Tổng ôn Các hình thức vận chuyển các chất qua màng tế bào Sinh học 10

CÁC HÌNH THỨC VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG TẾ BÀO

I. VẬN CHUYỂN THỤ ĐỘNG

1. Khái niệm:

Là phương thức vận chuyển các chất mà không tiêu tốn năng lượng.

2. Cơ sở khoa học:

Dựa theo nguyên lí khuếch tán của các chất từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ nồng độ thấp.

Hình 1 : Nguyên tắc khuyếch tán các chất

Có thể khuếch tán bằng 2 cách:

 + Khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép.

 + Khuếch tán qua lớp prôtêin xuyên màng.

Hình 2 : Các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất

Khuếch tán phụ thuộc vào sự chênh lệch  nồng độ giữa môi trường bên trong và bên ngoài tế bào và đặc tính lí hóa của chất khuếch tán.

Chất được vận chuyển qua màng gồm có  nước, chất không phân cực , ion và các chất phân cực 

Do đặc điểm tính chất  hoá học và vật lí của các chất vận chuyển khác nhau nên nó được  đưa vào tế bào thông qua các kênh vận chuyển khác nhau.

  + Các chất không phân cực và có kích thước nhỏ như O2, CO2… khuếch tán trực tiếp qua lớp phôtpholipit kép.

  + Các chất phân cực, ion hoặc các chất có kích thước lớn như glucôzơ khuếch tán qua màng nhờ các kênh prôtêin xuyên màng.

 + Nước qua màng nhờ kênh aquaporin.

3. Các loại môi trường bên ngoài tế bào

- Môi trường ưu trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan cao hơn nồng độ của chất tan trong tế bào →chất tan có thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào bên trong tế bào hoặc nước có thể di chuyển từ bên trong ra bên ngoài tế bào.

- Môi trường đẳng trương: môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào.

- Môi trường nhược trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan thấp hơn nồng độ của chất tan trong tế bào. Chất tan không thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào bên trong tế bào được hoặc nước có thể di chuyển từ bên ngoài vào trong tế bào.

 Hình 3 : Tế bào trong các loại môi trường

II. VẬN CHUYỂN CHỦ ĐỘNG (VẬN CHUYỂN TÍCH CỰC)

- Là phương thức vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược chiều građien nồng độ) và tiêu tốn năng lượng.

- Trên màng tế bào có các bơm ứng với các chất cần vận chuyển, năng lượng được sử dụng là ATP.

VD: Hoạt động của bơm natri-kali: 1 nhóm phôt phat của ATP được gắn vào bơm làm biến đổi cấu hình của prôtêin và làm cho phân tử prôtêin liên kết và đẩy 3 Na+ ra ngoài và đưa 2 K+ vào trong tế bào.

III. NHẬP BÀO VÀ XUẤT BÀO

{-- Để xem tiếp nội dung con đường nhập bào và xuất bào các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc tải về --}

IV. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1. Phân biệt các khái niệm khuếch tán trực tiếp, khuếch tán qua kênh và vận chuyển chủ động

Khuếch tán trực tiếp là quá trình vận chuyển các chất từ nơi có nông độ cao đến nơi có nồng độ thấp thông qua màng phospholipit

Khuếch tán qua kênh  là quá trình vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao  đến nơi có nồng độ thấp thông qua kênh protein

Vận chuyển chủ động là quá trình vận chuyển các chất ngược chiều gradien nồng độ (vận chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp) và tiêu tốn năng lượng.

Câu 2. Phân biệt môi trương ưu trương, đẳng trương, nhược trương?

- Môi trường ưu trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan cao hơn nồng độ của chất tan trong tế bào → chất tan có thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào bên trong tế bào hoặc nước có thể di chuyển từ bên trong ra bên ngoài tế bào.

- Môi trường đẳng trương: môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào.

- Môi trường nhược trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ của chất tan thấp hơn nồng độ của chất tan trong tế bào. Chất tan không thể di chuyển từ môi trường bên ngoài vào bên trong tế bào được hoặc nước có thể di chuyển từ bên ngoài vào trong tế bào.

Câu 3. Tại sao muốn giữa rau tươi phải thường xuyên vảy nước vào rau?

Vì khi vẩy nước vào rau, nước sẽ thấm vào trong tế bào làm cho tế bào trương lên khiến cho rau không bị héo.

Câu 4. Nếu ta cho một tế bào hồng cầu và một tế bào thực vật vào nước cất thì hiện tượng gì sẽ xảy ra? Tại sao?

Nước cất là nước tinh khiết không chứa các chất tan => môi trường nước cất là môi trường nhược trưa so với tế bào

Khi cho một tế bào hồng cầu vào nước cất => nước trong nước cất đi vào trong tế bào => tế bào tăng kích thước sau đó bị vỡ ra .

Khi cho một tế bào thực vật vào trong nước cất => nước vào trong tế bào làm tăng kích thước của tế bào tế bào to ra áp sát vào thành tế bào nhưng không bị vỡ vì đã có thành tế bào gia cố vững chắc cho tế bào.

Câu 5. Tại sao tế bào hồng cầu cũng như các tế bào khác trong cơ thể người lại không bị vỡ do thấm nhiều nước?

Nguyên nhân do nồng độ chất tan của môi trường trong cơ thể và nồng độ chất tan trong tế bào hồng cầu như nhau nên lượng nước vào trong tế bào và lượng nước ra khỏi tế bào là ngang nhau nên tế bào không bị vỡ ra  

Câu 6. Tại sao khi xào rau, rau thường bị quắt lại? Làm thế nào để rau xào không bị quắt lại mà vẫn xanh?

Khi xào rau, do tính thẩm thấu, nước ra khỏi tế bào làm rau quắt lại nên rau dai, ko ngon. 
Để tránh hiện tưỡng này, ta nên chia ra xào từng ít một, ko cho mắm muối ngay từ đầu, đun to lửa để nhiệt độ của mỡ tăng cao đột ngột làm lớp tế bào bên ngoài cọng rau "cháy" ngăn cản nước trong tế bào thẩm thấu ra ngoài, sau cùng mới cho mắm muối vào => Rau xanh, ko bị quắt lại, vẫn giòn ngon. 

 

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung tài liệu Tổng ôn Các hình thức vận chuyển các chất qua màng tế bào Sinh học 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập .

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?