Tổng hợp lý thuyết và bài tập về năng lượng liên kết hạt nhân môn Vật Lý 12

TỔNG HỢP LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP

 VỀ NĂNG LƯỢNG LIÊN KẾT HẠT NHÂN

I. LÝ THUYẾT

1. Lực hạt nhân

- Khái niệm: Các nuclôn trong hạt nhân hút nhau bằng một lực rất mạnh, gọi là lực hạt nhân, có tác dụng liên kết các nuclôn tạo nên hạt nhân bền vững.

- Tính chất:

+ Không cùng bản chất với với lực tĩnh điện hay lực hấp dẫn .

+ Là lực tương tác mạnh

+ Chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi cỡ kích thước hạt nhân ≈ 10-15 m

2. Năng lượng liên kết của hạt nhân

- Độ hụt khối: Khối lượng của hạt nhân luôn nhỏ hơn tổng khối lượng của các nuclôn tạo thành hạt nhân đó. Độ chênh lệch giữa 2 khối lượng đó gọi là độ hụt khối (∆m) của hạt nhân:

∆m = (Z.mp + (A - Z) mn ) - mX

- Năng lượng liên kết Wlk: là năng lượng cần để liên kết các nuclôn để tạo thành một hạt nhân, hay năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân tách thành các nuclôn riêng biệt.

Wlk = [Z.mp + (A - Z) mn - mX ] c2 = ∆m.c2

- Năng lượng liên kết riêng Wlkr: là đại lượng đặc trưng cho độ bền vững của hạt nhân, Wlkr càng lớn hạt nhân càng bền vững. Những hạt nhân bền vững ở khoảng giữa của bảng tuần hoàn 50 < A < 80.

Wlkr = Wlk/A

II. TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG

Câu 1: Lực hạt nhân là

A. Lực hút giữa các nuclon

B. Lực đẩy giữa nuclon và electron

C. Lực tương tác giữa các nuclon và electron

D. Lực liên kết giữa các nuclon và electron

Câu 2: Tính chất nào không phải của lực hạt nhân

A. Không cùng bản chất với với lực tĩnh điện hay lực hấp dẫn .

B. Là lực tương tác mạnh

C. Chỉ phát huy tác dụng trong phạm vi cỡ kích thước hạt nhân ≈ 10-15 m

D. Là lực tương tác yếu

Câu 3: Lực hạt nhân thuộc loại

A. Lực tương tác điện trường

B. Lực tương tác từ trường

C. Lực tương tác mạnh

D. Là lực tương tác yếu

Câu 4: Độ hụt khối là

A. Độ chênh lệch giữa khối lượng của hạt nhân và tổng khối lượng của các nuclôn tạo thành gọi là độ hụt khối (∆m) của hạt nhân

B. Độ chênh lệch giữa khối lượng của hạt nhân và tổng khối lượng của các hạt electron tạo thành gọi là độ hụt khối (∆m) của hạt nhân

C. Độ chênh lệch giữa khối lượng của hạt nhân và tổng khối lượng của các hạt nơtron tạo thành gọi là độ hụt khối (∆m) của hạt nhân

D. Độ chênh lệch giữa khối lượng của hạt nhân và tổng khối lượng của các hạt proton tạo thành gọi là độ hụt khối (∆m) của hạt nhân

Câu 5: Độ hụt khối tính theo công thức:

A. ∆m = (Z.mp + 2(A - Z) mn ) - mX

B. ∆m = (2Z.mp + (A - Z) mn ) - mX

C. ∆m = (Z.mp + (A - Z)/2 mn ) - mX

D. ∆m = (Z.mp + (A - Z) mn ) - mX

Câu 6: Năng lượng liên kết Wlk là:

A. Năng lượng cần để liên kết các nuclôn để tạo thành một hạt nhân, hay năng lượng thu vào khi một hạt nhân tách thành các nuclôn riêng biệt.

B. Năng lượng cần để liên kết các nuclôn để tạo thành một hạt nhân, hay năng lượng tỏa ra khi các hạt nhân tổng hợp thành nuclôn.

C. Năng lượng cần để liên kết các nuclôn để tạo thành một hạt nhân, hay năng lượng tỏa ra khi mọt hạt nhân tách thành các nuclôn riêng biệt.

D. Năng lượng cần để liên kết các nuclôn để tạo thành nhiều hạt nhân, hay năng lượng tỏa ra khi một hạt nhân tách thành các nuclôn riêng biệt.

...

---(Để xem tiếp nội dung phân Trắc nghiệm vận dụng, các em vui lòng đăng nhập để xem online hoặc tải về máy)---

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Tổng hợp lý thuyết và bài tập về năng lượng liên kết hạt nhân môn Vật Lý lớp 12 năm học 2020-2021. Để xem thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?