Tổng hợp lý thuyết và bài tập về Thuyết electron - Định luật bảo toàn điện tích môn Vật Lý 11

ÔN TẬP VỀ THUYẾT ELECTRON VÀ ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH

I. THUYẾT ELECTRON

1. Cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Điện tích nguyên tố.

• Cấu tạo nguyên tử:

- Hạt nhân mang điện dương nằm ở trung tâm, gồm: nơtron không mang điện và proton mang điện dương.

- Các electron mang điện âm chuyển động xung quanh hạt nhân.

- Số proton bằng số electron nên nguyên tử trung hòa về điện.

• Điện tích của electron và proton là điện tích nhỏ nhất mà ta có thể có được nên ta gọi chúng là điện tích nguyên tố (âm hoặc dương)

Điện tích của electron: - e = - 1,6.10-19 C

Điện tích của proton: + e = 1,6.10-19 C

⇒ Một điện tích bất kì:

2. Thuyết electron.

• Thuyết dựa vào sự cư trú và di chuyển của các electron để giải thích các hiện tượng điện và các tính chất điện của các vật gọi là thuyết electron.

• Nội dung

- Electron có thể rời khỏi nguyên tử để di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Nguyên tử bị mất electron sẽ trở thành một hạt mang điện dương gọi là ion dương.

- Một nguyên tử trung hòa có thể nhận thêm electron để trở thành một hạt mang điện âm gọi là ion âm.

- Vật nhiễm điện âm nếu: số electron > số proton

Vật nhiễm điện dương nếu: số electron < số proton

3. Vận dụng

a. Vật (chất) dẫn điện và vật (chất) cách điện

- Điện tích tự do là điện tích có thể di chuyển từ điểm này đến điểm khác trong phạm vi thể tích của vật dẫn.

- Vật (chất) dẫn điện là vật (chất) có chứa nhiều điện tích tự do.

Ví dụ: kim loại chứa electron tự do, các dung dịch axit, bazo, muối chứa các ion tự do… là các chất dẫn điện.

- Vật (chất) cách điện là vật (chất) không chứa hoặc chứa rất ít điện tích tự do.

Ví dụ: không khí khô, thủy tinh, sứ, cao su… là các chất cách điện.

b. Sự nhiễm điện do tiếp xúc

Nếu cho một vật chưa nhiễm điện tiếp xúc với một vật nhiễm điện khi đó điện tích sẽ di chuyển từ vật nhiễm điện sang nó đẫn đến cả 2 vật đều nhiễm điện cùng dấu. Đó là sự nhiễm điện do tiếp xúc.

c. Sự nhiễm điện do hưởng ứng

Đưa quả cầu A nhiễm điện dương lại gần thanh kim loại MN. Khi đó quả cầu A sẽ hút các electron dịch chuyển về đầu M dẫn đến đầu M nhiễm điện âm, đầu N nhiễm điện dương. Sự nhiễm điện trong thanh MN gọi là nhiễm điện do cảm ứng.

4. Định luật bảo toàn điện tích

Trong một hệ cô lập về điện, tổng đại số các điện tích là không đổi.

II. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Hạt êlectron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 (C).

B. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31 (kg).

C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.

D. êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác.

Giải

- Theo thuyết electron thì electron có thể di chuyển từ vật này sang vật khác.

- Chọn D.

Câu 2: Trong trường hợp nào dưới đây sẽ không xảy ra hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng? Đặt một quả cầu mang điện ở gần một

A. thanh kim loại không mang điện

B. thanh kim loại mang điện dương

C. thanh kim loại mang điện âm

D. thanh nhựa mang điện âm

Giải

- Nhiễm điện do hưởng ứng xảy ra với một vật tích điện đặt gần một vật dẫn điện.

→ nhựa không phải vật dẫn điện nên trường hợp đặt quả cầu mang điện gần thanh nhựa sẽ không xảy ra hiện tượng hưởng ứng.

- Chọn D.

...

---Để xem đầy đủ nội dung các bài tập, các em vui lòng đăng nhập vào trang Chúng tôi để xem online hoặc tải về máy tính---

Trên đây là một phần trích đoạn nội dung Tài liệu Tổng hợp lý thuyết và bài tập về Thuyết electron - Định luật bảo toàn điện tích môn Lý 11 năm học 2020-2021. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

​Chúc các em học tập tốt ! 

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?