ĐƯỜNG SÔNG, HỒ
I. Lý thuyết
- Đặc điểm
+ Ưu điểm: Vận chuyển được hàng nặng, cồng kềnh, giá rẻ.
+ Nhược điểm: Phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, tốc độ chậm.
- Tình hình phát triển: Nhiều sông ngòi được cải tạo, đào nhiều kênh nối các hệ thống sông với nhau, phương tiện được cải tiến,...
- Phân bố: Phát triển mạnh ở Hoa Kì, Nga, Canada, châu Âu,…
Hình 37.3. Một số hoạt động chuyên chở và giao lưu trên đường sông
II. Bài tập minh họa
Câu 1: Hai tuyến đường sông quan trọng nhất ở châu Âu hiện nay là:
A. Von-ga, Rai-nơ
B. Rai-nơ, Đa - nuýp
C. Đa-nuýp, Von-ga
D. Von-ga, I-ê-nit-xây
Hướng dẫn giải
Đường sông phát triển mạnh ở Hoa Kì, Nga, Canada, châu Âu (sông Rai-nơ, sông Đa-nuýp).
⇒ Hai tuyến đường sông quan trọng nhất ở châu Âu hiện nay là: Rai-nơ, Đa - nuýp
Đáp án cần chọn là: B
Câu 2. Hai sông Rainơ và Đanuýp là hai tuyến vận tải đường sông quan trọng nhất của:
A. Châu Á
C. Nga.
B. Canada.
D. Châu Âu.
Hướng dẫn giải
Đáp án D.
Giải thích: SGK/144, địa lí 10 cơ bản.
Câu 3. Tác động của các ngành kinh tế đến ngành giao thông vận tải dưới góc độ là khách hàng được biểu hiện ở
A. Sự có mặt của một số loại hình vận tải.
B. Yêu cầu về khối lượng, cư li, tốc độ vận chuyển.
C. Yêu cầu về thiết kế công trình giao thông vận tải.
D. Cho phí vận hành phương tiện lớn.
Hướng dẫn giải
Đáp án B.
Giải thích: Tác động của các ngành kinh tế đến ngành giao thông vận tải dưới góc độ là khách hàng được biểu hiện ở vấn đề yêu cầu về khối lượng, cư li và tốc độ vận chuyển.
Câu 4: Giao thông đường thủy nói chung có ưu điểm là:
A. Cước phí vận tải rẻ, thích hợp với chở hàng nặng, cồng kềnh.
B. Tiện lượi, thích nghi với mọi điều kiện địa hình.
C. Vận chuyển được hàng nặng trên đường xa, với tốc độ nhanh, ỏn định.
D. Có hiệu quả với cự li vận chuyển ngắn và chung bình.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Câu 5: Ba nước phát triển mạnh giao thông đường sông, hồ là
A. Hoa Kì, LB Nga, Ca-na-da.
B. Anh, Pháp, Đức.
C. LB Nga, Trung Quốc, Việt Nam.
D. Hoa Kì, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.
Hiển thị đáp án
Đáp án: A
Câu 6. Tại sao tàu qua kênh Xuy – ê không cần âu tàu như ở kênh Pa – na – ma?
1. Do kênh được đào sâu, rộng hơn.
2. Do các tàu được đầu tư kĩ thuật tốt hơn.
3. Do mực nước biển ở Địa Trung Hải và vịnh Xuy – ê gần như bằng nhau.
4. Do được đào lâu năm và hầu hết các tàu có trọng tải nhỏ.
Có bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải
Đáp án C.
Giải thích: Tàu qua kênh Xuy – ê không cần âu tàu như ở kênh Pa – na – ma, chủ yếu là do kênh Xuy – ê được đào sâu, rộng hơn, các tàu được đầu tư kĩ thuật tốt hơn và một phần cũng là do mực nước biển ở Địa Trung Hải và vịnh Xuy – ê gần như bằng nhau.
Câu 7. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn tới phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải thể hiện ở
1. Quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải.
2. Công tác thiết kế và khai thác công trình vận tải.
3. Hoạt động của các phương tiện vận tải.
4. Không ảnh hưởng đến sự có mặt và vai trò của các loại hình giao thông vận tải.
5. Ảnh hưởng rất lớn đến thiết kế các phương tiện vận tải.
Có bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Hướng dẫn giải
Đáp án B.
Giải thích: Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn tới phát triển và phân bố của ngành giao thông vận tải thể hiện ở việc quy định sự có mặt và vai trò của một số loại hình vận tải; Công tác thiết kế và khai thác công trình vận tải cùng với đó là hoạt động của các phương tiện vận tải.
Câu 8. Để phát triển kinh tế – xã hội miền núi giao thông cần đi trước một bước, vì
1. Thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương miền núi.
2. Tạo điều kiện khai thác các thế mạnh to lớn của miền núi.
3. Thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế miền núi.
4. Miền núi có nhiều thiên tai cần giúp đỡ từ miền xuôi.
Có bao nhiêu ý đúng trong các câu trên?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Hướng dẫn giải
Đáp án B.
Giải thích: Để phát triển kinh tế – xã hội miền núi giao thông cần đi trước một bước, vì thúc đẩy sự giao lưu giữa các địa phương miền núi, tạo điều kiện khai thác các thế mạnh to lớn của miền núi. Đồng thời thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ, hình thành cơ cấu kinh tế miền núi.
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Lý thuyết khái quát Địa lí ngành đường sông, hồ Địa lý 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Tổng ôn Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất Địa lí 10
- Lý thuyết ôn tập Hệ quả địa lí của vận động tự quay quanh trục của Trái Đất Địa lí 10
Chúc các em học tập tốt !