Kiến thức trọng tâm Các loại virut gây bệnh Sinh học 10

VIRUS GÂY BỆNH

I. Lý thuyết

a. Virus ký sinh ở vi sinh vật (Bacteriaphage hay Phage)

- Hiện biết khoảng 3000 loại phage, ký sinh hầu hết ở vi sinh vật nhân sơ (vi khuẩn, xạ khuẩn..) hoặc VSV nhân thực (nấm mốc, nấm sợi...) virus ký sinh ở nấm còn gọi là Mycovirus.

- Phage được nghiên cứu nhiều nhất là các phage của E.coli. Chúng có DNA dạng mạch kép và 90% có đuôi.

Nhiều loại phage gây tổn hại lớn trong công nghiệp vi sinh: mỳ chính, thuốc trừ sâu sinh học, thuốc kháng sinh.

b. Virus ký sinh ở thực vật

- Hiện biết khoảng 1000 loại virus gây bệnh ở thực vật.

- Virus không có khả năng tự xâm nhập vào tế bào thực vật mà phần lớn gây nhiễm do côn trùng (bọ trĩ, bọ rầy... chích). Cây bị bệnh có thể truyền cho thế hệ sau qua hạt. Số khác truyền qua vết xát do nông cụ gây ra.

- Sau khi nhân lên ở 1 tế bào, virus di chuyển qua các tế bào khác nhờ cầu sinh chất nối tế bào này với tế bào khác và cứ thế lan rộng ra

- Cây bị nhiễm virus thường có hình thái thay đổi: lá bị đốm vàng, đốm nâu hoặc sọc vằn, lá bị xoăn hay héo, vàng rồi rụng, than bị lùn hay còi cọc.

STUDY TIP

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị virus thực vật nên biện pháp tốt nhất là chọn giống sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt vật trung gian.

Điều này chứng tỏ acid nucleic có vai trò mang thông tin di truyền tổng hợp vỏ capsit và quan trọng nhất.

C. Virus ký sinh ở côn trùng

- Virus ký sinh ở côn trùng, khi đó côn trùng sẽ là vật chủ.

- Virus tồn tại trước và sau khi gây nhiễm vào cơ thể khác, khi đó côn trùng là ổ chứa. Có loại virus chỉ ký sinh ở côn trùng có loại ký sinh cả ở động vật có xương sống.

- Nhóm virus chỉ ký sinh ở côn trùng: virus Baculo ký sinh ở bọ ăn lá cây

- Nhóm virus ký sinh ở côn trùng sau đó lây nhiễm vào người và động vật: Người ta đã phát hiện hơn 150 loại virus ký sinh ở muỗi, bọ chét... Khi muỗi hoặc bọ chét đốt người chúng sẽ xâm nhiễm và gây bệnh như virus viêm não, virus Dengi gây bệnh sốt rét... Ví dụ: virus Zika gây bệnh đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh

- Tùy loại virus mà chúng có thể ở dạng trần hoặc có thể bọc protein dạng tinh thể đặc biệt gọi là thể bọc.

- Khi côn trùng ăn lá cây có chứa virus, chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải bọc protein giải phóng virus, chúng xâm nhập vào tế bào ruột giữa của côn trùng và đi khắp cơ thể.

II. Bài tập vận dụng

Câu 1: Bệnh nào dưới đây không phải do virut gây ra?

A. Bại liệt

B. Sốt xuất huyết

C. Viêm não ngựa

D. Lang ben

Hướng dẫn giải

- Bệnh bại liệt do virut bại liệt gây ra

- Bệnh sốt xuất huyết do virut Đango (DHF)

- Bệnh Viêm não ngựa do virut viêm não ngựa

- Bệnh lang ben do vi nấm Pityrosporum orbiculaire gây ra

Đáp án cần chọn là: D

Câu 2: Trong các bệnh được liệt kê sau đây, bệnh do virut gây ra là:

A. Viêm não Nhật bản

B. Thương hàn

C. Uốn ván

D. Dịch hạch

Hướng dẫn giải

Bệnh viêm não Nhật bản do virus gây ra.

Uốn ván, thương hàn, dịch hạch do vi khuẩn.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 3: Virut xâm nhập từ bên ngoài vào trong tế bào thực vật bằng con cách nào?

A. Sử dụng gai glicoprotein để phá vỡ thành xenlulozo để tiến hành xâm nhập tế bào thực vật.

B. Qua các vết chích của côn trùng hay các vết xước trên cây đã làm rách thành xenlulozo.

C. Xâm nhập bằng cách liên kết giữa thụ thể của virut với thụ thể của tế bào thực vật

D. Sử dụng dịch đặc biệt để phá vỡ thành xenlulozo và tiến hành xâm nhập.

Hướng dẫn giải

Tế bào thực vật có thành xenlulozo rất bền vững, virut không thể tự chui qua thành tế bào mà phải chủ yếu nhờ vào vết tiêm chích của côn trùng hoặc các vết xước…

Đáp án cần chọn là: B

Câu 4: Virut xâm nhập từ ngoài vào tế bào thực vật bằng cách nào sau đây ?

A. Tự virut chui qua thành xenlulôzơ vào tế bào

B. Qua các vết chích của c ôn trùng hay qua các vết xước trên cây

C. Cả a và b đều đúng

D. Cả a, b, c đều sai

Hướng dẫn giải

Virus không có khả năng tự xâm nhập vào tế bào thực vật mà phần lớn gây nhiễm do côn trùng khi chúng chích hoặc làm tổn hại cây. Cây bị bệnh có thể truyền cho thế hệ sau qua hạt. Số khác truyền qua vết xát do nông cụ gây ra.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 5: Virut di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác của cây nhờ vào?

A. Sự di chuyển của các bào quan

B. Qua các chất bài tiết từ bộ máy Golgi

C. Các cầu sinh chất nối giữa các tế bào

D. Hoạt động của nhân tế bào

Hướng dẫn giải

Sau khi nhân lên trong tế bào, virut lan sang các tế bào khác thông qua các cầu sinh chất.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 6: Virut sau khi nhân lên trong tế bào thực vật sẽ lan sang các tế bào khác thông qua…

A. Các khoảng gian bào.

B. Màng lưới nội chất.

C. Cầu sinh chất.

D. Hệ mạch dẫn.

Hướng dẫn giải

Sau khi nhân lên ở 1 tế bào, virus di chuyển qua các tế bào khác nhờ cầu sinh chất nối các tế bào và cứ thế lan rộng ra.

Đáp án cần chọn là: C

Câu 7: Vì sao virut không thể xâm nhập được vào tế bào thực vật mà phải thông qua các vết xước hay côn trùng đốt?

A. Vì tế bào thực vật có màng sinh chất dầy, không cho virut xâm nhập vào trong.

B. Vì tế bào thực vật có thành xenlulozo vững chắc, và không có các thụ thể.

C. Vì tế bào thực vật có khả năng tiết ra một số loại protein độc, ngăn chặn sự xâm nhập của virut.

D. Vì trên màng tế bào thực vật không có các thụ thể để virut nhận biết và bám vào.

Hướng dẫn giải

- Virut nhận diện được tế bào vật chủ kí sinh thông qua các thụ thể trên màng tế bào vật chủ.

- Ở tế bào thực vật, trong cấu trúc có thêm thành tế bào bằng xenlulozo ở ngoài cùng, không có các thụ thể. Do đó, virut không thể xâm nhập trực tiếp được vào thực vật mà phải thông qua các vết xước, vết đốt của côn trùng.

Đáp án cần chọn là: B

Câu 8: Virut thường không thể trực tiếp xâm nhập tế bào thực vật vì…

A. Thành tế bào thực vật rất bền vững.

B. Không có virut nào có thụ thể thích hợp.

C. Kích thước lỗ màng nhỏ.

D. Cả A và C.

Hướng dẫn giải

- Virut nhận diện được tế bào vật chủ kí sinh thông qua các thụ thể trên màng tế bào vật chủ.

- Ở tế bào thực vật, trong cấu trúc có thêm thành tế bào bằng xenlulozo ở ngoài cùng, không có các thụ thể. Do đó, virut không thể xâm nhập trực tiếp được vào thực vật mà phải thông qua các vết xước, vết đốt của côn trùng.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 9: Điều nào sau đây là đúng khi nói về virut kí sinh ở thực vật?

A. Virut kí sinh ở thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật thông qua thụ thể đặc hiệu trên bề mặt của tế bào thực vật

B. Virut kí sinh ở thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào thực vật

C. Côn trùng khi chích vào cơ thể thực vật đã giúp virut kí sinh thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật

D. Cả A, B và C

Hướng dẫn giải

Đáp án: C

Virut không tự xâm nhập được vào tế bào thực vật do tế bào thực vật có thành xenlulozo chắc chắn bao bọc.

Câu 10: Virut kí sinh ở côn trùng là

A. Virut có vật chủ là côn trùng

B. Bám trên cơ thể côn trùng

C. Chỉ kí sinh ở côn trùng

D. Cả B và C

Hướng dẫn giải

Đáp án: A

Câu 11: Điều nào sau đây không đúng khi nói về cơ chế lây truyền của virut kí sinh ở những loại côn trùng ăn lá cây?

A. Côn trùng ăn lá cây chứa virut

B. Chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải thể bọc, giải phóng virut

C. Virut xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua tế bào ruột hoặc qua dịch bạch huyết của côn trùng

D. Virut xâm nhập qua da của côn trùng

Hướng dẫn giải

Đáp án: D

 

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Kiến thức trọng tâm Các loại virut gây bệnh Sinh học 10. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục:

Chúc các em học tập tốt !

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?