ỨNG ĐỘNG
A. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ
I. Khái niệm về ứng động
- Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước những tác nhân kích thích không định hướng.
Ví dụ: Hoa của cây nghệ tây và hoa Tulip nở vào buổi sáng và đóng lại lúc chạng vạng tối
- Sự vận động cảm ứng xảy ra do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào ở mặt trên và mặt dưới của cơ quan
Ví dụ: Khi các tế bào mặt trên sinh trưởng nhanh hơn thì đế hoa uốn cong xuống (hoa nở), và ngược lại (hoa đóng)
II. Các kiểu ứng động
1. Ứng động sinh trưởng:
Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, cánh hoa..) có tốc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ...)
a. Quang ứng động
- Ứng động nở hoa.
Ví dụ: Hoa Bồ công anh nở buổi sáng và đóng lại vào buổi tối
- Ứng động của lá
Ví dụ: Lá me, cỏ 3 lá khép lại khi chiều tối
- Tác nhân: Ánh sáng đến từ mọi phía
- Do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào ở mặt trên và mặt dưới của hoa, lá vào những thời điểm khác nhau.
b. Nhiệt ứng động
Ví dụ: Hoa Tulip: Giảm 10C hoa khép lại, tăng 30C hoa nở ra
- Tác nhân: Nhiệt độ môi trường
- Cơ chế: Do sinh trưởng của các tế bào ở mặt trên cánh hoa nhanh hơn hoa nở. Ngược lại hoa khép
2. Ứng động không sinh trưởng:
Là kiểu ứng động không liên quan đến sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây.
a. Ứng động sức trương:
Là vận động xảy ra do sự thay đổi hàm lượng nước trong các tế bào hoặc các vùng chuyên hóa của các cơ quan.
Ví dụ: Phản ứng cụp lá của cây trinh nữ
Nguyên nhân: Do sức trương của nửa dưới chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào các mô bên cạnh.
Ví dụ: Phản ứng đóng mở khí khổng của lá
- Nguyên nhân: Do sự biến động hàm lượng nước trong tế bào khí khổng
b. Ứng động tiếp xúc và hoá ứng động
Ví dụ: Vận động bắt mồi của cây gọng vó, cây bắt ruồi.
- Ứng động tiếp xúc: Côn trùng đậu trên cây gọng vó tạo ra tác động cơ học (gọi là tác nhân kích thích cơ học)
+ Lông tuyến của cây gọng vó phản ứng bằng cách uốn cong và tiết axit phoocmic.
+ Đầu tận cùng của lông là nơi tiếp nhận kích thích
+ Cơ chế: Sóng lan truyền kích thích
- Hóa ứng động: Côn trùng đậu trên cây gọng vó. Các hợp chất chưa Nitơ trong cơ thể côn trùng là tác nhân kích thích hóa học.
+ Đầu sợi lông là nơi tiếp nhận kích thích.
+ Phản ứng: Bằng cách gập lông lại giữ con mồi và tiết dịch tiêu hóa con mồi
3. Vai trò của ứng động:
Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng với sự biến đổi của môi trường bảo đảm cho cây tồn tại và phát triển
B. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1. Ứng động sinh trưởng là gì?
Hướng dẫn giải
Ứng động sinh trường là phản ứng sinh trưởng của các cơ quan hình dẹp (lá, hoa) ở cơ thể thực vật đối với sự biến đổi của tác nhân ngoại cảnh (nhiệt độ ánh sáng) tác động khuếch tán mọi phía.
Câu 2. Cơ quan nào của hoa có ứng sinh trưởng.
Hướng dẫn giải
Cụm hoa có ứng động sinh trường.
Câu 3. Sự vận động nở hoa thuộc ứng động sinh trường nào?
Hướng dẫn giải
Sự vận động nở hoa là quang ứng động.
Câu 4. Phân biệt ứng động không sinh trường và ứng động sinh trưởng.
Hướng dẫn giải
- Ứng động sinh trường là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở hai phía đối diện nhau ở cơ quan (lá, cánh hoa,...) có tốc độ sinh trường khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh.
- Ứng động không sinh trường là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây.
Câu 5. Nêu vai trò của ứng động đối với đời sống của thực vật.
Hướng dẫn giải
Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng đối với sự biến đổi của môi trường, bảo đảm cây tồn tại và phát triển
C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN
Câu 1. Ứng động của cây trinh nữ khi va chạm là
A. Ứng động sinh trưởng
B. Quang ứng động
C. Ứng động không sinh trưởng
D. Điện ứng động
Câu 2. Sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kết hợp của
A. Ứng động tiếp xúc và hóa ứng đông
B. Quang ứng động và điện ứng đông
C. Nhiệt ứng động và thủy ứng đống
D. Ứng động tổn thương
Câu 3. Sự đóng mở của khí khổng là ứng động
A. Sinh trưởng
B. Không sinh trưởng
C. Ứng động tổn thương
D. Tiếp xúc
Câu 4. Trong các hiện tượng sau:
(1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng
(2) khí khổng đóng mở
(3) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
(4) sự khép và xòe của lá cây trinh nữ
(5) lá cây phượng vĩ xòe ra ban ngày và khép lại vào ban đêm
Những hiện tượng nào trên đây là ứng động không sinh trưởng?
A. (1), (2) và (3)
B. (2) và (4)
C. (3) và (5)
D. (2), (3) và (5)
Câu 5. Ứng động không theo chu kỳ đồng hồ sinh học là ứng động
A. Đóng mở khí khổng
B. Quấn vòng
C. Nở hoa
D. Thức ngủ của lá
Câu 6. Trong các hiện tượng sau:
(1) khí khổng đóng mở
(2) hoa mười giờ nở vào buổi sáng
(3) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
4) sự dóng mở của lá cây trinh nữ
(5) lá cây họ Đậu xòe ra và khép lại
Có bao nhiêu hiện tượng trên là ứng động sinh trưởng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 7. Ứng động là hình thức phản ứng của cây trước
A. Nhiều tác nhân kích thích
B. Tác nhân kích thích lúc có hướng, khi vô hướng
C. Tác nhân kích thích không định hướng
D. Tác nhân kích thích không ổn định
Câu 8. Điểm khác biệt cơ bản giữa ứng động với hướng động là
A. Tác nhân kích thích không định hướng
B. Có sự vận động vô hướng
C. Không liên quan đến sự phân chia tế bào
D. Có nhiều tác nhân kích thích
Câu 9. Trong các ứng động sau:
(1) hoa mười giờ nở vào buổi sáng
(2) hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
(3) sự đóng mở của lá cây trinh nữ
(4) lá cây phượng vĩ xòe ra và khép lại
(5) khí khổng đóng mở
Những trường hợp trên liên quan đến sức trương nước là
A. (1) và (2)
B. (2), (3) và (4)
C. (3), (4) và (5)
D. (3) và (5)
Câu 10. Cho các nội dung sau:
(1) ứng động liên quan đên sinh trưởng tế bào
(2) thường là các vận động liên quan đến đồng hồ sinh học. Là vận động cảm ứng do sự khác biệt về tốc độ sinh trưởng của các tế bào tại hai phía đối diện nhau của cơ quan (như lá, canh hoa)
(3) sự đóng mở khí khổng
(4) sự nở ở hoa mười giờ, tulip, bồ công anh
(5) các vận cộng cảm ứng có liên quan đến sức trương nước của các miền chuyên hóa
(6) cây nắp ấm bắt mồi
(7) là ứng động không liên quan đến sinh trưởng của tế bào
Hãy sắp xếp các nội dung trên với các kiểu ứng động cho phù hợp
A. Sinh trưởng: (1), (2) và (4); không sinh trưởng: (3), (5), (6) và (7)
B. Sinh trưởng: (2), (4) và (7); không sinh trưởng: (1), (3), (5) và (6)
C. Sinh trưởng: (1), (4) và (5); không sinh trưởng: (2), (3), (6) và (7)
D. Sinh trưởng: (1), (2), (4) và (6); không sinh trưởng: (3), (5) và (7)
ĐÁP ÁN
1C | 2A | 3B | 4B | 5B | 6B | 7C | 8A | 9D | 10A |
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn các kiến thức trọng tâm về Ứng động Sinh học 11. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Bài tập trắc nghiệm ôn tập Cảm ứng ở động vật Sinh học 11 có đáp án
- Kiến thức trọng tâm chuyên đề: Sinh sản ở động vật Sinh học 11
Chúc các em học tập tốt !