TỔNG HỢP CÂU HỎI LÍ THUYẾT VỀ ADN VÀ GEN MÔN SINH HỌC 9
Câu 1: Trình bày cấu trúc và chức năng của ADN.
Hướng dẫn trả lời
ADN là phân tử được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học c, H, o, N, p.
ADN là một đại phân tử có cấu trúc đa phân, đơn phân là 4 loại nuclêôtit A, T, G, X.
Trong 4 loại nuclêôtit thì 2 loại A và G có kích thước lớn. Hai loại T và có kích thước bé.
ADN gồm 2 mạch pôlinuclêôtit chạy song song ngược chiều, xoắn đều theo chiều từ trái sang phải. Chiều rộng của chuỗi xoắn kép bằng 20Â, mỗi chu kỳ xoắn có 10 cặp nuclêôtit có chiều cao 34A.
Hai mạch của ADN liên kết bổ sung với nhau. A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với bằng 3 liên kết hiđrô.
ADN có kích thước và khối lượng lớn. ADN có tính đa dạng và đặc trưng cho loài.
ADN có chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 2: Trình bày cấu trúc và chức năng của ARN.
Hướng dẫn trả lời
ARN là phân tử được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học c, H, o, N, p.
ARN là một đại phân tử có cấu trúc đa phân, đơn phân là 4 loại nuclêôtit A, Ư, G, X.
Trong 4 loại nuclêôtit thì 2 loại A và G có kích thước lớn. Hai loại u và có kích thước bé.
ARN chỉ có 1 mạch pôlinuclêôtit.
ARN có kích thước và khối lượng lớn.
Có nhiều loại ARN với cấu tạo và chức năng khác nhau.
+ ARN thông tin (ARNm): Có chức năng mang thông tin để tổng hợp prôtêin.
+ ARN vận chuyển (ARNt): Có chức năng vận chuyển axit amin.
+ ARN ribôxôm (ARNr): có chức năng cấu trúc nên ribôxôm.
Câu 3: So sánh quá trình nhân đôi ADN với quá trình sao mã.
Hướng dẫn trả lời
Giống nhau:
Đều được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của phân tử ADN dưới tác dụng của các enzim.
Đều xảy ra ở kì trung gian, lúc NST ờ dạng sợi mảnh.
Đều có hiện tượng 2 mạch đơn ADN tách nhau ra.
Đều diễn ra sự liên kết giữa các nuclêôtit của môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mạch ADN theo nguyên tắc bổ sung.
Khác nhau:
Quá trình tự nhân đôi ADN | Quá trình tổng họp ARN |
– Xảy ra trên toàn bộ phân tử ADN. – Cả 2 mạch của ADN đều làm mạch khuôn để tổng hợp nên mạch mới. – Nguyên liệu dùng để tổng hợp mạch mới là 4 loại nuclêôtit: A, T, G, X – Mạch mới được tổng hợp sẽ liên kết với mạch khuôn của ADN mẹ để tạo thành phân tử ADN con. – Mỗi lần nhân đôi tạo ra 2 phân tử ADN con giống nhau và giống với ADN mẹ. – Tổng hợp dựa trên 3 nguyên tắc là: nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc khuôn mẫu và nguyên tắc bán bảo toàn. | – Xảy ra trên 1 đoạn của ADN tương ứng với 1 gen nào đó. – Chỉ có 1 mạch của gen trên ADN làm mạch khuôn. – Nguyên liệu để tổng hợp là 4 loại nuclêôtit: A, u, G, X. – Mạch ARN sau khi được tổng hợp sẽ rời nhân ra tế bào chất để tham gia vào quá trình tổng hợp prôtêin. – Mỗi lần tổng hợp chỉ tạo ra 1 phân tử ARN. – Tổng hợp dựa trên 2 nguyên tắc là: nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc khuôn mẫu. |
Câu 4: Trình bày cấu trúc của Prôtêin.
Hướng dẫn trả lời
Prôtêin là phân tử được cấu tạo từ các nguyên tố hoá học c, H, o, N.
Prôtêin là một đại phân tử có cấu trúc đa phân, đơn phân là 20 loại axit amin.
Các axit amin liên kết với nhau bằng liên kết peptit giữa nhóm -COOH của axit amin này với nhóm -NH2 của axit amin kế tiếp tạo nên chuỗi axit amin.
Mỗi prôtêin được cấu tạo từ 1 hay nhiều chuỗi axit amin.
Prôtêin có cấu trúc không gian tối đa 4 bậc.
+ Cấu trúc bậc 1: Các axit amin liên kết với nhau bởi liên kết peptit hình thành chuỗi polypeptit. Cấu trúc bậc 1 được duy trì và giữ vững nhờ liên kết peptit.
+ Cấu trúc bậc 2: Do cấu trúc bậc 1 xoắn anpha hoặc gấp nếp bêta tạo nên cấu hình mạch polypeptií trong không gian, cấu trúc bậc 2 được duy trì nhờ các liên kết hiđrô giữa các axit amin ở gần nhau.
+ Cấu trúc bậc 3: Do cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn theo kiểu đặc trưng cho mỗi loại prôtêin tạo nên phân tử prôtêin trong không gian ba chiều, cấu trúc bậc 3 được duy trì nhờ các liên kết hiđrô hoặc liên kết (-S-S-).
+ Cấu trúc bậc 4: Hai hay nhiều chuỗi polypeptit liên kết với nhau tạo nên cấu trúc bậc 4.
Câu 5: Trình bày chức năng của prôtêin.
Hướng dẫn trả lời
Prôtêin có các chức năng:
Là thành phần quan trọng cấu trúc nên tế bào, cơ thể.
Là thành phần tham gia vào các hoạt động sống của tế bào, cơ thể như:
+ Là enzim làm nhiệm vụ xúc tác cho các phản ứng.
+ Là hooc môn điều hoà quá trình trao đổi chất.
+ Là kháng thể chống lại các vi sinh vật gây bệnh.
+ Làm nhiệm vụ vận chuyển các chất,…
Làm nhiệm vụ dự trữ năng lượng. Ví dụ prôtêin có trong trứng gà dự trữ năng lượng để nuôi phôi gà.
Câu 6: Hãy trình bày mối quan hệ giữa gen, mARN, prôtêin và tính trạng.
Hướng dẫn trả lời
Gen mang thông tin quy định cấu trúc của mARN thông qua sao mã. Khi sao mã, các nuclêôtit trên mạch gốc của gen được dùng làm khuôn để tổng hợp mạch mARN theo nguyên tắc bổ sung (A của môi trường liên kết với T của mạch gốc; u của môi trường liên kết với A của mạch gốc, G của môi trường liên kết với X của mạch gốc).
mARN quy định tổng hợp prôtêin thông qua quá trình giải mã. Khi giải mã, mỗi bộ ba trên phân tử mARN quy định tổng hợp 1 axit amin trên prôtêin.
Prôtêin quy định tính trạng. Các phân tử prôtêin trở thành enzim hoặc ừở thành hooc môn,… quy định các tính trạng trên cơ thể.
Gen (ADN) —» mARN —> Prôtêin —> Tính trạng.
Câu 7: Nguyên tắc bổ sung là gì? Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cơ chế di truyền? Nêu vi phạm nguyên tắc trên sẽ dẫn tới hậu quả gì?
Hướng dẫn trả lời
Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc cặp đôi giữa các bazơ nitric, trong đó một bazơ nitric có kích thước lớn liên kết với một bazơ nitric có kích thước bé (A liên kết với T hoặc u bằng 2 liên kết hiđrô, G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđrô).
Nguyên tắc bổ sung được thể hiện trong cơ chế di truyền: Quá trình tự nhân đôi của ADN, quá trình tổng hợp ARN, tổng hợp prôtêin.
+ Quá trình tự nhân đôi của ADN: từ 1 phân tử ADN mẹ hình thành nên 2 phân tử ADN con giống nhau và giống với ADN mẹ, trong quá trình nhân đôi, các nuclêôtit trên 2 mạch đơn liên kết với các nuclêôtit của môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung.
+ Quá trình tổng hợp ARN: Quá trình tổng hợp ARN trên cơ sở mạch khuôn của gen (ADN). Các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen liên kết với các nuclêôtit môi trường theo nguyên tắc bổ sung phân tử ARN có trình tự nuclêôtit tương tự như mạch bổ sung của mạch khuôn, trong đó T được thay thế bằng.
+ Quá trình tổng hợp prôtêin: Trong quá trình tổng hợp prôtêin, các nuclêôtit trên tARN khớp với các nuclêôtit trên mARN theo nguyên tắc bổ sung (AtARN – UmARN, GiARN – XmARN, Khi ribôxôm dịch chuyển được 3 nuclêôtit trên mARN—>1 axit amin được tổng hợp. Nếu vi phạm nguyên tắc trên sẽ làm cho các quá trình tổng hợp trên bị rối loạn, gây ra đột biến
Câu 8: Khi giải mã, trên 1 phân tử mARN có 5 ribôxôm trượt qua 1 lần. Hãy xác định:
Có bao nhiêu chuỗi axit amin được tổng hợp.
Cấu trúc các chuỗi pôlipeptit có giống nhau hay không? Vì sao?
Hướng dẫn trả lời
Có 5 chuỗi axit amin được tổng hợp. Vì một ribôxôm giải mã trên mARN tạo ra 1 chuỗi axit amin.
Cấu trúc các chuỗi axit amin giống nhau. Vì quá trình giải mã tạo ra các chuỗi axit amin này đều thực hiện trên 1 khuôn mẫu mARN theo nguyên tắc bổ sung: các bộ ba đối mã trên tARN mang các axit amin bổ sung với các bộ ba mã sao trên mARN.
Câu 9: Tại sao trâu ăn cỏ, bò cũng ăn cỏ nhưng thịt trâu khác với thịt bò?
Hướng dẫn trả lời
Thành phần chính của thịt là prôtêin. Prôtêin của trâu do gen của trâu quy định tổng hợp; Prôtêin của bò do gen của bò quy định tổng hợp.
Trâu và bò đều ăn cỏ thì chúng có cùng một loại nguyên liệu axit amin giống nhau. Tuy nhiên do gen của trâu khác với gen của bò nên đã tổng hợp nên prôtêin ở trâu khác với prôtêin của bò.
Câu 10: Tại sao chỉ với 4 loại nuclêôtit nhưng lại tạo ra được vô số loại ADN khác nhau?
Hướng dẫn trả lời
Chỉ với 4 loại nuclêôtit nhưng lại tạo ra được vô số loại ADN khác nhau là vì:
Số lượng khác nhau, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit khác nhau tạo ra vô số loại ADN khác nhau.
Câu 11: Tại sao ADN vừa có tính đa dạng, vừa có tính đặc trưng cho loài?
Hướng dẫn trả lời
ADN có tính đa dạng vì số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp của các nuclêôtit khác nhau.
ADN có tính đặc trưng cho loài vì ADN được sinh ra nhờ quá trình nhân đôi từ phân tử ADN trước đó. Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc khuôn mẫu, nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc bán bảo toàn nên ADN con có cấu trúc giống ADN mẹ. Nhờ đó mà ADN giữ vững được tính đặc trưng của loài.
Khác nhau giữa sự phân chia tế bào chất của tế bào động vật và thực vật là:
Ở tế bào động vật có sự hình thành eo thắt ở vùng xích đạo của tế bào, bắt đầu từ ngoài vào vùng trung tâm.
+ Đó có thể là giảm phân I vì: Kết quả của giảm phân I cũng tạo được 2 tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa nhưng mỗi NST vẫn ở trạng thái kép nên hàm lượng ADN vẫn bằng nhau và bằng của tế bào mẹ.
Ở tế bào thực vật có sự hình thành vách ngăn từ trong ra.
Nguyên nhân sự khác nhau:
Tế bào thực vật có thành xenlulôzơ rất vững chắc hạn chế khả năng vận động của tế bào.
-----
-(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng hợp câu hỏi lí thuyết về ADN và Gen môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: