BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM TỔNG HỢP CHỦ ĐỀ HÔ HẤP
SINH HỌC 6 NĂM 2020
Câu 1. Cây xanh hô hấp vào thời gian nào trong ngày?
A. Chỉ hô hấp vào ban đêm
B. Chỉ hô hấp vào buổi sáng
C. Hô hấp suốt ngày đêm
D. Chỉ hô hấp vào ban ngày
Câu 2. Nhóm nào dưới đây gồm những bộ phận của cây xanh xảy ra quá trình hô hấp?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Hoa, quả
C. Rễ, thân
D. Lá, củ
Câu 3. Chất nào dưới đây là sản phẩm của quá trình hô hấp ở cây xanh?
A. Nước B. Ôxi C. Tinh bột D. Vitamin
Câu 4. Trong các bộ phận ở cây xanh, quá trình hô hấp ở bộ phận nào gặp phải nhiều cản trở nhất?
A. Hoa B. Lá C. Rễ D. Thân
Câu 5. Việc làm nào dưới đây giúp cho quá trình hô hấp ở rễ cây diễn ra thuận lợi hơn?
A. Tưới nước
B. Vun xới đất
C. Bón phân
D. Phủ rơm rạ
Câu 6. Ở đối tượng nào dưới đây, hoạt động hô hấp diễn ra mạnh mẽ nhất?
A. Quả chín
B. Hoa đang nở
C. Rễ cây bị ngập nước
D. Củ bị thối rữa
Câu 7. Sản phẩm của quá trình quang hợp bao gồm
A. Khí cacbônic, hơi nước và năng lượng.
B. Khí cacbônic, tinh bột và năng lượng.
C. Khí ôxi, hơi nước và năng lượng.
D. Khí ôxi, tinh bột và hơi nước.
Câu 8. Sản phẩm của quá trình hô hấp ở thực vật chính là nguyên liệu của quá trình
A. Sinh sản.
B. Cảm ứng.
C. Thoát hơi nước.
D. Quang hợp.
Câu 9. Vì sao chúng ta không nên đặt nhiều hoa hoặc cây xanh trong phòng ngủ đóng kín cửa?
A. Vì hô hấp ở thực vật sẽ sản sinh ra nhiều khí CO, gây nguy hại đến sức khoẻ con người.
B. Vì hô hấp ở thực vật thải ra nhiều nước khiến độ ẩm không khí tăng cao, tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phát triển.
C. Vì hô hấp ở thực vật sẽ hút khí ôxi, thải khí cacbônic, khiến chúng ta bị ngạt khi ngủ, thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ, tử vong.
D. Tất cả các phương án đưa ra.
Câu 10. Chất nào dưới đây là nguyên liệu hô hấp ở thực vật?
A. Chất hữu cơ
B. Khí cacbônic
C. Ion khoáng
D. Nước
Câu 11: Tại sao trong các phòng thí nghiệm, để chứng minh có sự hô hấp người ta thường dùng nước vôi trong?
A. Khi hô hấp, khí cacbonic thải ra sẽ phản ứng làm đục nước vôi nên dễ nhận biết
B. Vì nước vôi sử dụng ít nguy hiểm
C. Vì nước vôi rẻ tiền, dễ kiếm
D. Tất cả đều đúng
Câu 12: Nhiên liệu cần cho quá trình hô hấp của thực vật là gì?
A. Năng lượng, khí cacbonic và hơi nước
B. Chất hữu cơ và khí ôxi
C. Khí oxi, khí cacbonic và hơi nước
D. Chất hữu cơ và khí cacbonic
Câu 13: Bộ phận nào của cây có thể tham gia vào hô hấp?
A. Rễ nằm dưới mặt đất nên không tham gia vào hô hấp
B. Chỉ những bộ phận nào có mầu xanh mới tham gia hô hấp
C. Thân, lá, hoa, quả, hạt
D. Rễ, thân, lá, hoa, quả hạt
Câu 14: Hãy chọn phát biểu đúng: Sơ đồ hô hấp của cây
A. Chất hữu cơ + Khí oxi ® Năng lượng + Khí cacbonic + Hơi nước
B. Năng lượng + Khí oxi ® Chất hữu cơ + Khí cacbonic + Hơi nước
C. Chất hữu cơ + Hơi nước + Khí oxi ® Năng lượng + Khí cacbonic + Khí oxi
D. Chất hữu cơ + Khí cacbonicoxi ® Năng lượng + Khí oxi + Hơi nước
Câu 15. Phần lớn nước do rễ hút vào cây được thải ra ngoài môi trường nhờ hiện tượng
A. Ra hoa, tạo quả.
B. Thoát hơi nước qua lá.
C. Hô hấp ở rễ.
D. Quang hợp ở lá.
Câu 16. Lượng nước thoát ra từ tất cả thực vật trên Trái Đất trung bình mỗi năm là
A. 55 000 tỉ tấn.
B. 45 000 tỉ tấn.
C. 75 000 tỉ tấn.
D. 95 000 tỉ tấn.
Câu 17. Thoát hơi nước ở lá có vai trò nào dưới đây?
A. Điều hoà không khí
B. Giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời
C. Giúp vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 18. Quá trình thoát hơi nước sẽ diễn ra mạnh mẽ trong điều kiện nào sau đây?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Thời tiết nắng nóng
C. Không khí khô hanh
D. Có gió thổi mạnh
Câu 19. Khi đưa cây đi trồng nơi khác, để tránh cho cây không bị mất nước, người ta thường làm gì?
A. Nhúng ngập cây vào nước
B. Tỉa bớt lá
C. Cắt ngắn rễ
D. Tưới đẫm nước cho cây
Câu 20. Quá trình thoát hơi nước diễn ra chủ yếu ở bộ phận nào của cây?
A. Quả B. Rễ C. Lá D. Thân
Câu 21. Ở thực vật, thoát hơi nước thường diễn ra chủ yếu ở
A. Mặt dưới của lá.
B. Mặt trên của lá.
C. Lông hút ở rễ.
D. Miền chóp rễ.
Câu 22. Ở cây nào dưới đây, thoát hơi nước chỉ diễn ra ở mặt trên của lá?
A. Thược dược B. Ngô C. Lúa D. Nong tằm
Câu 23. Phần lớn nước thất thoát ra ngoài môi trường qua bộ phận nào của lá?
A. Mép lá B. Gân lá C. Lỗ khí D. Lớp cutin
Câu 24. Cây nào dưới đây thường chỉ thoát hơi nước vào ban đêm?
A. Mồng tơi B. Xương rồng C. Đậu xanh D. Cải ngồng
Câu 25: Sự thoát hơi nước ở lá biểu hiện qua
A. Hơi nước từ trong cây thoát ra qua các lỗ khí làm lượng hơi nước trong cây mất đi, nếu không tưới kịp cây sẽ héo
B. Sự vận chuyển nước trong thân
C. Sự hút nước trong đất vào rễ qua các lông hút
D. Tất cả đều đúng
Câu 26: Khi đánh cây bộ rễ bị tổn thương, lúc mới trồng rễ chưa hồi phục nên chưa thể hút nước đế bù vào lượng nước vẫn bị thoát qua lá. Lúc đó nếu để nhiều lá, cây bị mất quá nhiều nước sẽ héo và rất dễ chết. Vì vậy, khi đánh cây đi trồng nơi khác, người ta phải
A. Chọn ngày râm mát, tỉa bớt lá giảm bớt sự mất nước do thoát hơi qua lá
B. Chọn ngày râm mát rồi mang cây đi trồng
C. Chọn ngày nắng, tỉa bớt là hoặc ngọn nhằm giảm bớt sự mất nước do thoát hơi qua lá
D. Chọn ngày râm mát, tỉa bớt lá hoặc ngọn nhằm giảm bớt sự mất nước do thoát hơi qua lá
Câu 27: Phần lớn nước vào cây được sử dụng làm gì?
A. Được mạch gỗ vận chuyển đi nuôi cây
B. Dùng để chế tạo chất dinh dưỡng cho cây
C. Được thải ra môi trường
D. Dùng cho quá trình quang hợp
Câu 28: Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá?
A. Ánh sáng, diệp lục
B. Độ ẩm của không khí
C. Ánh sáng, nhiệt độ
D. Cả A và B
ĐÁP ÁN
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
C | A | A | C | B | A | A | D | C | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
D | B | D | A | B | A | D | A | B | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 |
|
|
A | D | C | B | D | A | C | D |
|
|
---
Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm các tài liệu cùng chuyên mục: