miên.
D. Nhiều công ti xuyên quốc gia đã chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước, đang phát triển.
Hướng dẫn giải
- Nhóm nguyên nhân nội vùng, xảy ra bên trong do bản thân các quốc gia đang phát triển gây nên là bùng nổ dân số, sự phát triển kinh tế - xã hội của chính quốc gia đó, các cuộc chiến tranh xung đột, nội chiến triền miên.
- Bên cạnh những nguyên nhân nội tại do bản thân các quốc gia tạo nên, vấn đề ô nhiễm môi trường ở các quốc gia này càng phức tạp hơn do có sự can thiệp của các công ty xuyên quốc gia. Các công ti xuyên quốc gia đã chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển.
Ví dụ: Các xí nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản; công nghiệp chế biến có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
Đáp án cần chọn là: D
Câu 6: Các trung tâm phát tán khí thải lớn nhất của thế giới là
A. Các nước EU, Nhật Bản, Hoa Kì.
B. Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc.
C. Các nước ở Mĩ La tinh, châu Phi.
D. Các nước ở châu Á, châu Phi, Mĩ La tinh.
Hướng dẫn giải
Sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa nhanh,dẫn đến vấn đề môi trường toàn cầu (thủng tầng ô dôn, hiệu ứng nhà kính, mưa axit,..) Việc tăng lượng khí phát thải chủ yếu đến từ những nước EU, Hoa Kì, Nhật Bản.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 7: Vấn đề môi trường gắn với hoạt động công nghiệp là của nhóm nước nào sau đây?
A. Phát triển.
B. Đang phát triển.
C. Chậm phát triển.
D. Công nghiệp mới.
Hướng dẫn giải
Đáp án A.
Câu 8. Các quốc gia như EU, Nhật Bản, Hoa Kì có đặc điểm chung là
A. Sử dụng nhiều loại năng lượng mới nhất.
B. Có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú.
C. Là trung tâm phát tán khí thải lớn của thế giới.
D. Ít phát tán khí thải so với trung bình của thế giới.
Hướng dẫn giải
Đáp án C.
Câu 9. Hội nghị thượng đỉnh về trái đất được tổ chức năm 1992 ở thành phố nào dưới đây?
A. La Hay.
B. New York.
C. Luân Đôn.
D. Rio de Janero.
Hướng dẫn giải
Đáp án D.
Câu 10. Hội nghị nào thể hiện sự nỗ lực chung của thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường?
A. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất.
B. Hội nghị các nước ASEAN.
C. Hội nghị Cộng đồng Pháp ngữ.
D. Hội nghị Thượng đỉnh G20.
Hướng dẫn giải
Đáp án A.
Câu 11. Những vấn đề môi trường của các nước phát triển chủ yếu gắn với những tác động môi trường là do
A. Phát triển du lịch.
B. Phát triển nông nghiệp.
C. Phát triển công nghiệp.
D. Phát triển ngoại thương.
Hướng dẫn giải
Đáp án C.
Giải thích: Những vấn đề môi trường của các nước phát triển chủ yếu gắn với những tác động môi trường do sự phát triển mạnh mẽ của các ngành sản xuất công nghiệp.
Câu 12: Thử thách lớn nhất của loài người trong quá trình phát triển hiện nay là
A. Xung đột chính trị xảy ra khắp nơi.
B. Nhiều tài nguyên đang bị cạn kiệt, trong khi sản xuất xã hội không ngừng được mở rộng.
C. Bệnh dịch, nạn thiếu lương thực ngày càng tăng.
D. Ô nhiễm môi trường nước và không khí ngày càng tăng.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B
Câu 13: Hội nghị nào thể hiện sự nỗ lực chung của thế giới trong vấn đề bảo vệ môi trường ?
A. Hội nghị Thượng đỉnh Trái Đất.
B. Hội nghị các nước ASEAN.
C. Hội nghị Cộng đồng Pháp ngữ.
D. Hội nghị Thượng đỉnh G20.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Câu 14: Những vấn đề môi trường của các nước phát triển chủ yếu gắn với những tác động môi trường do sự
A. Phát triển du lịch.
B. Phát triển nông nghiệp.
C. Phát triển công nghiệp.
D. Phát triển ngoại thương.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Câu 15: Các trung tâm phát tán khí thải lớn nhất của thế giới là
A. Các nước EU, Nhật Bản, Hoa Kì.
B. Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc.
C. Các nước ở Mĩ La tinh, châu Phi.
D. Các nước ở châu Á, châu Phi, Mĩ La tinh.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Câu 16. Các trung tâm nào dưới đây phát tán khí thải lớn nhất của thế giới hiện nay?
A. Các nước EU, Nhật Bản, Hoa Kì.
B. Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc.
C. Các nước ở Mĩ La tinh, châu Phi.
D. Các nước ở châu Á, châu Phi, Mĩ La tinh.
Hướng dẫn giải
Đáp án A.
Giải thích: Các trung tâm phát tán khí thải lớn nhất của thế giới là các nước EU, Nhật Bản, Hoa Kì, Trung Quốc.
Câu 17. Vì sao hiện tượng thủng tầng ô-zôn ngày càng nghiêm trọng?
A. Khói, bụi nhà máy.
B. Chất thải sinh hoạt của con người.
C. Chất thải khí CO2, CFC.
D. Hiệu ứng nhà kính.
Hướng dẫn giải
Đáp án C.
Giải thích: Nguyên nhân hiện tượng thủng tầng ô-zôn ngày càng nghiêm trọng là do chất thải khí CO2, CFC ngày càng nhiều từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải,…
Câu 18. Sự khác biệt của vấn đề môi trường của các nước phát triển so với nước đang phát triển là do
A. Hoạt động nông nghiệp.
B. Hoạt động công nghiệp.
C. Nghiên cứu khoa học
D. Hậu quả của chiến tranh
Hướng dẫn giải
Đáp án B.
Giải thích:
- Các nước phát triển có hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp: Sự phát triển công nghiệp, đô thị hóa nhanh đã làm tăng lượng khí phát thải ra môi trường, gây nên các hiện tượng hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ô dôn, ô nhiễm không khí; ngoài ra nước thải công nghiệp có chứa hàm lượng chất hóa học không cho phép cũng gây ô nhiễm nước và đất. Các quốc gia xả thải lượng khí nhà kính lớn nhất là Hoa Kì, EU, Nhật Bản.
- Các nước đang phát triển, bên cạnh các nhà máy công nghiệp có công nghệ lạc hậu xả thải lượng khí độc vào môi trường thì hoạt động sản xuất nông nghiệp với trình độ thấp cũng gây nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường. Cụ thể:
+ Việc đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng lấy củi,lấy lâm sản xuất khẩu, mở rộng diện tích canh tác,... dẫn tới rừng bị suy giảm về diện tích, chất lượng, thúc đẩy quá trình hoang hoá ở vùng nhiệt đới.
+ Nền nông nghiệp quảng canh, năng suất thấp làm gia tăng việc đốt rừng làm rẫy; việc phát quang rừng làm đồng cỏ, chăn thả gia súc quá mức thúc đẩy quá trình hoang mạc hóa ở các vùng nhiệt đới khô hạn.
=> Như vậy, điểm khác nhau về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở 2 nhóm nước là:ô nhiễm môi trường ở các nước phát triển có liên quan đến hoạt động công nghiệp, ô nhiễm môi trường ở các nước đang phát triển có liên quan đến cả hoạt động nông nghiệp.
Câu 19. Là học sinh, em có giải pháp thiết thực nào để góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu?
1. Đi bộ hay xe đạp khi di chuyển ở cự ly gần.
2. Hạn chế thải rác vì rác khi phân hủy sẽ tạo ra khí Mê-tan, gây hiệu ứng nhà kính.
3. Tham gia nhiệt tình phong trào trồng và chăm sóc cây xanh.
4. Đi xe máy tham gia giao thông, vận chuyển rác thải vào các thành phố, thị xã.
5. Vứt rác không đúng nơi quy định, thường xuyên không tắt điện trong lớp.
Có tất cả có bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?
A. 2.
B. 3.
C. 5.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Đáp án B.
Giải thích: Một số giải pháp thiết thực học sinh có thể làm để góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu là
- Đi bộ hay xe đạp khi di chuyển ở cự ly gần: vừa có lợi cho sức khỏe, vừa có lợi cho môi trường.
- Hạn chế thải rác vì rác khi phân hủy sẽ tạo ra khí Mê-tan, gây hiệu ứng nhà kính.
- Tham gia nhiệt tình phong trào trồng và chăm sóc cây xanh.
Câu 20. Diện tích rừng bị suy giảm do khai thác quá mức hiện nay ở các quốc gia nào dưới đây?
A. Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia.
B. Liên Bang Nga, Hoa Kỳ, Braxin.
C. Braxin, Công Gô, Indonesia.
D. Hoa Kỳ, Braxin, Ấn Độ.
Hướng dẫn giải
Đáp án B.
Giải thích: Diện tích rừng bị suy giảm do khai thác quá mức hiện nay ở các nước Liên Bang Nga, Hoa Kỳ và Braxin.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn Các vấn đề về môi trường và phát triển ở các nước phát triển Địa lý 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Tổng ôn Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất Địa lí 10
- Lý thuyết ôn tập Hệ quả địa lí của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất Địa lí 10
Chúc các em học tập tốt !