LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VẬN DỤNG CÁC CÔNG THỨC VỀ THẤU KÍNH
I. LÝ THUYẾT
Quy ước:
- OA− = d:
Vật thật: d > 0
Vật ảo: d < 0 (không xét)
OA'− = d':
Ảnh thật: d’ > 0
Ảnh ảo: d’ < 0
- Chiều và độ lớn của ảnh được xác định bằng số phóng đại ảnh là k
\(k = \frac{{\overline {A'B'} }}{{\overline {AB} }}\)
k > 0: Vật và ảnh cùng chiều (trái tính chất)
k < 0: Vật và ảnh ngược chiều (cùng tính chất)
a) Công thức xác định vị trí ảnh
\(\frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} = \frac{1}{f}\)
b) Công thức xác định số phóng đại ảnh
\(k = - \frac{{d'}}{d}\)
II. BÀI TẬP VẬN DỤNG
Câu 1. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ 5dp và cách thấu kính một đoạn 30cm. Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là
A. ảnh thật, nằm sau thấu kính và cách thấu kính một đoạn 60cm
B. ảnh ảo, nằm trước thấu kính và cách thấu kính một đoạn 60cm
C. ảnh thật, nằm sau thấu kính và cách thấu kính một đoạn 20cm
D. ảnh ảo, nằm trước thấu kính và cách thấu kính một đoạn 20cm
Câu 2. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có độ tụ 2dp và cách thấu kính một khoảng 25cm. Khoảng cách từ ảnh A’B’ của AB đến thấu kính là
A. 25cm
B. 35cm
C. 60cm
D. 50cm
Câu 3. Chiếu một chùm sáng song song tới thấu kính thì chùm sáng ló là chùm phân kì có đường kéo dài cắt nhau tại điểm nằm trước thấu kính và cách thấu kính một đoạn 25cm. Thấu kính đó là
A. thấu kính hội tụ tiêu cự 25cm
B. thấu kính phân kì có tiêu cự +25cm
C. thấu kính hội tụ có tiêu cự -25cm
D. thấu kính phân kì có tiêu cự -25cm.
Câu 4. Vật sáng AB đặt song song và cách màn quan sát một khoảng L (hình vẽ). dịch chuyển một thấu kính hội tụ tiêu cự f có trục chính vuông góc với màn ảnh trong khoảng giữa vật và màn ảnh. Khi dịch chuyển tịnh tiến thấu kính dọc trục chính của nó, thì tìm được các vị trí cho ảnh rõ nét trên màn. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nếu L ≤ 4f thì có thể tìm được một vị trí cho ảnh rõ nét trên màn hình
B. Nếu L > 4f thì có thể tìm được hai vị trí cho ảnh rõ nét trên màn hình
C. Nếu L = 4f thì có thể tìm được một vị trí cho ảnh rõ nét trên màn hình
D. Nếu L ≤ 5f thì có thể tìm được hai vị trí cho ảnh rõ nét trên màn hình.
Câu 5. Đặt vật cao 2cm cách thấu kính hội tụ 16cm thu được ảnh cao 8cm. Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là
A. 8cm
B. 16cm
C. 64cm
D. 72cm
Câu 6. Đặt vật cách thấu kính hội tụ tiêu cự 5cm thu được ảnh lớn gấp 5 lần vật và ngược chiều với vật. Khoảng cách từ vật đến thấu kính là
A. 4cm
B. 25cm
C. 6cm
D. 12cm
Câu 7. Vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính và cách thấu kính một khoảng 20cm. Qua thấu kính, ảnh A’B’ của vật cao gấp 3 lần và ngược chiều với vật. Tiêu cự của thấu kính là:
A. 15cm
B. 30cm
C. -15cm
D. -30cm
----------
Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng hợp lý thuyết và bài tập vận dụng Các công thức về thấu kính môn Vật Lý 11 năm 2020, để theo dõi nhiều tài liệu tham khảo hữu ích khác vui lòng đăng nhập vào hệ thống Chúng tôi chọn chức năng xem online hoặc tải về máy!
Chúc các em học tập thật tốt!