Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm về ADN-ARN Sinh học 9 năm 2020 có đáp án

TỔNG HỢP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ AND-ARN

 SINH HỌC 9 NĂM 2020

Câu 1. Gen là một đoạn ADN

A. Mang thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin.

B. Mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định là chuỗi polipéptít hay ARN.

C. Mang thông tin di truyền.

D.Chứa các bộ 3 mã hoá các axitamin.

Câu 2. Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm vùng

A.Khởi đầu, mã hoá, kết thúc.

B. điều hoà, mã hoá, kết thúc.

C. điều hoà, vận hành, kết thúc.

D. điều hoà, vận hành, mã hoá.

Câu 3. Gen không phân mảnh có 

A. vùng mã hoá liên tục.

B. đoạn intrôn.

C. vùng không mã hoá liên tục.

D.cả exôn và intrôn.

Câu 4. Gen phân mảnh có 

A. có vùng mã hoá liên tục.

B. chỉ có đoạn intrôn.

C. vùng không mã hoá liên tục.

D. chỉ có exôn.

Câu 5. Ở sinh vật nhân thực

A. các gen có vùng mã hoá liên tục.

B. các gen không có vùng mã hoá liên tục.

C. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục.

D. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục.

Câu 6. Ở sinh vật nhân sơ

A. các gen có vùng mã hoá liên tục.

B. các gen không có vùng mã hoá liên tục.

C. phần lớn các gen có vùng mã hoá không liên tục.

D. phần lớn các gen không có vùng mã hoá liên tục.

Câu 7. Bản chất của mã di truyền là

A. một bộ ba mã hoá cho một axitamin.

B. 3 nuclêôtit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hoá cho một axitamin.

C. trình tự sắp xếp các nulêôtit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

D. các axitamin đựơc mã hoá trong gen.

Câu 8. Mã di truyền có tính thoái hoá vì

A. có nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một axitamin.

B. có nhiều axitamin được mã hoá bởi một bộ ba.

C. có nhiều bộ ba mã hoá đồng thời nhiều axitamin.

D. một bộ ba mã hoá một axitamin.

Câu 9. Mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới vì

A. phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, đư­ợc đọc một chiều liên tục từ 5’®  3’ có mã mở đầu, mã kết thúc, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động.

B. đư­ợc đọc một chiều liên tục từ 5’® 3’ có mã mở đầu, mã kết thúc mã có tính đặc hiệu.

C. phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3, mã có tính đặc hiệu, có tính linh động.

D. có mã mở đầu, mã kết thúc, phổ biến cho mọi sinh vật- đó là mã bộ 3.

Câu 10. Mã di truyền phản ánh tính đa dạng của sinh giới vì

A. có 61 bộ ba, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin, sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt  các bộ ba đã tạo ra bản mật mã TTDT đặc trư­ng cho loài.

B. sự sắp xếp theo một trình tự nghiêm ngặt các bộ ba đã tạo ra bản mật mã TTDT đặc trư­ng cho loài

C. sự sắp xếp theo nhiều cách khác nhau của các bộ ba đã tạo nhiều bản mật mã TTDT khác nhau.

D. với 4 loại nuclêôtit tạo 64 bộ mã, có thể mã hoá cho 20 loại axit amin.

Câu 11. Đặc  điểm  chung của ADN và ARN là :

A. Đều có cấu trúc một  mạch

B. Đều có cấu trúc hai mạch

C. Đều được  cấu tạo từ  các đơn phân axit amin

D. Đều là những phân tử có cấu tạo đa phân   

Câu 12. Đơn phân  cấu tạo  của phân tử ADN là :

A. A xit amin

B. Plinuclêotit

C. Nuclêotit

D. Ribônuclêôtit.

Câu 13. Các thành phần cấu tạo của mỗi Nuclêotit là:

A. Đường, axit và Prôtêin

B. Đường, bazơ nitơ và axit

C. Axit, Prôtêin và lipit

D. Lipit, đường và Prôtêin

Câu 14. Đường tham gia cấu tạo phân tử ADN là :

A. Glucôzơ

B. Xenlulôzơ

C. Đêôxiribôzơ

D. Saccarôzơ

Câu 15. ADN được cấu tạo  từ bao nhiêu  loại  đơn phân ?

A. 3 loại

B. 4 loại

C. 5 loại

D. 6 loại.

Câu 16. Các loại Nuclêotit  trong phân tử  ADN là :

A. Ađênin, uraxin, timin và guanin            

B. Uraxin, timin, Ađênin, xi tôzin và guanin

C. Guanin,xi tôzin ,timin và Ađênin

D. Uraxin,timin,xi tôzin  và Ađênin

Câu 17. Đặc điểm cấu tạo của phân tử ADN là:

A. Có một mạch pôlinuclêôtit

B.  Có hai mạch pôlinuclêôtit

C. Có ba mạch pôlinuclêôtit

D. Có một hay nhiều mạch pôlinuclêôtit

Câu 18. Từ 2 loại nu khác nhau là A và G có thể tạo ra bao nhiêu bộ ba?

A. 2.

B. 8

C. 16

D. 32

Câu 19. Có bao nhiêu bộ ba khác nhau có 3 loại nu A, G, X

A. 27           

B. 16

C. 8

D. 2

Câu 20. Với 4 loại nu khác nhau là A, T, G, X có thể tạo được bao nhiêu bộ ba chỉ có 1 nu loại A?

A. 8

B. 16

C. 27

D. 32

Câu 21. Các bộ ba kết thúc trên mạch gốc của gen có thể là:

A. ATT, ATX, AXT

B. ATT, ATG, AGT           

C. ATT, AGT, TAAXT

D. TAX, ATT, ATX

Câu 22. Axit amin mở đầu của chuỗi polipeptit ở bất kì sinh vật nhân thực nào đều là:

A. Met

B. formet

C. Trp

D. Val

Câu 23. Axit amin mở đầu của chuỗi polipeptit ở bất kì sinh vật nhân sơ nào đều là:

A. Met

B. formet

C. Trp

D. Val

Câu 24. Các nuclêôtit khác nhau ở thành phần nào?

A. Axit

B. Bazo

C. Đường

D. axit và bazo

Câu 25. Tính ổn định của ADN được giữ vững nhờ:

A. Mối liên kết H

B. Mối liên kết hoá trị

C. Liên kết hoá trị bền vững và số lượng liên kết H nhiều

D. Liên kết H bền vững và số liên kết hoá trị nhiều

ĐÁP ÁN

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

B

A

A

C

C

A

C

A

A

A

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

D

C

B

C

B

C

B

B

A

B

21

22

23

24

25

 

 

 

 

 

A

A

B

B

C

 

 

 

 

 

 

---

Trên đây là toàn bộ nội dung tài liệu Tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm về ADN-ARN Sinh học 9 năm 2020 có đáp án. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?