Một số bài toán Động lực học thường gặp và bài tập theo từng mức độ môn Vật Lý 10

MỘT SỐ BÀI TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC THƯỜNG GẶP VÀ BÀI TẬP THEO TỪNG MỨC ĐỘ

 

1. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TOÁN

Bài  toán 1:(Chuyển động của vật trên mặt phẳng ngang không có lực kéoMột ô tô đang chuyển động với vận tốc v0 thì hãm phanh; biết hệ số ma sát trượt giữa ô tô và sàn là μ:

    Gia tốc của ô tô là: a = -μg

Bài toán 2: (Chuyển động của vật trên mặt phẳng ngang  có lực kéo F)

 Cho cơ hệ như hình vẽ. Cho lực kéo F, khối lượng của vật m

- Nếu bỏ qua ma sát thì gia tốc của vật là: \(a=\frac{F}{m}\)

- Nếu hệ số ma sát giữa vật và sàn là μ thì gia tốc của vật là: \(a=\frac{F-\mu mg}{m}\)

Bài toán 3:(Chuyển động của vật trên mặt phẳng ngang phương của lực kéo 

hợp với phương ngang một góc α) Cho cơ hệ như hình vẽ. Cho lực kéo F, khối lượng của vật m, góc α.

- Nếu bỏ qua ma sát thì gia tốc của vật là: \(a=\frac{Fcos\alpha }{m}\)   

- Nếu  hệ số ma sát giữa vật và sàn là μ thì gia tốc của vật là:

\(a=\frac{Fcos\alpha -\mu (mg-Fsin\alpha )}{m}\) 

Bài toán 4 (Vật trượt trên mặt phẳng nghiêng từ trên xuống): Một vật bắt đầu trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng , góc nghiêng α, chiều dài mặt phẳng nghiêng là l:

  • Nếu bỏ qua ma sát

- Gia tốc của vật: a = gsinα

- Vận tốc tại chân mặt phẳng nghiêng: \(v=\sqrt{2glsin\alpha }\)

  • Nếu ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là μ

- Gia tốc của vật:  a = g(sinα - μcosα)

- Vận tốc tại chân mặt phẳng nghiêng: \(v=\sqrt{2g.l.\left ( sin\alpha -\mu cos\alpha \right )}\) 

Bài toán 5 (Vật trượt trên mặt phẳng nghiêng từ dưới lên): Một vật đang chuyển động với vận tốc v0 theo phương ngang thì trượt lên một phẳng nghiêng, góc nghiêng α:

  • Nếu bỏ qua ma sát

- Gia tốc của vật là: a = - gsinα

- Quãng đường đi lên lớn nhất:\(S_{max}=\frac{{v_{0}}^{2}}{2gsin\alpha }\) 

  • Nếu hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là μ

- Gia tốc của vật là: \(a=-g(sin\alpha +\mu cos\alpha )\)

- Quãng đường đi lên lớn nhất: \(S_{max}=\frac{{v_{0}}^{2}}{2g(sin\alpha +\mu cos\alpha )}\)

2. BÀI TẬP THEO TỪNG MỨC ĐỘ

Mức độ nhận biết:

Câu 1. Định luật I Niutơn xác nhận rằng:

A.Với mỗi lực tác dụng đều có một phản lực trực đối.

B. Vật giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều khi nó không chịu tác dụng của bất cứ vật nào khác.

C.Khi hợp lực tác dụng lên một vât bằng không  thì vật không thể chuyển động được.

D. Do quán tính nên mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại.

Câu 2.  Nếu một vật  đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên nó giảm đi thì gia tốc của vật

A. tăng lên .           

B. giảm đi.              

C. không thay đổi.             

D. bằng 0.

Câu 3.  Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn nhà đẩy người đó như thế nào?

A. Không đẩy gì cả.

B. Đẩy xuống.                   

C. Đẩy lên.             

D. Đẩy sang bên.

C Chọn câu đúng.

Câu 4. Khi một vật chỉ chịu tác dụng của một vật khác duy nhất thì nó sẽ:

A. Chỉ biến dạng mà không thay đổi vận tốc.

B. Chuyển động thẳng đều mãi mãi.

C. Chuyển động thẳng nhanh dần đều.

D. Bị biến dạng và thay đổi vận tốc cả về hướng lẫn độ lớn.

Câu 5. Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niutơn:

A. Tác dụng vào cùng một vật.

B. Tác dụng vào hai vật khác nhau.

C. Không cần phải bằng nhau về độ lớn.

D. Phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá.

Câu 6. Kết luận nào sau đây không đúng đối với lực đàn hồi.

A.Xuất hiện khi vật bị biến dạng.

B.Luôn là lực kéo.

C.Tỉ lệ với độ biến dạng.

D.Luôn ngược hướng với lực làm nó bị biến dạng.

Câu 7.  Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có:

A. Lực tác dụng ban đầu.            

B. Phản lực.           

C. Lực ma sát.                  

D. Quán tính.

Câu 8. Chọn phát biểu đúng .

Quỹ đạo chuyển động của vật ném ngang là 

A. đường thẳng.     

B. đường tròn.                  

C. đường gấp khúc.          

D. đường parapol

...

Mức độ thông hiểu:

Câu 9.  Một viên bi chuyển động đều trên mặt sàn nằm ngang, phẳng, nhẵn (ma sát không đáng kể). Nhận xét nào sau đây là sai?

A. Gia tốc của vật bằng không.                        

B. Hợp lực tác dụng lên vật bằng không.

C. Gia tốc của vật khác không.                        

D. Vận tốc trung bình có giá trị bằng vận tốc tức thời tại bất kỳ thời điểm nào.

Câu 10. Gia tốc của vật sẽ thay đổi như thế nào nếu độ lớn lực tác dụng lên vật tăng lên hai lần và khối lượng của vật giảm đi 2 lần?

 A.Gia tốc của vật tăng lên hai lần.

B. Gia tốc của vật giảm đi hai lần.

C. Gia tốc vật tăng lên bốn lần.

D. Gia tốc vật không đổi.

Câu 11. Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là lực nào ?

A. Lực mà ngựa tác dụng vào xe.          

B. Lực mà xe tác dụng vào ngựa.

C. Lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất.            

D. Lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa.

Câu 12.  Chọn đáp án đúng.

Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính, hành khách sẽ :

A. nghiêng sang phải.                            

B. nghiêng sang trái.

C. ngả người về phía sau.                     

D. chúi người về phía trước.

Câu 13. Chọn đáp án đúng

 Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách sẽ

A. dừng lại ngay.                         

B. ngả người về phía sau.

C. chúi người về phía trước.                 

D. ngả người sang bên cạnh.

Câu 14.  Một người có trọng lượng 500N đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn là :

A. bằng 500N.                                       

B. bé hơn 500N.

C. lớn hơn 500N.                        

D. phụ thuộc vào gia tốc trọng trường g.

Câu 15.  Gia tốc rơi tự do và trọng lượng của vật càng lên cao càng giảm vì:

A. Gia tốc rơi tự do tỷ lệ thuận với độ cao.                 

B. Gia tốc rơi tự do tỷ lệ nghịch với độ cao của vật.

C. Khối lượng của vật giảm.                                       

D. Khối lượng của vật tăng.

Câu 16.  Chọn đáp án đúng.

Trọng lượng của vật bằng trọng lực của vật

A. bất kỳ lúc nào.              

B. khi vật chuyển động có gia tốc so với Trái đất.

C. khi vât đứng yên hoặc chuyển động đều so với Trái Đất.

D. không bao giờ.                 

Câu 17.  Chọn đáp án đúng

Trong giới hạn đàn hồi của lò xo, khi lò xo biến dạng hướng của lực đàn hồi ở đầu lò xo sẽ

A. hướng theo trục và hướng vào trong.

B. hướng theo trục và hướng ra ngoài.

C. hướng vuông góc với trục lò xo.

D. luôn ngược với hướng của ngoại lực gây biến dạng.

Câu 18.  Chọn đáp án đúng

Giới hạn đàn hồi của vật là giới hạn trong đó vật

A. còn giữ được tính đàn hồi.                                     

B. không còn giữ được tính đàn hồi.

C. bị mất tính đàn hồi.                                                

D. bị biến dạng dẻo.

Câu 19.  Người ta dùng vòng bi trên bánh xe đạp là với dụng ý:

A. Chuyển ma sát trượt về ma sát lăn.             

B. Chuyển ma sát lăn về ma sát trượt.

C. Chuyển ma sát nghỉ về ma sát lăn.              

D. Chuyển ma sát lăn về ma sát nghỉ.

Câu 20. Hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc sẽ thay đổi như thế nào nếu lực ép hai mặt đó tăng lên.

A. Tăng lên.           

B. Giảm đi.             

C. Không thay đổi.            

D. Không biết được

...

          Mức độ vận dụng:

Câu 26.  Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9N và 12N.  Biết góc của hai lực là 900. Hợp lực có độ lớn là

A. 1N.          

B. 2N.          

C. 15 N.                 

D. 25N.

Câu 27. Cho hai lực đồng quy có cùng độ lớn 10N. Góc giữa hai lực bằng bao nhiêu để hợp lực cũng có độ lớn bằng 10N?

A. 900.                    

B. 1200.                  

C. 600.                   

D. 0­0.

Câu 28.  Một vật có khối lượng 800g trượt xuống một mặt phẳng nghiêng, nhẵn với gia tốc 2,0 m/s2. Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu? 

A. 16N         

B. 1,6N                 

C. 1600N.             

D. 160N.

Câu 29.  Một vật có khối lượng 2,0kg lúc đầu đứng yên,chịu tác dụng của một lực 1,0N trong khoảng thời gian 2,0 giây. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là:

A. 0,5m.                 

B.2,0m.                  

C. 1,0m.                 

D. 4,0m

Câu 30.  Ở trên mặt đất một vật có trọng lượng 10N. Khi chuyển vật tới một điểm cách tâm Trái Đất 2R ( R là bán kính Trái Đất ) thì nó có trọng lượng bằng bao nhiêu?

A. 1N.          

B. 2,5N.                  

C. 5N.                    

D. 10N.

Câu 31.  Hai tàu thuỷ có khối lượng 50.000 tấn ở cách nhau 1km.Lực hấp dẫn giữa chúng là:

A. 0,166 .10-9N                 

B. 0,166 .10-3   N       

C. 0,166N               

D. 1,6N

Câu 32.  Một người có khối lượng 50kg hút Trái Đất với một lực bằng bao nhiêu?

Lấy g = 9,8m/s2

A. 4,905N.              

B. 49,05N.              

C. 490,05N.            

D. 500N.

Câu 33.  Phải treo một vật có trọng lượng bằng bao nhiêu  vào lò xo có độ cứng

k =100N/m để nó dãn ra được 10 cm?

A. 1000N.               

B. 100N.                 

C. 10N.                  

D. 1N.

Câu 34.  Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10cm và có độ cứng 40N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1N để nén lo xo. Chiều dài của lò xo khi bị nén là:

A. 2,5cm.               

B. 12.5cm.              

C. 7,5cm.               

D. 9,75cm.

Câu 35. Một cái thùng có khối lượng 50 kg chuyển động theo phương ngang dưới tác dụng của một lực 150 N. Gia tốc của thùng là bao nhiêu?Biết hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt sàn là 0,2.  Lấy g = 10 m/s2.

A. 1 m/s2.                            

B. 1,01 m/s2.

C. 1,02m/s2.           

D. 1,04 m/s2.

Mức độ  phân tích.

Câu 39.  Một lo xo có chiều dài tự nhiên 20 cm. Khi bị kéo, lo xo dài 24cm và lực đàn hồi của nó bằng 5N. Khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10N, thì chiều dài của nó bằng :

 A. 28cm.               

B. 48cm.                

C. 40cm.                

D. 22 cm.

Câu 40.  Một vật có khối lượng 5,0kg, chịu tác dụng của một lực không đổi làm vận tốc của nó tăng từ 2,0m/s đến 8,0m/s trong thời gian 3,0 giây. Lực tác dụng vào vật là :

A. 15N.                   

B. 10N.                   

C. 1,0N.                 

D. 5,0N.

Câu 41. Một vật được ném ngang từ độ cao h = 80 m với vận tốc đầu  v0 = 20 m/s. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian và tầm bay xa của vật là:

A. 1s và 20m.                   

B. 2s và 40m.                   

C. 3s và 60m.                   

D. 4s và 80m.

Câu 42.  Một ô tô có khối lượng 1200 kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt ( coi là cung tròn) với tốc độ 36 km/h. Hỏi áp lực của ô tô vào mặt đường tại điểm cao nhất bằng bao nhiêu? Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 50m. Lấy g = 10 m/s2.

A. 11 760N.            

B. 11950N.             

C. 14400N.             

D. 9600N.

Câu 43.  Một vận động viên môn hốc cây (môn khúc côn cầu) dùng gậy gạt quả bóng để truyền cho nó một tốc độ đầu 10 m/s. Hệ số ma sát trượt giữa quả bóng với mặt băng là 0,10. Lấy g = 9,8 m/s2. Quãng đường quả bóng đi được là:

A. 51m.                  

B. 39m.                  

C. 57m.                  

D. 45m.

Câu 44.  Một quả bóng có khối lượng 500g , bị đá bằng một lực 250N. Nếu thời gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02s thì bóng sẽ bay đi với vận tốc bằng:

A. 0,01 m/s.           

B. 2,5 m/s.             

C. 0,1 m/s.             

D. 10 m/s.

Câu 45.  Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 6N, 8N và 10N.

Góc giữa hai lực 6N và 8N bằng :

A. 300.         

B. 450.         

C. 600.                   

D. 900.

...

---(Nội dung đầy đủ và chi tiết của tài liệu, các em vui lòng xem tại online hoặc tải về)---

 

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Một số bài toán Động lực học thường gặp và bài tập theo từng mức độ môn Vật Lý 10 năm 2021. Để xem thêm nhiều tư liệu hữu ích khác, các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?