Tổng kết chuyên đề các loại hợp chất vô cơ môn Hóa học 9 năm 2021

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

 

OXIT

AXIT

BAZƠ

MUỐI

Thành phần

Oxi + nguyên tố khác

H + gốc axit

Kim loại + OH

Kim loại (NH4) + gốc axit

Công thức

MxOy (M: nguyên tố)

HnX (X: gốc axit)

M(OH)n (M: kim loại)

MaXb (M: kim loại or NH4)

Phân loại

Oxit axit

Oxit trung tính

Oxit bazơ

Oxit lưỡng tính

Axit có oxi

Axit không oxi

Bazơ tan

Bazơ không tan

Muối trung hòa

Muối axit

Đặc điểm

+ Ba zơ → Muối

CO2, P2O5, SO2, SO3, ..

Không tạo muối

NO, CO, …

+ Axit → Muối

K2O, CaO, CuO, Fe2O3, …

+ Axit, Bazơ → Muối

Al2O3, ZnO, …

HNO3, H2SO4, H3PO4, H2SO3, H2CO3, …

HCl, H2S, HBr, HI, HF

KOH, NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2

Mg(OH)2, Al(OH)3, Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3, ..

Gốc axit không chứa H

Na2SO4, NaCl, Ba(NO3)2, NH4Cl …

Gốc axit chứa H

NaHSO3, KHSO4, …

Cách gọi tên

Tên phi kim + oxit (có tiền tố)

CO2: Cacbon đioxit.

SO3: Lưu huỳnh trioxit.

P2O5: Điphotpho pentaoxit.

 

Chú ý: mono (1), đi (2), tri (3), tetra (4), penta (5)

Tên kim loại (hóa trị)(*)  + oxit

Na2O: Natri oxit.

FeO: Sắt (II) oxit.

Fe2O3: Sắt (III) oxit

▪ Axit + tên phi kim + ic (nhiều O)

HNO3: Axit nitric

H2SO4: Axit sunfuric.

H2CO3: axit cacbonic

▪ Axit + tên phi kim + ơ (ít O)

HNO2: Axit nitrơ

H2SO3: Axit sunfurơ

Axit + tên phi kim + hiđric

HCl: Axit clohiđric.

H2S: Axit sunfuhiđric

Tên kim loại (hóa trị)(*)  + hiđroxit

NaOH: Natri hiđroxit

Ba(OH)2: Bari hiđroxit

Mg(OH)2: Magie hiđroxit

Fe(OH)3: Sắt (III) hiđroxit

 

(*): Chỉ ghi đối với kim loại có nhiều hóa trị (chủ yếu là sắt: Fe (II, III) và đồng: Cu (I và II)).

Tên kim loại (hóa trị)(*)  + gốc axit

NaCl: Natri clorua.

Ba(NO3)2: Bari nitrat.

NaHSO4: Natri hiđrosunfat.

Tên gốc axit:

- Cl: clorua; =S: sunfua.

- Br: bromua; -I: iotua

- NO3: Nitrat; =SO4: sunfat; ≡PO4: photphat.

- NO2: nitrit; =SO3: sunfit.

- HCO3: hiđrocacbonat; HSO4: hiđrosunfat

 

HÓA TRỊ VÀ TÊN GỌI CỦA MỘT SỐ GỐC AXIT

Kim loại

Phi kim

Nhóm nguyên tố

– Hóa trị I: Na, K, Ag.

– Hóa trị II: Ca, Ba, Mg, Zn.

– Hóa trị III: Al, Au.

– Nhiều hóa trị: Fe (II, III); Cu (I, II); Sn (II, IV); Pb (II, IV).

– Hóa trị I: H, F, Cl, Br, I.

– Hóa trị II: O.

– Nhiều hóa trị: C (II, IV);

N (I, II, III, IV, V); S (II, IV, VI).

– Hóa trị I: -OH (hiđroxit), -NO3 (nitrat), -NO2 (nitrit), NH4 (amoni), -HSO3 (hiđro sunfit), -HSO4 (hiđro sunfat), -H2PO4 (đihiđro photphat).

– Hóa trị II: =SO4 (sunfat), =SO3 (sunfit), CO3 (cacbonat), =HPO4 (hiđro photphat).

– Hóa trị III: PO4 (photphat).

II. BÀI TẬP MINH HỌA

Bài tập 1: Để hòa tan 4g FexOy cần 52,14 ml dd HCl 10%  d= 1,05g/cm3.

1. Xác định công thức hóa học của FexOy

2. Cho V lít CO (ĐKTC) đi qua ống sứ đựng m gam FexOy vừa tìm được đốt nóng (giã sử chỉ xảy ra phản ứng khử sắt oxít thành kim loại). Sau phản ứng thu được khí A có tỉ khối so với H2 là 17. Hòa tan hết chất rắn B còn lại trong ống sứ thấy tốn hết 50ml dd H2SO4 0,5M. Nếu còn dùng dd HNO3thì thu được một muối sắt duy nhất có khối lượng nhiều hơn chất rắn B là 3,48g.

1. Xác định thành phần khí A

2. Tính V, m.

Đáp số: CO2 =37,5%; CO=62,5%

V= 0,896l;  m=1,6g.

Bài tập 2: Trộn oxít kim loại AO (A có hóa trị không đổi) với CuO theo tỉ lệ mol tương ứng là 2:1được hỗn hợp X có khối lượng là 2,4g. Dẫn luồng khí H2 dư đi qua X đốt nóng thu được hỗn hợp rắn Y. Lấy toàn bộ Y cho tác dụng vừa đủ với 100ml dd HNO3 1M, sinh ra V lít khí NO (ĐKTC)

1. Tìm kim loại A;

2. Tính V;

ĐS: A: Mg; V=0,224l

Bài Tập 3: Nung 25,28 gam hỗn hợp gồm FeCO3 và FexOy tới phản ứng hoàn toàn thu được khí A và 22,4 gam Fe2O3 duy nhất. Cho khí A hấp thụ hoàn toàn vào 400ml dd Ba(OH)2  0,15M  thu được 7,88 g kết tủa.

1.Viết các phương trình hóa học.

2. Xác định công thức phân tử của FexOy

ĐS: Fe2O3

Bài tập 4: Oxít lưỡng tính. Hỗn hợp A gồm Al và Al2O3 có tỉ lệ số gam là 0,18: 1,02. Cho A tan trong dd NaOH vừa đủ thu được dd B và 0,672 lít H2(ĐKTC). Cho B tác dụng với 200ml dd HCl thu được kết tủa D. Nung D ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được 3,57 gam chất rắn. Tính nồng độ mol của dd HCl.

Giải:

Gọi x,y lần lượt là số mol của Al và Al2O3, Từ tỉ lệ khối lượng suy ra y=1,5x.

Al + NaOH + H2O  →   NaAlO2 + 3/2 H2

 x                                           x                1,5x

Al2O3 + 2NaOH    →  2NaAlO2 + H2O

 y                                             2y

\( \Rightarrow 1,5{\rm{x}} = \frac{{0,672}}{{22,4}} = 0,03(mol) \Rightarrow x = 0,02;y = 0,03\)

Dung dịch B là dd NaAlO2 có số mol là (x+2y) mol = 0,08 (mol).

B + HCl có thể có các phản ứng:

NaAlO2 + HCl + H2O →  Al(OH)3  + NaCl (1)

Al(OH)3 + 3HCl  →    AlCl3 + 3 H2O  (2)

 2 Al(OH)3   → Al2O3 + 3H2

Kết tủa thu được là Al(OH)3, chất rắn là Al2O3

Trường hợp (1):

Nếu (2) không xảy ra

\(\begin{array}{l}
{n_{A{l_2}{O_3}}} = \frac{{3,57}}{{102}} = 0,035(mol) \Rightarrow {n_{HCl}} = {n_{Al{{(OH)}_3}}} = 0,07(mol)\\
 \Rightarrow {C_M}_{HCl} = \frac{{0,07}}{{0,2}} = 0,35M
\end{array}\)

Trường hợp (2):

(2) có thể xảy ra:

Số mol Al(OH)3 ở (1) = số mol NaAlO2 = 0,08 = số mol HCl ở (1)

Số mol Al(OH)3 ở (2) = 0,08 – 0,07=0,01  → Số mol HCl ở (2) = 0,03

Số mol HCl toàn bộ =0,08+0,03=0,11 \( \Rightarrow {C_M}HCl = \frac{{0,11}}{{0,2}} = 0,55M\)

III. LUYỆN TẬP

Câu 1. Dãy chất nào sau đây gồm các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 đặc, nóng?

A. Cu, Mg(OH)2, CuO và SO2

B. Fe, Cu(OH)2, MgO và CO2

C. Cu, NaOH, Mg(OH)2 và CaCO3

D. Cu, MgO, CaCO3 và CO2

Câu 2. Dãy nào sau đây gồm các chất tác dụng được với dung dịch NaOH?

A. CO2, HCl và CuCl2

B. KOH, HCl và CuCl2

C. CuO, HCl và CuCl2

D. KOH, CuO và CuCl2

Câu 3. Hỗn hợp gồm Cu và Al có khối lượng 10 gam tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl dư thu được 1,68 lít khí (đktc). Thành phần phần trăm khối lượng của Cu và Al trong hỗn hợp lần lượt là:

A. 27% và 73%

B. 86,5% và 13,5%

C. 50% và 50%

D. 75% và 25%

Câu 4. NaOH không được tạo thành trong thí nghiệm nào sau đây?

A. Cho kim loại Na tác dụng với H2O

B. Cho oxit kim loại Na2O tác dụng với H2O

C. Cho Na2O tác dụng với dung dịch HCl

D. Cho Na2SO4 tác dụng với Ba(OH)2

Câu 5. Cho các chất: SO2, NaOH, MgCO3, CaO và HCl. Số cặp chất phản ứng được với nhau là:

A. 2

B. 4

C. 3

D. 5

Câu 6. Thí nghiệm nào dưới đây không tạo ra muối

A. Cho bột CuO tác dụng với dung dịch HCl

B. Cho Fe tác dụng với dung dịch HCl

C. Cho muối NaCl tác dụng với AgNO3

D. Cho Ag tác dụng với H2SO4 loãng

Câu 7. Để phân biệt 3 chất rắn MgO, AgCl và CaCO3 có thể dùng thuốc thử là

A. Dung dịch NaOH

B. nước

C. Dung dịch Ca(OH)2

D. Dung dịch HCl

Câu 8 Cho hỗn hợp sau: NaCl, Na2CO3 và NaOH. Để thu được muối ăn tinh khiết, từ hỗn hợp trên có thể dùng một lượng dư dung dịch chất nào sau đây?

A. BaCl2

B. HCl

C. Na2CO3

D. CaCl2

Câu 9. Hòa tan 1 gam mẫu đá vôi có thành phần chính là CaCO3 và tạp chất Fe2O3vào 100 ml dung dịch HCl vừa đủ sinh ra 0,1792 khí (đktc). Nồng độ mol của dung dịch axit đã dùng là

A. 0,16M

B. 0,235M

C. 0,25M

D. 0,2M

Câu 10. Rót dung dịch BaCl2 dư vào cốc đựng dung dịch MgSO4. Dung dmootj lượng dư các chất theo thứ tự nào sao đây để tách riêng từng muối có trong dung dịch thu được?

A. Ba(OH)2, HCl

B. Na2CO3, HCl

C. Ca(OH)2, HCl

D. H2SO4, NaOH

 

Trên đây là phần trích dẫn nội dung Tổng kết chuyên đề các loại hợp chất vô cơ môn Hóa học 9 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?