CÁC YẾU TỐ VẬT LÝ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
I. Lý thuyết
a. Nhiệt độ
Dựa vào nhiệt độ có thể chia VSV ra có 4 nhóm VSV:
- VSV ưa lạnh: sống ở Nam cực ( < )
- VSV ưa ấm: sống ở đất nước, kí sinh ( : 20 - )
- VSV ưa nhiệt: nấm, tảo, vi khuẩn (55 - )
- VSV ưa siêu nhiệt: vi khuẩn đặc biệt (75 - )
Hình 2.43. Nhiệt độ sinh trưởng của các nhóm vi sinh vật
b. Độ ẩm
Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm mà nước là dung môi của các chất khoáng dinh dưỡng là yếu tố hóa học tham gia vào các quá trình thủy phân các chất.
Mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.
STUDY TIP Nhìn chung vi khuẩn đòi hỏi độ ẩm cao, nấm men đòi hỏi ít nước hơn, còn nấm sợi có thể sống trong điều kiện độ ẩm thấp. Do đó, nước có thể được dùng để khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật. |
c. pH
Độ pH ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP…
Dựa vào độ pH của môi trường, người ta có thể chia vi sinh vật thành ba nhóm chính: vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính.
d. Ánh sáng
VÍ DỤ Tia tử ngoại (độ dài sóng 250 – 260nm) thường làm biến tính các axit nucleic; các tia Ronghen, tia Gamma và tia vũ trụ (độ dài sóng dưới 100nm) làm ion hóa các protein và axit nuclecic dẫn đến đột biến hay gây chết. |
Ánh sáng thường có tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng… Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật.
e. Áp suất thẩm thấu
Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên một áp suất thẩm thấu. Vì vậy, khi đưa vi sinh vật vào môi trường nhiều đường, muối, tức là môi trường ưu tương thì nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh, do đó chúng không phân chia được.
d. Ánh sáng:
Ánh sáng thường có tác động đến sự hình thành bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng...Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật.
VÍ DỤ
Tia tử ngoại (độ dài sóng 250 - 260 nm) thường làm biến tính các axit nuclêic; các tia Rơnghen, tia Gamma và tia vũ trụ (độ dài sóng dưới 100 nm) làm ion hóa các prôtêin và axit nuclêic dẫn đến đột biến hay gây chết.
e. Áp suất thẩm thấu:
Sự chênh lệch nồng độ của một chất giữa 2 bên màng sinh chất gây nên một áp suất thẩm thấu. Vì vậy, khi đưa vi sinh vật vào môi trường nhiều đường, muối, tức là môi trường ưu trương thì nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài, gây co nguyên sinh, do đó chúng không phân chia được.
II. Bài tập vận dụng
Câu 1: Người ta có thể sử dụng nhiệt độ để
A. Tiêu diệt các vi sinh vật
B. Kìm hãm sự phát triển của các vi sinh vật
C. Kích thích làm tăng tốc các phản ứng sinh hóa trong tế bào vi sinh vật
D. Cả A, B và C
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể tiêu diệt vi sinh vật.
Câu 2: Dựa vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia các vi sinh vật thành
A. 2 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng
B. 3 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nóng
C. 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt
D. 5 nhóm: vi sinh vật ưa siêu lạnh, vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Câu 3: Nhu cầu về độ ẩm khác nhau ở các nhóm vi sinh vật khác nhau. Do đó, người ta có thể dùng nước để
A. Khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật
B. Kìm hãm sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật
C. Thúc đẩy sự sinh trưởng của vi sinh vật
D. Cả A, B và C
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Câu 4: Vì sao có thể để thức ăn khá lâu trong tủ lạnh mà không bị hỏng?
A. Vi sinh vật có thể bị chết khi nhiệt độ môi trường quá thấp
B. Vi sinh vật bị kìm hãm sinh trưởng khi ở trong môi trường có nhiệt độ thấp
C. Tốc độ của các phản ứng hóa sinh trong tế bào bị chậm lại khi vi sinh vật sống trong môi trường có nhiệt độ thấp
D. Cả A, B và C
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Câu 5: Điều nào sau đây không đúng khi nói về độ pH của vi sinh vật?
A. Dựa vào sự thích nghi với độ pH khác nhau của môi trường sống, người ta chia vi sinh vật thành 3 nhóm chính: vi sinh vật ưa axit, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính
B. Con người có thể làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi sinh vật
C. Vi sinh vật không thể là nhân tố làm thay đổi độ pH ở môi trường sống của vi sinh vật
D. Cả A và B
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Câu 6: Điều nào sau đây không đúng khi nói về sự ảnh hưởng của ánh sáng đến sự sống của vi sinh vật?
A. Vi khuẩn quang hợp cần ánh sáng để quang hợp
B. Tia tử ngoại thường làm biến tính các axit nucleic
C. Tia Ronghen, tia Gamma, tia vũ trụ làm ion hóa các protein và axir nucleic dẫn đến gây đột biến hay gây chết vi sinh vật
D. Ánh sáng nói chung không cần thiết đối với sự sống của vi sinh vật
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Hầu hết vi sinh vật dinh dưỡng theo hình thức hóa dị dưỡng do đó ánh sáng nói chung không cần thiết với hầu hết sự sống của các loài vi sinh vật.
Câu 7: Người ta có thể bảo quản thịt bằng cách xát muối vào miếng thịt. Muối sẽ ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh vật. Điều nào sau đây là đúng?
A. Nhiệt độ tăng lên khi xát muối vào miếng thịt đã làm chết vi sinh vật
B. Độ pH của môi trường tăng lên đã tiêu diệt các vi sinh vật
C. Nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh, do đó, vi sinh vật không phân chia được
D. Cả A, B và C
Hướng dẫn giải
Đáp án: C
Câu 8: Vi khuẩn lactic thích hợp với môi trường nào sau đây?
A. Axit
B. Kiềm
C. Trung tính
D. Axit hoặc kiềm tùy vào nhiệt độ của môi trường
Hướng dẫn giải
Đáp án: A
Vi khuẩn lactic là vi khuẩn tham gia vào quá trình lên men lactic do đó thích hợp với môi trường axit.
Câu 9: Đường là một chất hóa học. Khi dùng đường để ngâm quả mơ làm nước giải khát, nồng độ đường ở 2 bên màng tế bào vi sinh vật có trong lọ mơ chênh lệch lớn khiến cho nước trong tế bào vi sinh vật bị rút ra ngoài gây hiện tượng co nguyên sinh làm cho tế bào vi sinh vật không phân chia được. Điều nào sau đây là đúng?
A. Áp suất thẩm thấu thay đổi lớn đã ảnh hưởng đến sự sống của vi sinh vật
B. Yếu tố hóa học là chất đường đã kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật
C. Ở đây, yếu tố vật lí đã ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật
D. Cả A và C
Hướng dẫn giải
Đáp án: D
Câu 10: Có bao nhiêu các yếu tố vật lý gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?
A. 5 yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, độ pH.
B. 4 yếu tố: ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu
C. 5 yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu
D. 4 yếu tố: gió, độ pH, độ ẩm, áp suất thẩm thấu.
Hướng dẫn giải
Có 5 yếu tố vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 11: Các yếu tố vật lý gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật là?
A. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, độ pH.
B. Ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu
C. Gió, độ pH, độ ẩm, áp suất thẩm thấu.
D. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu
Hướng dẫn giải
Có 5 yếu tố vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật: nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 12: Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?
A. Nhiệt độ càng cao, vi sinh vật càng phát triển mạnh
B. Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tốc độ sinh sản của vi sinh vật
C. Vi sinh vật không thể sống ở nhiệt độ ≤ 5°C
D. Nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi hình dạng bên ngoài của vi sinh vật
Hướng dẫn giải
Nhiệt độ ảnh hưởng lớn đến tốc độ phản ứng sinh hóa trong tế bào, do đó làm vi sinh vật sinh sản nhanh hay chậm. Nhiệt độ cao sẽ làm biến đổi các loại protein, axit nucleic.. Vi sinh vật ưa lạnh thường sống ở vùng Nam cực và Bắc cực, các đại dương thường có nhiệt độ ≤ 5°C
Đáp án cần chọn là: B
Câu 13: Nhiệt độ ảnh hưởng đến
A. Tính dễ thấm qua màng tế bào vi khuẩn.
B. Hoạt tính enzin trong tế bào vi khuẩn.
C. Sự hình thành ATP trong tế bào vi khuẩn.
D. Tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật.
Hướng dẫn giải
Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật.
Độ pH ảnh hưởng đến tính dễ thấm qua màng tế bào, hoạt tính enzim, sự hình thành ATP trong tế bào vi khuẩn.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 14: Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia vi sinh vật thành mấy nhóm?
A. 2 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng
B. 3 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nóng
C. 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt
D. 5 nhóm: vi sinh vật siêu ưa lạnh, vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt
Hướng dẫn giải
Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia vi sinh vật thành 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
Đáp án cần chọn là: C
Câu 15: Dựa trên nhiệt độ tối ưu của sự sinh trưởng mà vi sinh vật được chia làm các nhóm nào sau đây?
A. Nhóm ưa nhiệt và nhóm kị nhiệt
B. Nhóm ưa lạnh , nhóm ưa ấm và nhóm ưa nhiệt, nhóm ưa siêu nhiệt
C. Nhóm ưa lạnh, nhóm ưa nóng
D. Nhóm ưa nóng, nhóm ưa ấm, nhóm ưa siêu nhiệt
Hướng dẫn giải
Căn cứ vào nhiệt độ tối ưu của sự sinh trưởng, người ta chia vi sinh vật thành 4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt và vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
Đáp án cần chọn là: B
Câu 16: Hầu hết các vi sinh vật kí sinh trong cơ thể người và động vật bậc cao thuộc nhóm
A. Vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
B. Vi sinh vật ưa lạnh.
C. Vi sinh vật ưa nhiệt.
D. Vi sinh vật ưa ấm.
Hướng dẫn giải
Hầu hết các vi sinh vật kí sinh trong cơ thể người và động vật bậc cao thuộc nhóm vi sinh vật ưa ấm.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 17: Phần lớn vi sinh vật sống trong nước thuộc nhóm nào sau đây?
A. Nhóm ưa ấm.
B. Nhóm ưa siêu nhiệt
C. Nhóm ưa lạnh.
D. Nhóm ưa nhiệt.
Hướng dẫn giải
Phần lớn VSV sống trong nước thuộc nhóm ưa ấm.
Đáp án cần chọn là: A
Câu 18: Vi khuẩn ưa ấm thường sinh trưởng tốt ở nhiệt độ?
A. 20 - 40°C
B. 35 - 45°C
C. 50 - 65°C
D. 0 - 30°C
Hướng dẫn giải
Vi khuẩn ưa ấm thường sinh trưởng tốt ở nhiệt độ từ 20 -40°C. chúng thuộc các nhóm vi sinh vật đất, vi sinh vật nước, vi sinh vật sống ở cơ thể người và gia súc…
Đáp án cần chọn là: A
Câu 19: Vì sao có thể để thức ăn khá lâu trong tủ lạnh nhưng vẫn không bị hỏng?
A. Vi sinh vật có thể bị chết khi nhiệt độ môi trường quá thấp trong thời gian dài.
B. Vì ở nhiệt độ thấp, vi sinh vật bị kìm hãm quá trình sinh trưởng.
C. Tốc độ của các phản ứng hóa sinh trong tế bào bị chậm lại khi vi sinh vật sống trong môi trường có nhiệt độ thấp.
D. Cả A, B và C
Hướng dẫn giải
Khi để thức ăn khá lâu trong tủ lạnh mà vẫn không bị hỏng là vì ở nhiệt độ thấp các phản ứng hóa sinh trong tế bào sẽ xảy ra với tốc độ chậm dẫn đến quá trình sinh trưởng của vi sinh vật bị kìm hãm và có thể gây chết.
Đáp án cần chọn là: D
Câu 20: Giữ thực phẩm được khá lâu trong tủ lạnh vì
A. Nhiệt độ thấp có thể diệt khuẩn.
B. Nhiệt độ thấp làm cho thức ăn đông lại, vi khuẩn không thể phân huỷ được.
C. Trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được.
D. Ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn kí sinh bị ức chế.
Hướng dẫn giải
Giữ thực phẩm được khá lâu trong tủ lạnh vì vì ở nhiệt độ thấp các phản ứng hóa sinh trong tế bào sẽ xảy ra với tốc độ chậm dẫn đến quá trình sinh trưởng của vi sinh vật bị kìm hãm và có thể gây chết.
Đáp án cần chọn là: D
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng ôn Ảnh hưởng của các yếu tố vật lý đến sự sinh trưởng của vi sinh vật Sinh học 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:
- Phương pháp giải Các dạng bài tập về Áp suất thẩm thấu của tế bào Sinh học 10
- Lý thuyết Các nguyên tố hóa học và nước - Sinh học 10
Chúc các em học tập tốt !