TỔNG HỢP CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHỦ ĐỀ QUẢ VÀ HẠT
SINH HỌC 6 NĂM 2020
Câu 1. Loại hạt nào dưới đây không chứa phôi nhũ?
A. Cau B. Lúa C. Ngô D. Lạc
Câu 2. Ở hạt đậu xanh, chất dinh dưỡng được dự trữ ở đâu?
A. Lá mầm
B. Phôi nhũ
C. Chồi mầm
Câu 3. Ở hạt ngô, bộ phận nào chiếm phần lớn trọng lượng?
A. Rễ
B. Lá mầm
C. Phôi nhũ
D. Chồi mầm
Câu 4. Phôi trong hạt gồm có bao nhiêu thành phần chính?
A. 4 B. 3 C. 5 D. 6
Câu 5. Phôi của hạt bưởi có bao nhiêu lá mầm?
A. 3 B. 1 C. 2 D. 4
Câu 6. Chất dinh dưỡng của hạt được dự trữ ở đâu?
A. Thân mầm hoặc rễ mầm
B. Phôi nhũ hoặc chồi mầm
C. Lá mầm hoặc rễ mầm
D. Lá mầm hoặc phôi nhũ
Câu 7. Bạn có thể tìm thấy phôi nhũ ở loại hạt nào dưới đây?
A. Hạt đậu đen
B. Hạt cọ
C. Hạt bí
D. Hạt cải
Câu 8. Nhóm nào dưới đây gồm những cây Hai lá mầm?
A. Cam, mít, cau, chuối, thanh long
B. Cao lương, dừa, mía, rau má, rau ngót
C. Rau dền, khoai lang, cà chua, cải thảo
D. Sen, sắn, khế, gừng, dong ta
Câu 9. Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và sâu bệnh?
A. Tất cả các phương án đưa ra.
B. Vì những hạt này có thể nảy mầm trong bất kì điều kiện nào mà không bị tác động bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài.
C. Vì những hạt này có phôi khoẻ và giữ được nguyên vẹn chất dinh dưỡng dự trữ. Đây là điều kiện cốt lõi giúp hạt có tỉ lệ nảy mầm cao và phát triển thành cây con khoẻ mạnh.
D. Vì những hạt này có khả năng ức chế hoàn toàn sâu bệnh. Mặt khác, từ mỗi hạt này có thể phát triển cho ra nhiều cây con và giúp nâng cao hiệu quả kinh tế.
Câu 10. Khi lột bỏ lớp vỏ ngoài, bạn có thể tách đôi rất dễ dàng loại hạt nào dưới đây?
A. Hạt ngô
B. Hạt lạc
C. Hạt cau
D. Hạt lúa
Câu 11: Phôi của hạt gồm
Phôi nhũ, rễ mầm, thân mầm và chồi mầm
Rễ mầm, lá mầm, chồi mầm và phôi nhũ
Phôi nhũ, thân mầm, chồi mầm
Rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm
Câu 12: Hạt của cây một lá mầm là
A. Cây mít
B. Cây nhãn
C. Cây ngô
D. Cây đậu
Câu 13: Hạt của cây 2 lá mầm là
A. Cây kê
B. Cây ngô
C. Cây lúa
D. Cây lạc
Câu 14: Hạt gồm các bộ phận
A. Vỏ, phôi, chất dinh dưỡng dự trữ.
B. Vỏ, lá mầm, chồi mầm.
C. Vỏ, phôi nhũ, chồi mầm.
D. Vỏ, thân mầm, rễ mầm.
Câu 15: Phôi của hạt gồm những bộ phận
A. Rễ mầm, thân mầm, chồi mầm.
B. Rễ mầm, chồi mầm, phôi nhũ.
C. Rễ mầm, thân mầm, lá mầm.
D. Rễ mầm, thân mầm, chồi mầm, lá mầm.
Câu 16: Trong các hạt sau, các hạt thuộc cây Một lá mầm gồm
A. Hạt mít, hạt đậu, hạt lạc.
B. Hạt cà chua, hạt ớt, hạt vừng.
C. Hạt ngô, hạt kê, hạt thóc (lúa).
D. Hạt táo, hạt bí ngô, hạt na.
Câu 17: Trong các hạt sau, các hạt thuộc cây Hai lá mầm gồm
A. Hạt nhãn, hạt đào, hạt vải.
B. Hạt cà chua, hạt đậu, hạt ngô.
C. Hạt lạc, hạt bưởi, hạt kê.
D. Hạt chanh, hạt lúa mì, hạt xoài.
Câu 18: Phôi của hạt phát triển từ?
A. Tinh trùng
B. Trứng
C. Hợp tử
D. Noãn
Câu 19. Loại quả nào dưới đây có khả năng tự phát tán?
A. Trâm bầu
B. Thông
C. Ké đầu ngựa
D. Chi chi
Câu 20. Quả trâm bầu phát tán chủ yếu theo hình thức nào?
A. Phát tán nhờ nước
B. Phát tán nhờ gió
C. Phát tán nhờ động vật
D. Tự phát tán
Câu 21. Những loại quả có khả năng tự phát tán hầu hết thuộc nhóm nào dưới đây?
A. Quả mọng
B. Quả hạch
C. Quả khô nẻ
D. Quả khô không nẻ
Câu 22. Quả cây xấu hổ có hình thức phát tán tương tự quả nào dưới đây?
A. Quả ké đầu ngựa
B. Quả cải
C. Quả chi chi
D. Quả đậu bắp
Câu 23. Những loại quả phát tán nhờ động vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Khi chín có vị ngọt hoặc bùi
B. Tất cả các phương án đưa ra
C. Khi chín có mùi thơm
D. Có lông hoặc gai móc
Câu 24. Nhóm nào gồm những quả/hạt phát tán nhờ gió?
A. Quả bông, hạt cau, quả cam, quả táo
B. Quả cải, quả ké đầu ngựa, quả bồ kết, quả dưa chuột
C. Quả trâm bầu, quả bồ công anh, hạt hoa sữa, quả chò
D. Quả chuối, quả sấu, quả nhãn, quả thìa là
Câu 25. Quả dưa hấu phát tán chủ yếu nhờ hình thức nào?
A. Phát tán nhờ nước
B. Phát tán nhờ động vật
C. Phát tán nhờ gió
D. Tự phát tán
Câu 26. Dựa vào hình thức phát tán chủ yếu, em hãy cho biết quả nào dưới đây không cùng nhóm với những quả còn lại?
A. Cải
B. Đậu Hà Lan
C. Hồng xiêm
D. Chi chi
Câu 27. Những quả và hạt phát tán nhờ gió thường có đặc điểm nào dưới đây?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Có cánh hoặc có lông
C. Nhẹ
D. Kích thước nhỏ bé
Câu 28. Phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. Hạt hoa sữa phát tán chủ yếu nhờ gió.
B. Hạt đậu xanh phát tán chủ yếu nhờ động vật.
C. Hạt thông phát tán chủ yếu nhờ nước.
D. Hạt bơ có khả năng tự phát tán.
Câu 29: Sự phát tán là gì?
A. Hiện tượng quả và hạt có thể bay đi xa nhờ gió.
B. Hiện tượng quả và hạt được mang đi xa nhờ động vật.
C. Hiện tượng quả và hạt được chuyển đi xa chỗ nó sống.
D. Hiện tượng quả và hạt có thể tự vung vãi nhiều nơi.
Câu 30: Nhóm quả và hạt nào thích nghi với cách phát tán nhờ động vật?
A. Những quả và hạt có nhiều gai hoặc có móc.
B. Những quả và hạt có túm lông hoặc có cánh.
C. Những quả và hạt làm thức ăn cho động vật.
D. Cả A và C
Câu 31: Những loại quả phát tán nhờ động vật có đặc điểm nào sau đây?
A. Khi chín có vị ngọt hoặc bùi
B. Khi chín có mùi thơm
C. Có lông hoặc gai móc
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 32: Quả chò, quả bồ công anh, hạt hoa sữa là những quả, hạt được phát tán
A. Nhờ động vật.
B. Nhờ con người.
C. Nhờ gió.
D. Cả A và B.
Câu 33: Quả và hạt phát tán nhờ động vật thường có đặc điểm nào?
A. Quả có gai, móc
B. Quả khi chín tự mở được
C. Quả hoặc hạt nhẹ, thường có cánh hoặc chùm lông
D. Tất cả đều đúng
Câu 34: Quả và hạt tự phát tán thường có đặc điểm nào?
A. Quả có gai, móc
B. Quả hoặc hạt nhẹ, thường có cánh hoặc chùm lông
C. Quả khi chín tự mở được
D. Tất cả đều đúng
Câu 35: Cây có cách phát tán hạt nào?
A. Phát tán nhờ gió
B. Phát tán nhờ động vật
C. Tự phát tán
D. Tất cả đáp án trên đều đúng
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | A | C | A | C | D | B | C | C | B |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | C | D | A | D | C | A | C | D | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
C | A | B | C | B | C | A | A | C | D |
31 | 32 | 33 | 34 | 35 |
|
|
|
|
|
D | C | A | B | D |
|
|
|
|
|
---
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: