CÂU HỎI ÔN THI HSG CHỦ ĐỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG MÔN SINH HỌC 9
Câu 1: Nêu các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu.
Hướng dẫn trả lời
Tài nguyên thiên nhiên là nguồn vật chất được hình thành và tồn tại trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng cho cuộc sống. Tài nguyên thiên nhiên không phải là vô tận, nếu không biết cách khai thác và sử dụng hợp lí, nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ cạn kiệt nhanh chóng.
Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu là đất, nước, khoáng sản, năng lượng, sinh vật, rừng…. Chúng được chia thành 3 nhóm:
+ Tài nguyên không tái sinh: là những tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt. Ví dụ: Khí đốt thiên nhiên, dầu Lửa, than đá. 1.
+ Tài nguyên tái sinh: là những dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi. Ví dụ: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật, tài nguyên rừng. #
+ Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng nhiệt từ lòng đất… Đó là những nguồn năng lượng sạch, khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường.
Câu 2: Ý nghĩa của việc khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên hoang dã.
Hướng dẫn trả lời
Nhiều vùng trên Trái Đất ngày nay đã và đang suy thoái nghiêm trọng, rất cần có các biện pháp để khôi phục môi trường. Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống trong tự nhiên của chúng.
Khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên hoang dã là cơ sở để duy trì cân bằng sinh thái, tránh ô nhiễm môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Mỗi quốc gia cần có các biện pháp để khôi phục môi trường và bảo vệ thiên nhiên để phát triển bền vững.
Câu 3: Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên.
Hướng dẫn trả lời
Bảo vệ tài nguyên sinh vật.
Các biện pháp chủ yếu bảo vệ tài nguyên sinh vật:
+ Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn.
+ Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang giã.
+ Trông cây, gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.
+ Không săn bắt động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật.
+ ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.
Cải tạo các hệ sinh thái đã bị thoái hóa.
+ Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất.
+ Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lí.
+ Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.
+ Thay đổi các loại cây trồng hợp lí.
+ Chọn giống cây trồng, vật nuôi thích hợp và có năng suất cao
Câu 4: Vai trò của mỗi người trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã
Hướng dẫn trả lời
Mỗi người chúng ta đều có trách nhiệm bảo vệ thiên nhiên. Vì chính con người là nhân tố quyết định xu hướng biến đổi của thiên nhiên, chính con người quyết định thiên nhiên biến đổi theo hướng phát triển hay suy thoái. Và chính con người phải chịu tác động xấu khi thiên nhiên biến đổi theo hướng suy thoái.
Câu 5: Nêu các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái rừng.
Hướng dẫn trả lời
Rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới, là môi trường sống của nhiều loài sinh vật. Bảo vệ rừng là góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ gìn cân bằng sinh thái của Trái Đất.
Rừng ở Việt Nam hiện nay đã bị thu hẹp dần, nhà nước ta đã triển khai nhiều biện pháp để bảo vệ các hệ sinh thái rừng như:
+ Xây dựng kế hoạch để khai thác nguồn tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp.
+ Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia…
+ Trồng rừng.
+ Phòng cháy rừng.
+ Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư.
+ Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân tự do tới sinh sống và sản xuất trong rừng.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục bảo vệ rừng…
Câu 6:
Diện tích rừng trên Trái Đất ngày một giảm gây ra hậu quả gì?
Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng có ảnh hưởng như thế nào đến tài nguyên đất và nước?
Hướng dẫn trả lời
Hậu quả:
+ Cây rừng bị chặt phá gây xói mòn đất, dễ xảy ra lũ lụt, gây nguy hiểm cho tính mạng và tài sản của người dân và gây ô nhiễm môi trường.
+ Giảm độ phì của đất, làm cho đất khô cằn.
+ Lượng nước thấm xuống tầng đất sâu giảm làm cho lượng nước ngầm giảm.
+ Thay đổi khí hậu, lượng mưa giảm, không đều.
+ Làm mất nhiều loài sinh vật và nơi ở của các loài sinh vật làm giảm đa dạng sinh học, dễ gây mất cân bằng sinh thái.
Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng có ảnh hưởng tích cực tới đất và nước:
+ Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng có nghĩa là rừng luôn được duy trì ổn định về diện tích và độ che phủ.
+ Rừng sẽ chống xói mòn đất, tăng lượng mùn cho đất, làm giảm nguy cơ khô cằn của đất. Tăng lượng nước lưu giữ ở rừng làm tăng lượng nước ngấm xuống tầng đất sâu làm tăng lượng nước ngầm, đồng thời điều hòa lượng mưa, làm giảm lũ lụt,… giảm ô nhiễm môi trường.
Câu 7: Nêu và giải thích những tác động của con người khiến một loài động vật có nguy cơ bị diệt vong. Nếu một loài đang có nguy cơ bị diệt vong thì chúng ta cần phải có biện pháp gì để duy trì và phát triển loài này?
Hướng dẫn trả lời
Những tác động của con người:
Làm phân mảnh nơi sống (chia cắt nơi sống của loài thành nhiều mảng nhỏ cô lập với nhau) hoặc làm thu hẹp nơi sống khiến nguồn sống không đủ cho một số lượng tối thiểu cá thể của loài tồn tại.
9 Hoạt động săn bắt có chủ ý một cách quá mức hoặc những hoạt động gián tiếp tác động lên nguồn sống khiến cho số lượng cá thể của loài bị giảm xuống dưới kích thước tối thiểu của quần thể dẫn đến giảm khả năng chống chịu, giảm khả năng tìm kiếm bạn tình, giao phối cận huyết… dẫn đến giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản. số lượng cá thể giảm quá mức khiến các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền của quần thể, tăng nguy cơ cận huyết làm cho quần thể tiếp tục suy giảm và rơi vào vòng xoáy tuyệt chủng.
* Biện pháp:
Bảo vệ nơi ở, khoanh vùng nuôi và bảo vệ làm tăng nhanh số lượng cá thể càng nhiều càng tốt.
Bổ sung nguồn gen bằng cách trao đổi cá thể hoặc nhập thêm các cá thể từ các quần thể khác nếu có.
Câu 8: Chúng ta cần làm gì để có thể khai thác tài nguyên thiên nhiên vừa thỏa mãn các nhu cầu hiện tại của con người, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các tài nguyên cho thế hệ mai sau?
Hướng dẫn trả lời
Các biện pháp khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên vừa thoả mãn các nhu cầu hiện tại của con người, vừa đảm bảo duy trì lâu dài các tài nguyên cho thế hệ mai sau:
Tránh bỏ hoang và lãng phí đất, tránh làm cho đất bị thoái hoá. cần thực hiện các biện pháp chống xói mòn, khô hạn, ngập úng, nhiễm mặn,… đồng thời nâng cao độ màu mỡ cho đất.
Ngăn chặn nạn phá rừng, nhất là rừng nguyên sinh, đầu nguồn. Tích cực trồng rừng để cung cấp đủ ngô, củi cho sinh hoạt và phát triển công nghiệp. Vận động dân tộc thiểu số định canh, định cư, không đốt rừng làm rẫy. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học, hạn chế sự thay đổi khí hậu, chống xói mòn, hạn hán, lũ lụt…
Tích cực bảo vệ rừng và sử dụng tiết kiệm nguồn nước để duy trì các quá trình sinh thái bền vững, tạo điều kiện thuận lợi cho tuần hoàn nước trên Trái Đất.
Khai thác ở mức độ vừa phải và đúng kĩ thuật tài nguyên biển, đảm bảo cho các loài sinh vật có thể tiếp tục sinh sản và phát triển. Khai thác cần kết hợp với bảo vệ nguồn sống cho các loài sinh vật biển.
Có biện pháp bảo vệ các loài sinh vật có nguy cơ tuyệt chủng, xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên tạo môi trường sống cho nhiều loài động vật.
Câu 9: Đa dạng sinh học là gì? Nêu ba nguy cơ chính mà hoạt động của con người hiện nay có thể trực tiếp gây nên sự suy thoái đa dạng sinh học.
Hướng dẫn trả lời
Đa dạng sinh học gồm đa dạng di truyền, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái.
Ba nguy cơ chính mà các hoạt động của con người có thể trực tiếp gây nên sự suy thoái đa dạng sinh học gồm có:
+ Phá hủy môi trường sống. Ví dụ như phá rừng làm rẫy, chuyển đổi các hệ sinh thái tự nhiên thành hệ sinh thái nông nghiệp, đô thị hóa, gây ra các vụ cháy rừng… làm thu hẹp, thậm chí phá hủy môi trường sống của nhiều loài sinh vật trong tự nhiên.
+ Di chuyển các loài sinh vật. Việc con người săn bắt và vận chuyển các loài sinh vật rời xa khu phân bố tự nhiên của chúng dẫn đến việc chúng không còn được kiểm soát bởi các thiên địch hoặc các vật bắt mồi tự nhiên của chúng, phá vỡ các lưới thức ăn tự nhiên, phá vỡ các mối tương tác giữa các loài trong các quần xã. điều này làm giảm kích thước các quần thể của các loài khác trong tự nhiên do kết quả của các hoạt động cạnh tranh hoặc do quan hệ vật ăn thịt – con mồi, v.v
+ Khai thác quá mức tài nguyên sinh vật. Việc khai thác quá mức nhiều loài sinh vật phục vụ nhu cầu của con người làm suy giảm các quần thể động vật và thực vật, thậm chí đẩy chúng đến nguy cơ tuyệt chủng hoặc bị tuyệt chủng hoàn toàn.
Câu 10:
Tại sao lượng chất dinh dưỡng trong rừng mưa nhiệt đới lại phụ thuộc nhiều vào mức độ chặt phá rừng?
Các khu bảo tồn khoanh vùng tạo động lực kinh tế như thế nào cho công tác bảo tồn lâu dài các vùng được bảo vệ?
Hướng dẫn trả lời
Phần lớn chất dinh dưỡng trong rừng mưa nhiệt đới được giữ trong cây, việc loại bỏ cây do chặt phá rừng sẽ nhanh chóng loại bỏ bớt chất dinh dưỡng từ hệ sinh thái này. Nguồn dinh dưỡng có trong đất cũng nhanh chóng bị mang tới các dòng suối và mạch nước ngầm bởi các cơn mưa.
Các vùng bảo tồn có thể cung cấp thường xuyên các sản phẩm của rừng, nước, nguồn thủy điện, tạo điều kiện cho giáo dục và nguồn thu từ du lịch sinh thái.
Câu 11: Giả sử một nhà thiết kế định phá hoại một mảnh rừng là hành lang giữa hai công viên. Để bù lại, nhà thiết kế này định thêm một vùng rừng với cùng diện tích vào một trong hai công viên. Là một nhà sinh thái học chuyên nghiệp, bạn có thể tranh luận như thế nào để giữ lại hành lang đó?
Hướng dẫn trả lời
Những hành lang của môi trường sống có thể giúp tăng tốc độ di cư hoặc phát tán của các sinh vật giữa các vùng sống và như vậy sẽ tạo nên dòng gene giữa các vùng. Điều này sẽ giúp ngăn chặn việc giảm sức sống do giao phối cận huyết.
Hành lang này cũng làm giảm sự tương tác giữa sinh vật và con người khi sinh vật phát tán, trong trường hợp liên quan đến các loài thú ăn thịt lớn, ví dụ như gấu hoặc các loài trong họ Mèo thì việc làm giảm mối tương tác này là rất cần thiết.
Câu 12: Nếu trong thế kỉ này nhiệt độ trên Trái Đất tăng lên trung bình là 4°c, hãy dự đoán khu hệ sinh vật nào sẽ có khả năng thay thế vị trí đồng rêu đới lạnh?
Giải thích.
Hướng dẫn trả lời
Rừng cây lá kim phía bắc có thể thay thế khu sinh học đồng rêu đới lạnh dọc theo vùng bao giữa các hệ sinh thái này. Vì rừng cây lá kim phương bắc nằm tò đồng rêu đới lạnh tới bắc Mĩ, Bắc Âu, Châu Á và dải nhiệt độ của rừng cây lá kim phương Bắc chỉ cao hơn nhiệt độ của đồng rêu một ít.
Câu 13:
Phân biệt tài nguyên tái sinh với tài nguyên không tái sinh.
Cho các loại tài nguyên: đất, nước, rừng, than đá, dầu lửa, khí đốt, năng lượng ánh sáng, năng lượng gió, năng lượng thủy triều, năng lượng nhiệt từ lòng đất, khoáng sản. Hãy xếp chúng vào các nhóm: tài nguyên không tái sinh, tài nguyên tái sinh và tài nguyên năng lượng vĩnh cửu.
Hướng dẫn trả lời
– Tài nguyên tái sinh: là những dạng tài nguyên khi sử dụng hợp lí sẽ có điều kiện phát triển phục hồi.
Tài nguyên không tái sinh: là những tài nguyên sau một thời gian sử dụng sẽ bị cạn kiệt.
– Tài nguyên tái sinh: đất, nước, rừng.
Tài nguyên không tái sinh: than đá. dầu lửa, khí đốt, khoáng sản.
Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu: năng lượng ánh sáng, năng lượng gió, năng lượng Ihủy triều, năng lượng nhiệt từ lòng đất.
-----
-(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Câu hỏi ôn thi HSG chủ đề Bảo Vệ Môi Trường môn Sinh học 9 năm 2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: