Một số dạng bài tập môn Hóa học THCS năm 2021

1. Dạng 1: Tính theo công thức hóa học

a. Lí thuyết và phương pháp giải

Phần trăn khối lượng của nguyên tố A trong hợp chất AxByCz:

%mA = (mA : m hợp chất).100% = [(MA.x) : (MA.x + MB.y + MC.z)].100%

Cho hợp chất AxBy, ta có: \(x:y = \frac{{\% {m_A}}}{{{M_A}}}:\frac{{\% {m_B}}}{{{M_B}}}\) → Công thức hóa học của AxBy.

2. Dạng 2: Tính theo phương trình hóa học

a. Lí thuyết và phương pháp giải

Bước 1: Tính số mol và viết PTPƯ xảy ra.

Bước 2: Dựa vào số mol đã biết và PTPƯ Þ Số mol của chất cần tìm.

TH1: Nếu đề bài cho số mol của 1 chất, chất còn lại vừa đủ hoặc dư thì tính số mol chất cần tìm theo số mol chất đã biết (sử dụng nhân chéo – chia ngang).

TH2: Nếu đề bài cho số mol của từ 2 chất phản ứng trở lên phải biện luận chất hết – chất dư (so sánh tỉ lệ ; lớn – dư, nhỏ - hết) → Tính theo chất hết.

TH3: Đối với bài toán hỗn hợp, nếu đề bài cho từ số mol của 2 chất trở lên thì đặt ẩn – lập hệ (ẩn là số mol chất cần tìm, bao nhiêu ẩn bấy nhiêu pt) → Số mol của chất cần tìm.

Bước 3: Từ số mol chất cần tìmÞ đại lượng đề bài yêu cầu (m = n.M; V = n.22,4; \({C_M} = \frac{n}{V}\) , \(C\%  = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{\rm{dd}}}}}}.100\% \), …)

b. Ví dụ minh họa

Câu 1: Cho 5,6 gam Fe phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl a M, sau phản ứng thu được dung dịch X và V lít khí H2 (ở đktc).

(a) Tính V và a.

(b) Coi như thể tích dung dịch không thay đổi. Tính nồng độ mol của dung dịch X.

Câu 2: Trung hòa 20 ml dung dịch HNO3 1M (D = 1,12 g/ml) bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH 4% thu được dung dịch X.

(a) Tính khối lượng dung dịch NaOH đã dùng.

(b) Tính nồng độ phần trăm của chất có trong dung dịch X.

Câu 3: Cho 200 ml dung dịch HCl 2M tác dụng với 100 gam dung dịch NaOH 8% thu được dung dịch X.

(a) Cho mẩu quì tím vào dung dịch X, quì tím chuyển màu gì? Tại sao?

(b) Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Tính m.

Câu 4: Cho 5,1 gam hỗn hợp Al và Mg tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 9,8%, sau phản ứng thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc)

(a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.

(b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch X.

Câu 5: Cho 20,1 gam hỗn hợp Fe, Zn và CuO phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu được 4,48 lít khí H2 (ở đktc).

(a) Viết các PTPƯ xảy ra.

(b) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 6: Cho m gam hỗn hợp CaCO3 và KHCO3 tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 4,48 lít khí CO2 (ở 0oC, 2 at). Tính m.

Câu 7: Cho 22,2 gam hỗn hợp MgCO3, NaHCO3 và K2CO3 tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 4,48 lít khí CO2 (ở đktc). Tính khối lượng K2CO3 trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 8: Để hòa tan hoàn toàn 2,32 gam hỗn hợp FeO,  Fe3O4 và Fe2O3 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3), cần dùng V lít  dung dịch HCl 1 M. Xác định V?

3. Bài tập tự luyện

Câu 9: Cho 200 ml dung dịch Ba(OH)2 1 M tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch H2SO4 a M, sau phản ứng thu được m gam kết tủa.

(a) Viết PTPƯ xảy ra.

(b) Tính a và m.

Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 37,6 gam hỗn hợp Fe và Fe2O3 trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch X và 2,24 lít khí H2 (ở đktc).

(a) Viết PTPƯ xảy ra.

(b) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 11: Hoàn tan 26,2 gam hỗn hợp Al2O3 và CuO thì cần phải dùng vửa đủ 250 ml dung dịch H2SO4 2 M.

(a) Viết PTPƯ xảy ra.

(b) Xác định phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 12: Hòa tan 14,2 gam hỗn hợp Al, Mg và Cu trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X, 6,4 gam một chất rắn không tan và 8,96 lít khí H2 (ở đktc).

(a) Viết các PTPƯ xảy ra.

(b) Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 13: Cho 5,6 gam sắt phản ứng với dung dịch loãng có chứa 100 ml dung dịch HCl 1 M sau phản ứng thu được V lít khí (ở đktc).

(a) Viết PTPƯ xảy ra, tính V.

(b) Tính nồng độ mol các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.

Câu 14: Cho một dung dịch có chứa 50 ml HNO3 1M tác dụng với 342 gam dung dịch Ba(OH)2 5%.

(a) Viết PTPƯ xảy ra và tính khối lượng muối thu được.

(b) Nếu sau phản ứng cho mẩu giấy quì tím thì giấy quì có màu gì.

3. Dạng 3: Bài toán pha trộn dung dịch – phương pháp đường chéo

a. Lí thuyết và phương pháp giải          

- Áp dụng công thức đường chéo

C1%                  |C – C2|                   

             C%                       → \(\frac{{{m_{{\rm{dd}}1}}}}{{{m_{{\rm{dd}}2}}}} = \frac{{|C - {C_2}|}}{{|C - {C_1}|}}\)            

C2%                  |C – C1|         

CM1                    |C – C2|

               CM                               → \(\frac{{{V_{{\rm{dd}}1}}}}{{{V_{{\rm{dd}}2}}}} = \frac{{|C - {C_2}|}}{{|C - {C_1}|}}\)

CM2                    |C – C1|

- C1, C2 là nồng độ của hai dung dịch ban đầu, C là nồng độ của dung dịch sau pha trộn.

- Nếu pha loãng dung dịch bằng H2O thì coi H2O là dung dịch có C% = 0%; CM = 0M.

b. Ví dụ minh họa

Câu 1: Trộn 200 gam dung dịch NaCl 40% với m gam dung dịch NaCl 20% thu được dung dịch NaCl 25%. Tính m.

Câu 2: Trộn 200 ml dung dịch HCl 1M với 300 ml dung dịch HCl 1,5 M thu được dung dịch HCl có nồng độ mol/lit là bao nhiêu?

Câu 3: Cần thêm bao nhiêu ml H2O (D = 1 g/ml) vào 100 gam dung dịch NaOH 35% để thu được dung dịch NaOH 20%.

Câu 4: Cần pha bao nhiêu lít dung dịch HCl 2M với bao nhiêu lít dung dịch HCl 3M để thu được 4 lít dung dịch HCl 2,75M.

c. Bài tập tự luyện

Câu 5: Cần thêm bao nhiêu lít nước vào 160 lít dung dịch KOH 2,4M để thu được dung dịch KOH có nồng độ 2M.

Câu 6: Có hai dung dịch NaCl nồng độ 2% và 10%. Hỏi cần phải trộn hai dung dịch theo tỉ lệ khối lượng như thế nào để thu được dung dịch NaCl 8%.

Câu 7: Cần pha bao nhiêu gam dung dịch NaOH 20% với bao nhiêu gam dung dịch NaOH 40% để thu được 200 gam dung dịch NaOH 35%.

4. Dạng 4: Định luật bảo toàn khối lượng – tăng giảm khối lượng

a. Lí thuyết và phương pháp

- Định luật bảo toàn khối lượng: Tổng khối lượng các chất phản ứng = Tổng khối lượng sản phẩm

Xét PTPƯ: A + B → C + D. Theo ĐLBTKL ta có: mA + mB = mC + mD.

- Tăng giảm khối lượng: Khi chuyển một chất A thành một chất B, khối lượng có thể tăng hoặc giảm, dựa vào sự tăng giảm khối lượng và bài toán tỉ lệ ta có thể tính được số mol chất A và B.

b. Ví dụ minh họa

Câu 1: Nhiệt phân hoàn toàn 29,7 gam hỗn hợp BaCO3 và CaCO3 thu được 20,9 gam chất rắn.

(a) Viết PTPƯ xảy ra.

(b) Tính thể tích khí CO2 thu được ở đktc.

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 28,4 gam hỗn hợp CaCO3, MgCO3 bằng lượng dư dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí CO2 (ở đktc).

(a) Viết PTPƯ xảy ra.

(b) Tính khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng.

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl, thu được 1,344 lít hiđro (ở đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Tính m?

Câu 4: Cho m gam Fe tác dụng với lượng dư dung dịch CuSO4 sau phản ứng thu được (m + 1,6) gam Cu. Tính m.

Câu 5: Cho 2,13 gam hỗn hợp X gồm ba kim loại Mg, Cu và Al ở dạng bột tác dụng hoàn toàn với oxi thu được hỗn hợp Y gồm các oxit có khối lượng 3,33 gam. Thể tích dung dịch HCl 2M vừa đủ để phản ứng hết với Y là

A. 57 ml.                       B. 50 ml.                          C. 75 ml.                     D. 90 ml.

Câu 6: Có bao nhiêu gam NaNO3 tách ra khỏi 200 gam dung dịch NaNO3 bão hòa ở 50oC nếu dung dịch này được làm lạnh đến 20oC biết độ tan của NaNO3 ở 50oC là 114 gam, ở 20oC là 88 gam.

c. Bài tập tự luyện

Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 28,1 gam hỗn hợp MgCO3 và BaCO3 bằng lượng dư dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch X và 4,48 lít khí CO2 (ở đktc).

(a) Viết PTPƯ xảy ra.

(b) Tính khối lượng muối clorua thu được sau phản ứng.

Câu 8: Hòa tan hòa toàn m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Fe, Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 13,44 lít khí H2 (ở đktc) và dung dịch chứa 93,6 gam hỗn hợp muối. Tính m?

Câu 9: Cho luồng khí CO dư qua ống sứ đựng 5,36 gam hỗn hợp FeO và Fe2O3 (nung nóng), thu được m gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Cho X vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 9 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là

A. 3,75.                       B. 3,88.                            C. 2,48.                       D. 3,92.

Câu 10: Biết độ tan của KNO3 ở 60oC và 20oC lần lượt bằng 50 gam và 20 gam. Hỏi nếu có 600 gam dung dịch KNO3 bão hòa ở 60oC hạ xuống 20oC thì có bao nhiêu gam KNO3 kết tinh.

 

Trên đây là phần trích dẫn Một số dạng bài tập môn Hóa học THCS năm 2021, để xem toàn bộ nội dung chi tiết, mời các bạn cùng quý thầy cô vui lòng đăng nhập để tải về máy. 

Chúc các em đạt điểm số thật cao trong kì thi sắp đến!

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?