Chuyên đề tính chất hóa học của oxit – axit – bazơ – muối môn Hóa học 9 năm 2021

1. KIẾN THỨC CẦN NẮM

Tính chất hóa học oxit-axit-bazo và muối

2. VÍ DỤ MINH HỌA

Câu 1: Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

(1)        ….Na + ….S →……….                                                                                

(2)        ….Al + ….Cl2 →……….                                                                              

(3)        ….CaO + ……….→….Ca(OH)2                                                                                        

(4)        ……….+ ….H2O →….H2SO4                                                                      

(5)        ….SO2 + ….NaOH →……….……….                                                     

(6)        ….FeO + ….H2SO4 loãng →……….……….                                      

(7)        ….Fe3O4 +………. →….FeCl2 + ….FeCl3 + ….H2O                                   

(8)        ….BaCl2 +………. →……….+ ….HCl                                           

(9)        ….Fe(OH)2 + ……….→….FeCl2 + ……….                        

(10)      ……….+ ….NaOH →….Mg(OH)2 + ……….                                 

(11)      ….NaCl +………. →….AgCl + ……….                                         

(12)      ….Na2CO3 +………. →………. + ….CO2 + ….H2O                                  

Câu 2: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

(1) CaCO3 →  CaO → Ca(OH)2 →  CaCO3 →  Ca(NO3)2

(2)

Sơ đồ bài 6.2

(3)

Sơ đồ bài 6.3

Câu 3: Nêu phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch không màu sau:

(a) HCl, NaOH, H2SO4, NaCl.

(b) HNO3, KOH, BaCl2, Ca(OH)2, Ba(NO3)2

(c) MgCl2, KCl, CuCl2, FeCl3, FeCl2 (chỉ dùng một thuốc thử).

(d) Na2CO3, BaCl2, NaNO3 (chỉ dùng một thuốc thử)

Câu 4: Để trung hòa a gam dung dịch NaOH 10 % cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch H2SO4 1M.

(a) Viết PTPƯ xảy ra.

(b) Tính a.

Câu 5: Đốt cháy cacbon trong không khí ở nhiệt độ cao, được hỗn hợp khí (A). Cho khí (A) tác dụng với Fe2O3 (r) nung nóng thu được hỗn hợp khí (B) và hỗn hợp chất rắn (C). Cho (B) tác dụng với dung dịch Ca(OH)2, thu được kết tủa (D) và dung dịch (E). Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch (E) lại được kết tủa (D). Cho (C) tan hòan toàn trong dung dịch HCl, thu được khí và dung dịch (F). Cho (F) tác dụng với dung dịch NaOH dư, được hỗn hợp kết tủa (G). Nung (G) trong không khí được một oxit duy nhất. Viết các phương trình hóa học xảy ra.

3. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Câu 1: Nêu hiện tượng và viết các PTPƯ xảy ra khi thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí lưu huỳnh đioxit vào nước, sau đó cho mẩu giấy quì tím vào dung dịch thu được.

(b) Cho một mẩu natri vào cốc nước có nhỏ vài giọt phenolphatalein.

(c) Nhỏ dung dịch natri cacbonat vào cốc có chứa dung dịch axit clohiđric.

(d) Nhỏ dung dịch natri clorua vào cốc có chứa dung dịch bạc nitrat.

Câu 2: Nhỏ từ từ Na2CO3 vào lượng vừa đủ 200 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí CO2 (ở đktc).

(a) Viết PTPƯ xảy ra và tính V.

(b) Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Tính m.

(c) Sục V lít khí CO2 thu được ở trên vào nước vôi trong dư thu được x gam kết tủa. Tính x.

Câu 3: Kim loại nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất thường được sử dụng để làm dây tóc bóng đèn?

(A) vonfam (W).            (B) đồng (Cu).          (C) sắt (Fe).         (D) kẽm (Zn).

Câu 4: Đơn chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng giải phóng khí hiđro là

(A) đồng.                           (B) lưu huỳnh.            (C) kẽm.                     (D) thuỷ ngân.

Câu 5: Dãy kim loại nào tác dụng được với dung dịch Cu(NO3)2 tạo thành kim loại đồng?

(A) Al, Zn, Fe.                   (B) Mg, Fe, Ag.          (C) Zn, Pb, Au.          (D) Na, Mg, Al.

Câu 6: Để làm sạch mẫu chì bị lẫn kẽm, người ta ngâm mẫu chì này vào một lượng dư dung dịch

(A) ZnSO4.                        (B) Pb(NO3)2.             (C) CuCl2.                  (D) Na2CO3.            

Câu 7: Dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất là CuCl­2 có thể dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch FeCl2 trên?

(A) Zn                                (B) Fe                         (C) Mg                        (D) Ag

Câu 8: Các kim loại vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch KOH.

(A) Fe, Al                          (B) Ag, Zn                  (C) Al, Cu                  (D) Al, Zn

Câu 9: Đồng kim loại có thể phản ứng được với

(A) dung dịch HCl.                                               (B) dung dịch H2SO4 loãng.

(C) dung dịch H2SO4 đặc, nóng.                          (D) dung dịch NaOH.

Câu 10: Các kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch kiềm và giải

phóng khí hiđro là

(A) K, Ca.                          (B) Zn, Ag.                 (C) Mg, Ag.                (D) Cu, Ba.

Câu 11: Hỗn hợp kim loại gồm Fe, Cu, Ag. Có thể thu được Ag tinh khiết bằng cách nào sau đây?

(A) Hoà tan hỗn hợp vào dung dịch HCl.

(B) Hoà tan hỗn hợp vào H2SO4 loãng.

(C) Hoà tan hỗn hợp kim loại vào dung dịch AgNO3.

(D) Dùng nam châm tách Fe và Cu ra khỏi Ag.

Câu 12: Nhôm bền trong không khí là do

(A) nhôm nhẹ, có nhiệt độ nóng chảy cao.           (B) nhôm không tác dụng với nước.

(C) nhôm không tác dụng với oxi.                       (D) có lớp nhôm oxit mỏng bảo vệ.

 

Trên đây là phần trích dẫn Chuyên đề tính chất hóa học của oxit – axit – bazơ – muối môn Hóa học 9 năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?