LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ ĐIỆN TRƯỜNG, CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG
I. LÝ THUYẾT
1. Điện trường
Là không gian bao quanh các điện tích và gắn liền với các điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong nó.
2. Cường độ điện trường E
Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của điện trường tại điểm đó về phương diện tác dụng lực lên một điện tích q đặt trong nó:
\(\overrightarrow E = \frac{{\overrightarrow F }}{q}\); q > 0 thì \(\overrightarrow F \) ↑↑ \(\overrightarrow E \), q < 0 thì \(\overrightarrow F \) ↓↑ \(\overrightarrow E \)
Véc tơ cường độ điện trường gây bởi một điện tích điểm có:
- Điểm đặt tại điểm ta xét.
- Phương trùng với đường thẳng nối điện tích điểm với điểm ta xét.
- Chiều hướng ra xa điện tích nếu là điện tích dương, hướng về phía điện tích nếu là điện tích âm.
- Độ lớn:
\({E_M} = \frac{F}{q} = k\frac{{\left| Q \right|}}{{\varepsilon r_M^2}}\), không phụ thuộc vào độ lớn điện tích thử q.
- Đơn vị là N/C, tuy nhiên người ta hay dùng là V/m.
3. Nguyên lý chồng chất điện trường:
Một điểm M đặt trong điện trường do nhiều điện tích điểm gây ra thì cường độ điện trường tại M:
\(\overrightarrow E = \overrightarrow {{E_1}} + \overrightarrow {{E_2}} + \overrightarrow {{E_3}} + ... + \overrightarrow {{E_n}} \)
4. Đường sức điện
- Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác, đường sức điện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo đó.
- Hình dạng đường sức của 1 số điện trường:
- Đặc điểm của đường sức điện:
+ Qua mỗi điểm trong điện trường có một đường sức điện và chỉ một mà thôi
+ Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó.
+ Đường sức điện của điện trường tĩnh là những đường không khép kín.
+ Qui ước vẽ số đường sức đi qua một diện tích nhất định đặt vuông góc với với đường sức điện tại điểm mà ta xét tỉ lệ với cường độ điện trường tại điểm đó
5. Điện trường đều
Điện trường đều là điện trường mà vectơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương, chiều và độ lớn; đường sức điện là những đường thẳng song song khép kín, cách đều.
II. TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG
Câu 1: Điện trường đều là gì?
A. Điện trường đều là điện trường mà vectơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng chiều và độ lớn, phương vuông góc nhau; đường sức điện là những đường thẳng song song khép kín, cách đều.
B. Điện trường đều là điện trường mà vectơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương, chiều và độ lớn; đường sức điện là những đường thẳng song song khép kín, cách đều.
C. Điện trường đều là điện trường mà vectơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương và độ lớn nhưng ngược chiều; đường sức điện là những đường thẳng song song khép kín, cách đều.
D. Điện trường đều là điện trường mà vectơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều có cùng phương, chiều và độ lớn; đường sức điện là những đường thẳng song song.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không phải của đường sức điện?
A. Qua mỗi điểm trong điện trường có một đường sức điện và chỉ một mà thôi
B. Đường sức điện là những đường có hướng
C. Đường sức điện của điện trường tĩnh là những đường cong khép kín
D. Tất cả các ý trên
Câu 3: Đường sức điện là gì?
A. Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là giá của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác, đường sức điện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo đó.
B. Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó tiếp tuyến với giá của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác, đường sức điện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo đó.
C. Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó là son song với giá của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác, đường sức điện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo đó.
A. Đường sức điện là đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm của nó vuông góc với giá của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó. Nói cách khác, đường sức điện là đường mà lực điện tác dụng dọc theo đó.
Câu 4: Cường độ điện trường là gì?
A. Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho độ nhanh chậm của điện trường tại điểm đó về phương diện tác dụng lực lên một điện tích q đặt trong nó:
B. Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho độ thưa - dày của điện trường tại điểm đó về phương diện tác dụng lực lên một điện tích q đặt trong nó:
C. Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của điện trường tại điểm đó về phương diện tác dụng lực điện từ trường lên một điện tích q đặt trong nó:
D. Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh yếu của điện trường tại điểm đó về phương diện tác dụng lực lên một điện tích q đặt trong nó:
Câu 5: Điện trường là gì?
A. Là không gian bao quanh các điện tích và gắn liền với các điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong nó.
B. Là không gian bao quanh các điện tích và gắn liền với các điện tích. Điện trường tác dụng lực điện từ lên điện tích khác đặt trong nó.
C. Là không gian bao quanh các điện tích và gắn liền với các điện tích. Điện trường không tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong nó.
D. Là không gian bao quanh các điện tích và gắn liền với các điện tích. Điện trường chỉ tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt vuông góc với nó.
--------------
Trên đây là trích dẫn toàn bộ nội dung tài liệu Tổng hợp Lý thuyết và bài tập về Điện trường - Cường độ điện trường môn Vật Lý 11 năm 2020-2021. Để xem các tư liệu hữu ích khác, các em chọn chức năng xem online hoặc đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.
Chúc các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.