TỔNG HỢP BÀI TẬP NÂNG CAO VỀ BIẾN DỊ MÔN SINH HỌC 9
Câu 1: Đột biến gen là gì? Nguyên nhân phát sinh đột biến gen.
Hướng dẫn trả lời
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.
Nguyên nhân phát sinh đột biến gen:
Trong điều kiện tự nhiên, đột biến gen xảy ra do quá trình nhân đôi ADN không theo nguyên tắc bổ sung dẫn tới gen con có cấu trúc khác với gen ban đầu.
Trong điều kiện nhân tạo, con người sử dụng các tác nhân hoá học hoặc vật lí (ví dụ tia phóng xạ) làm đứt gãy ADN cũng sẽ gây đột biến gen.
Câu 2: Đột biến NST là gì? Có những loại nào?
Hướng dẫn trả lời
Đột biến NST là những biến đổi về cấu trúc hay số lượng NST.
Có 2 dạng đột biến NST là đột biến cấu trúc và đột biến số lượng
+ Đột biến cấu trúc: là những biến đổi về cấu trúc của NST, gồm có 4 dạng là mất đoạn NST, lặp đoạn NST, đảo đoạn NST, chuyển đoạn NST.
+ Đột biến số lượng NST là những biến đổi về số lượng NST, gồm có các dạng là dị bội và đa bội.
Câu 3: Biến dị là gì? Gồm có những loại nào?
Hướng dẫn trả lời
Biến dị là hiện tượng các cá thể ở đời con mang đặc điểm khác với bố mẹ.
Biến dị có 2 loại: biến dị di truyền và biến dị không di truyền.
+ Biến dị di truyền là những biến đổi trong vật chất di truyền và có thể truyền lại cho các thế hệ sau, gồm 2 loại là đột biến và biến dị tổ hợp.
+ Biến dị không di truyền là những biến đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen dưới tác động của những điều kiện môi trường khác nhau và không di truyền cho đời sau (thường biến).
Câu 4: Đột biến là gì? Gồm có những loại nào?
Hướng dẫn trả lời
Đột biến là những biến đổi trong vật chất di truyền, xảy ra ở cấp độ phân tử (đột biến gen) hoặc cấp độ tế bào (đột biến NST).
Đột biến có 2 loại là đột biến gen và đột biến NST.
Câu 5: Biến dị tổ hợp là gì? Nguyên nhân gây ra biến dị tổ hợp?
Hướng dẫn trả lời
Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố mẹ thông qua quá trình giao phối dẫn tới sự tổ hợp lại các tính trạng vốn có của bố mẹ, làm xuất hiện các tính trạng mới ở con cái.
Nguyên nhân của biến dị tổ hợp:
Do sự phân li độc lập của NST trong giảm phân và sự tổ hợp tự do trong thụ tinh dẫn tới tạo ra vô số loại kiểu gen khác nhau.
Do sự hoán vị gen dẫn tạo ra vô số loại biến dị khác nhau.
Câu 6: Thường biến là gì? Đặc điểm của thường biến?
Hướng dẫn trả lời
Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng 1 kiểu gen, phát sinh trong đời sống cá thể dưới tác động trực tiếp của điều kiện ngoại cảnh.
Ví dụ: Gấu Bắc cực có màu lông thay đổi theo điều kiện môi trường. Mùa đông có màu trắng; màu hè có màu xám.
Đặc điểm của thường biến.
Thường biến xuất hiện đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh.
‘Chi làm biến đổi kiểu hình mà không liên quan đến kiểu gen nên không di truyền được cho đời sau.
Cỏ lợi, giúp sinh vật thích nghi với môi trường.
Không phải là nguyên liệu của chọn giống.
Câu 7: Mức phản ứng là gì? Trình bày phương pháp xác định mức phản ứng của một kiểu gen?
Hướng dẫn trả lời
Mức phản ứng là giới hạn thường biến của 1 kiểu gen trước các điều kiện môi trường khác nhau. Mức phản ứng do kiểu gen quy định.
Phương pháp xác định mức phản ứng của một kiểu gen.
Cho kiểu gen đó sinh sản vô tính để được nhiều cơ thể có kiểu gen giống nhau.
I Cho các cá thể có kiểu gen giống nhau sống trong các môi trường khác nhau.
Tìm giới hạn thường biến của tất cả các cá thể có kiểu gen giống nhau đó. Giới hạn thường biến của 1 kiểu gen chính là mức phản ứng của kiểu gen đó.
Câu 8: Giải thích nguyên nhân và cơ chế hình thành thể đa bội?
Hướng dẫn giải
Nguyên nhân:
Đột biến đa bội hoá tạo ra thể đa bội phát sinh từ các tác nhân vật lý, hoá học của môi tròng bên ngoài hoặc những rối loạn của quá trình trao đổi chất bên trong tế bào và cơ thể gây ra.
Cơ chế:
Do các nguyên nhân nói trên dẫn đến không hình thành thoi vô sắc trong quá trình phân bào (Nguyên phân hoặc giảm phân) làm cho toàn bộ NST không phân được.
Trong nguyên phân: Tạo ra tế bào con có bộ NST 4n từ tế bào mẹ 2n.
Trong giảm phân: Tạo ra hợp tử 3n hoặc 4n.
Câu 9: Trong một phép tai C?AA X ặaa, đời con thu được một cá thể đột biến mang kiểu gen Aaa.
Cơ thể đột biến này thuộc dạng đột biến nào? Giải thích.
Trình bày cơ chế sinh ra cơ thể đột biến này?
Hướng dẫn trả lời
Cơ thể đột biến này thuộc dạng đột biến thể tam bội hoặc đột biến thể dị bội (2n+l).
Vì cơ thể Aaa có 3 gen nên có thể đây là thể tam bội (3n).
I Vì cơ thể Aaa có 3 gen nên có thể đây là thể dị bội (2n +1). Thể dị bội 2n + 1 cũng có thể có 3 gen nếu đây là đột biến dị bội ở NST mang gen a.
Cơ chế sinh ra cơ thể đột biến này:
Đột biến xảy ra ở cơ thể cái (aa).
Nếu là tam bội thì cơ thể cái giảm phân, tất cả các cặp NST không phân li tạo ra giao tử 2n mang gen aa. Cơ thể đực giảm phân bình thường cho giao tử A. Qua thụ tinh giữa giao tử A với giao tử aa sinh ra đời con có Aaa.
Nếu là dị bội thì cơ thể cái giảm phân, chỉ có cặp NST mang gen aa không phân li tạo ra giao tử n+1 mang gen aa. Cơ thể đực giảm phân bình thường cho giao tử A. Qua thụ tinh giữa giao tử A với giao tử aa sinh ra đời con có Aaa.
Câu 10: Người bị hội chứng Đao có đặc điểm như thế nào? Trình bày cơ chế sinh ra người bị hội chứng đao?
Hướng dẫn trả lời
Đặc điểm của người bị hội chứng Đao: cổ ngắn, gáy rộng và dẹt, khe mắt xếch, chân tay ngắn, si đần, vô sinh,….
Cơ chế sinh ra người bị hội chứng đao:
+ Người bị hội chứng Đao có bộ NST 2n +1 (có 3 NST số 21).
+ Trong quá trình giảm phân của mẹ, cặp NST số 21 không phân li tạo ra giao tử n+1 và giao tử n-1. Qua thụ tinh, giao tử n+1 (có 2 NST số 21) kết hợp với giao tử n (có 1 NST số 21) tạo nên hợp tử 2n +1 (có 3 NST số 21).
Câu 11: Quan sát tiêu bản ở 1 tế bào, người ta thấy tế bào này mang bộ NST bị biến đổi về số lượng. Do sơ suất người ta chỉ quan sát thấy ở NST số 3 có 3 alen kí hiệu là aaa.
Hãy xác định dạng đột biến của tế bào trên?
Nêu phương pháp phân biệt cơ thể trên với cơ thể lưỡng bội.
Hướng dẫn trả lời
Xác định dạng đột biến của tế bào trên.
Nếu đột biến xảy ra ờ tất cả các cặp NST thì đây là đột biến thể tam bội (3n)
Nếu biến đổi chỉ xảy ra ở cặp NST số 3 hoặc ở 1 số cặp NST thì đây là đột biến dị bội.
Phương pháp phân biệt:
Dựa vào đặc điểm hình thái: nếu là thể tam bội (3n) thì cơ quan phát triển mạnh hơn, to hơn bình thường. Còn nếu là thể dị bội thì biểu hiện các tính trạng không bình thường và gây hại cho cơ thể.
Làm tiêu bản nhiễm sắc thể: đếm số lượng NST trên tiêu bản cần xác định và so sánh với dạng bình thường 2n.
Câu 12: Một NST có trình tự các gen phân bố: ABCDE • FGH
Cho biết: A, B, c, D, E, F, G, H: ký hiệu các gen trên NST; (•): tâm động.
Do đột biến cấu trúc nên các gen phân bố trên NST có trình tự: ABCDE • FG
Xác định dạng đột biến.
Nếu dạng đột biến trên xảy ra ở cặp NST thứ 21 ở người thì gây hậu quả gì?
Hướng dẫn trả lời
a – Dạng đột biến: Đây là đột biến mất đoạn NST, đoạn mất mang gen H —> Kiểu đột biến cấu trúc NST dạng mất đoạn.
Hậu quả: Đột biến mất đoạn có thể gây chết hoặc làm giảm sức sống của cơ thể. Ví dụ ở người, mất đoạn nhỏ ở đầu mút nhiễm sắc thể thứ 21 gây bệnh ung thư máu.
Câu 13: Cho cơ thể có kiểu gen Aa lai với cơ thể có kiểu gen aa, đời con sinh ra một thể đột biến có kiểu gen aaa. Hãy xác định dạng đột biến và cơ chế phát sinh thể đột biến nói trên.
Hướng dẫn trả lời
Trường hợp 1:
+ Nêu các cặp NST còn lại đều có số lượng bình thường (mỗi cặp có 2 chiếc) thì đây là trường hợp đột biến dị bội.
+ Cơ chế hình thành:
P: Aa X aa
Gp: aa, AA
F1: aaa
p: Aa X aa
Gp: A, a aa
F1: aaa
(các Gp nêu trên gồm 2 loại: n+1 và n)
Trường hợp 2:
+ Nêu tất cả các cặp NST tương đồng của tế bào đều có số lượng như nhau (mỗi cặp có 3 chiếc) thì đây là trường hợp đột biến đa bội dạng 3n.
+ Cơ chế hình thành:
P: Aa X aa G0: AA, aa, o a F1: aaa
P: Aa X aa
Gd: A, a aa
Câu 14: Cho các ví dụ sau:
Cây rau mác mọc trên cạn có lá hình mũi mác, mọc trên bề mặt nước có lá hình tròn, mọc trong nước có lá hình bản dài.
Ở cây hoa giấy, có cành hoa màu trắng xen lẫn với các cành có hoa màu đỏ.
Cây có kiểu gen BB trồng ở nhiệt độ 30°c cho hoa màu đỏ, trồng ở nhiệt độ 20°c cho hoa màu trắng.
Ở lúa Đại mạch lặp đoạn làm tăng hoạt tính enzim amilaza có ý nghĩa trong sản xuất rượu bia.
Hãy xác định ví dụ nào là thường biến, ví dụ nào là đột biến.
Hướng dẫn trả lời
Cây rau mác mọc trên cạn có lá hình mũi mác, mọc trên bề mặt nước có lá hình tròn, mọc trong nước có lá hình bản dài. (Thường biến)
Ở cây hoa giấy, có cành hoa màu trắng xen lẫn với các cành có hoa màu đỏ. (Đột biến)
Cây có kiểu gen BB trồng ở nhiệt độ 30°c cho hoa màu đỏ, trồng ở nhiệt độ 20°c cho hoa màu trắng. (Thường biến)
Ở lúa Đại mạch lặp đoạn làm tăng hoạt tính enzim amilaza. Điều này có ý nghĩa trong sản xuất rượu bia. (Đột biến).
Câu 15: Trong các loại đột biến gen, hãy cho biết:
Loại đột biến nào không làm thay đổi chiều dài của gen?
Loại đột biến nào thường gây hậu quả nghiêm trọng nhất?
Hướng dẫn trả lời
Đột biến gen có 3 dạng là mất một hoặc một số cặp; Thêm một hoặc một số cặp; Thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit.
Loại đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng nuclêôtit khác không làm thay đổi chiều dài của gen. Nguyên nhân là vì khi xảy ra đột biến thay thế thì không làm thay đổi tổng số nuclêôtit nên không làm thay đổi chiều dài.
Loại đột biến thường gây hậu quả nghiêm trọng nhất là đột biến mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. Vì khi thêm hoặc mất một cặp nuclêôtit thì sẽ làm thay đổi toàn bộ các bộ ba trên mARN từ vị trí đột biến cho đến cuối nên sẽ làm thay đổi toàn bộ các axit amin tương ứng.
-----
-(Để xem nội dung tài liệu, các em vui lòng xem online hoặc đăng nhập tải về máy)-
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng hợp bài tập nâng cao về Biến Dị môn Sinh học 9 năm 2021 có đáp án. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Chúc các em học tập tốt !
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: