Tổng hợp các công thức phần ADN - Phiên mã - Dịch mã Sinh học 12

TỔNG HỢP CÔNG THỨC PHẦN ADN - PHIÊN MÃ - DỊCH MÃ

A. LÝ THUYẾT

1)Đơn vị tính:

-1mm = 10^7Å

-1μm = 10^4 Å

-1nm = 10 Å

-Khối lượng của 1 Nu = 300 đvc = 1 RibôNu

-Khối lượng của 1 AA = 110 đvc

-Chiều dài của 1 AA = 3Å

2)Công thức tính số lượng Nu từng loại của Gen:

Gọi tổng số Nu của 1 Gen là N, mạch mã gốc là mạch 1, mạch bổ sung là mạc 2:

-A1 = T2; G1 = X2; T1 = A2; X1 = G2;

-A1+T1+G1+X1 = A2+T2+G2+X2 = N/2

-A = T = A1 + A2 = T1 + T2 = A1 + T2 = A2 + T1…

-G = X = G1 + X2 + G2 + X1 = G1 + G2 = X1 + X2…

3)Công thức tính tổng Nu của Gen:

-N = A+T+G+X

-N = 2A + 2G = 2T + 2X

4)Công thức tính % từng loại Nu của Gen:

- A% + T% +G% + X% = 100%

- A% + G% = T% + X% = 50%

- A% = T% = (A1%+A2%)/2 = (T1%+T2%)/2

G% = X% = (G1%+G2%)/2 = (X1%+X2%)/2

5)Công thức tính tổng số Ribô-Nu của ARN

rN = rA + rU + rG + rX

6)Công thức tính số lượng từng loại Nu của Gen so với mARN:

A = T = rA + rU

G = X = rG + rX

7)Công thức tính số lượng Ribô-nu từng loại của mARN so với mạch đơn của Gen:

rA = T1

rU = A1

rG = X1

rX = G1

8)Công thức tính % từng loại Ribô-Nu của mARN so với mạch đơn của Gen:

rA% = T1%

rU% = A1%

rG% = X1%

rX% = G1%

rA% =( rA/rN)*100%

9)Công thức tính % từng loại Nu của Gen so với mARN:

A% = T% = (rA% + rU%)/2

G% = X% = (rG% + rX%)/2

10)Công thức tính số vòng xoắn của Gen:

C= N/20 = L/34 (Å)

11)Công thức tính chiều dài của Gen: L = 3,4 * (N/2)

12)Công thức tính khối lượng phân tử của Gen: M = 300*N

13)Công thức tính liên kết hoá trị của Gen:

Tổng số LKHT của gen = N+[(N/2)-1]*2 = (N-1)*2

14)Công thức tính số liên kết Hidrô của Gen: H = 2A + 3G

15)Công thức tính số Gen con tạo ra khi 1 Gen nhân đôi n lần:

Số Gen con tạo ra = 2^n

-Lưu ý:

+N của 1 Gen con = N của 1 Gen mẹ

+A của 1 Gen con = A của 1 Gen mẹ

+LKHT của 1 Gen con = LKHT của 1 Gen mẹ

+LK Hidro của 1 Gen con = LK Hidro của 1 Gen mẹ

16)Công thức tính tổng số Nu môi trường nội bào cung cấp khi 1 Gen nhân đôi n lần:

Nmt = N *(2^n – 1)

17)Công thức tính số Nu từng loại MTNB cung cấp khi 1 Gen nhân đôi n lần:

Amt = Tmt = A*(2^n – 1)

Gmt = Xmt = G*(2^n – 1)

18)Công thức tính LK Hidro bị phá vỡ khi 1 Gen nhân đôi n lần:

Tổng LKH bị phá vỡ = H*(2^n – 1)

19)Công thức tính LK Hidro hình thành khi 1 Gen nhân đôi n lần

H hình thành = H*2^n

20)Công thức tính số LKHT hình thành giữa các Nu khi 1 Gen nhân đôi n lần:

LKHT hình thành = (N – 2) * (2^n – 1)

21)Công thức tính số LKHT hình thành khi 1 Gen nhân đôi n lần:

LKHT hình thành = 2*(N - 1) * (2^n – 1)

22)Công thức tính số AA của 1 Prôtêin:

Số AA của 1 Prô = (rN/3) – 2 = (N/2*3) – 2 = Số AA MTNB cung cấp cho quá trình tổng hợp 1 Prôtêin

23)Công thức tính số AA MTNB cung cấp khi tổng hợp 1 Prôtêin:

Số AA của MTCC = (rN/3) – 1 = (N/2*3) – 1

25)Công thức tính số LK Peptit của 1 Prôtêin:

Số LK Peptit = Số AA MTNB cung cấp cho quá trình tổng hợp Prôtêin

26)Công thức tính số phân tử nước giải phóng khi tổng hợp 1 Prôtêin:

Số phân tử nước = Số AA MTNB cung cấp cho tổng hợp 1 Prôtêin – 1

27)Công thức tính vận tốc trượt của Riboxôm trên mARN khi tổng hợp 1 Prôtêin:

Vận tốc (Å/s) = LmARN/t (Chiều dài mARN chia cho thời gian 1 Riboxôm trượt qua hết 1 mARN)

B. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Câu 1. Alen D của một gen có 3600 liên kết hiđrô và số nuclêôtit loại ađênin (A) chiếm 30% tổng số nuclêôtit của gen. Alen D bị đột biến thay thế A-T thành cặp G-X tạo thành alen d. Tế bào chứa cặp gen Dd có số lượng nuclêôtit từng loại là:

A. A = T = 1799; G = X = 1201.

B. A = T = 1798; G = X = 1202.

C. A = T = 1200; G = X = 1800.

D. A = T =1199; G = X = 1801.

Hướng dẫn giải

Alen D:

- H = 2A + 3G = 3600.

- A = 0,3N ; G = 0,2N

→ 0,6N + 0,6N = 3600 -> N = 3000

→ A= 900; G= 600.

Alen D bị đột biến thay thế cặp A-T bằng cặp G-X thành alen d:

→ A= 899; G= 601.

Cặp gen Dd: A= 900+899 = 1799; G= 600+601 = 1201.

→ Đáp án A.

Câu 2. Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau: A = 20%; G = 35%; T = 20%. Axit nuclêic này là:

A. ADN có cấu trúc mạch đơn.

B. ARN có cấu trúc mạch đơn.

C. ARN có cấu trúc mạch kép.

D. ADN có cấu trúc mạch kép.

Hướng dẫn giải

Axit nucleic có các loại nu A, T, G, X -> ADN.

A= 20%, T= 20%, G= 35% -> X= 25%.

→ Cặp nu bổ sung có tỉ lệ khác nhau (G khác X) -> mạch đơn

→ Đáp án A.

Câu 3. Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 510 nm. Trong đó hiệu bình phương tỉ lệ phần trăm hai loại nuclêôtit bằng 10%. Biết (A+T)>(G+X), khi tế bào phân chia 1 lần môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại cho gen trên nhân đôi?

A. A=T= 900. G=X= 600.

B. A=T= 1050. G=X= 450.

C. A=T= 450. G=X= 1050.

D. A=T= 600. G=X= 900.

Hướng dẫn giải

 L= 510 nm = 5100 Ao -> N= 3000.

%A+%G = 0,5 ; %A^2 - %G^2 = 0,1

→ %A^2 – (0,5-%A)^2 = 0,1

→ %A= 0,35 ; %G=0, 15.

→ A=T= 1050 ; G=X= 450.

Số nu môi trường nội bào cung cấp cho gen phân chia 1 lần = Số nu của gen

→ Đáp án B.

Câu 4. Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA... 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 7 làm thay đổi codon này thành codon khác?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Hướng dẫn giải

Mạch gốc: 3’ TAX TTX AAA 5’

mARN: 5’ AUG AAG UUU 3’

Nucleotit ở vị trí thứ 7 là nucleotit đầu tiên thuộc codon thứ 3: UUU.

→ Có 3 trường hợp thay đổi thành codon khác: AUU, GUU, XUU.

→ Đáp án C

{-- Nội dung đề và đáp án từ câu 5-11 các em vui lòng xem ở phần xem online hoặc Tải về--}

Trên đây là trích dẫn một phần nội dung tài liệu Tổng hợp các công thức phần ADN - Phiên mã - Dịch mã Sinh học 12. Để xem toàn bộ nội dung các em đăng nhập vào trang Chúng tôi để tải tài liệu về máy tính.

Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em học sinh ôn tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?