CÂN BẰNG CỦA MỘT VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA HAI LỰC VÀ CỦA BA LỰC KHÔNG SONG SONG
1. LÝ THUYẾT
+ Điều kiện cân bằng của một vật rắn chịu tác dụng của hai lực là hai lực đó phải cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều:
\(\overrightarrow{{{F}_{1}}}=-\overrightarrow{{{F}_{2}}}\)
+ Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song:
Ba lực đó phải có giá đồng phẵng, đồng quy.
Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba:
\(\overrightarrow{{{F}_{1}}}+\overrightarrow{{{F}_{2}}}=-\overrightarrow{{{F}_{3}}}\)
+ Quy tắc tổng hợp hai lực có giá đồng quy:
Muốn tổng hợp hai lực có giá đồng quy, trước hết ta phải trượt hai véc tơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc hình bình hành để tìm hợp lực.
2. BÀI TẬP VÍ DỤ
Chọn câu sai
Treo một vật ở đầu sợi dây mềm như ở Hình 26.4. Khi cân bằng, dây treo luôn luôn trùng với
A. đường thẳng đứng đi qua trọng tâm G của vật.
B. đường thẳng đứng đi qua điểm treo A.
C. trục đối xứng của vật.
D. đường thẳng nối điểm treo A và trọng lực G của vật.
Giải
Chọn C. (Dây treo có thể không trùng trục đối xứng của vật :
3. TRẮC NGHIỆM ĐỊNH TÍNH
Câu 1. Điều kiện cân bằng của một vật chụi tác dụng của ba lực không song song là
A. Ba lực phải đồng phẳng.
B. Ba lực phải đồng quy.
C. Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
D. Cả ba điều kiện trên.
Câu 2. Một vật cân bằng chịu tác dụng của 2 lực thì 2 lực đó sẽ
A. cùng giá, cùng chiều, cùng độ lớn.
B. cùng giá, ngược chiều, cùng độ lớn.
C. có giá vuông góc nhau và cùng độ lớn.
D. được biểu diễn bằng hai véctơ giống hệt nhau.
Câu 3. Tác dụng của một lực lên một vật rắn là không đổi khi
A. lực đó trượt lên giá của nó.
B. giá của lực quay một góc 900.
C. lực đó dịch chuyển sao cho phương của lực không đổi.
D. độ lớn của lực thay đổi ít.
Câu 4. Vị trí trọng tâm của vật rắn trùng với
A. tâm hình học của vật.
B. điểm chính giữa của vật.
C. điểm đặt của trọng lực tác dụng lên vật.
D. điểm bất kì trên vật.
Câu 5. Điều kiện nào sau đây là đủ để hệ ba lực tác dụng lên vật rắn cân bằng?
A. Ba lực phải đồng qui.
B. Ba lực phải đồng phẳng.
C. Ba lực phải đồng phẳng và đồng qui.
D. Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.
Câu 6. Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm hai lực cân bằng?
A. Hai lực có cùng giá.
B. Hai lực có cùng độ lớn.
C. Hai lực ngược chiều nhau.
D. Hai lực có điểm đặt trên hai vật khác nhau.
Câu 7. Điều kiện để một vật chịu tác dụng ba lực \(\overrightarrow{{{F}_{1}}},\,\overrightarrow{{{F}_{2}}},\,\overrightarrow{{{F}_{3}}}\) ở trạng thái cân bằng là
A. hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba..
B. ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy và \(\overrightarrow{{{F}_{1}}}+\overrightarrow{{{F}_{2}}}=\overrightarrow{{{F}_{3}}}\)
C. hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba và \(\overrightarrow{{{F}_{1}}}+\overrightarrow{{{F}_{2}}}=\overrightarrow{{{F}_{3}}}\)
D. ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba
Câu 8. Chọn câu nói sai khi nói về trọng tâm của vật rắn
A. Trọng lực có điểm đặt tại trọng tâm vật
B. Trọng tâm của một vật luôn nằm bên trong vật.
C. Khi vật rắn dời chỗ thì trọng tâm của vật cũng dời chỗ như một điểm của vật
D. Trọng tâm G của vật phẳng, mỏng và có dạng hình học đối xứng nằm ở tâm đối xứng của vật
Câu 9. Chỉ có thể tổng hợp được hai lực không song song nếu hai lực dó?
A. Vuông góc nhau
B. Hợp với nhau một góc nhọn
C. Hợp với nhau một góc tù
D. Đồng quy
Câu 10. Điều nào sau đây là đúng nói về sự cân bằng lực?
A. Một vật đứng yên vì các lực tác dụng lên nó cân bằng nhau.
B. Một vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng lên nó cân bằng nhau.
C. Hai lực cân bằng là hai lực cùng tác dụng vào một vật cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
Câu 11. Một chất điểm chịu tác dụng 3 lực. Chất điểm sẽ cân bằng khi
A. Ba lực đồng qui
B. Ba lực đồng phẳng và đồng qui
C. Tổng vectơ của ba lực bằng .
D. Tổng ba lực là một lực không đổi.
Câu 12. Hai vật có cùng khối lượng 5 kg được buộc vào 1 lực kế có độ chỉ tính ra Newton bằng 2 sợi dây nhẹ không co dãn vắt qua 2 ròng rọc trơn như hình vẽ. Độ chỉ của lực kế sẽ là
A. Bằng 0.
B. 50N.
C. 98N
D. 147N.
ĐÁP ÁN
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
ĐA | D | B | A | C | D | D | D | B | D | D | C | B |
---(Hết)---
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Trắc nghiệm định đính Cân bằng của vật chịu tác dụng các lực không song song môn Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.