Tập làm văn: Kết bài trong bài văn kể chuyện

Qua bài giảng Tập làm văn: Kết bài trong bài văn kể chuyện, giúp các em biết cách nhận diện hai cách kết bài: kết  bài mở rộng và  kết  bài không mở rộng của một câu chuyện. Đồng thời, biết viết phần kết bài của một câu chuyện theo hai cách vừa được học.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nhận xét

Câu 1: Đọc lại truyện Ông Trạng thả diều.

Câu 2: Tìm đoạn kết bài của truyện.

  • Đoạn kết của truyện này: Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé thả diều đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là ông Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

Câu 3Thêm vào cuối truyện một lời đánh giá, nhận xét làm đoạn kết bài.

M: Câu chuyện này giúp em thấm thía hơn lời khuyên của người xưa. "Có chí thì nên". Ai nỗ lực vươn lên, người ấy sẽ đạt được điều mình mong ước.

Gợi ý:

  • Đọc truyện Ông Trạng thả diều này, em càng thấm thía hơn lời khuyên từ câu tục ngữ: “Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững”.

Câu 4: So sánh 2 cách kết bài nói trên

Gợi ý:

  • Cách kết bài ở câu truyện: chỉ nêu kết cục của câu chuyện. (Cách kết bài không mở rộng)
  • Cách kết bài sau: sau khi nêu kết cục của câu chuyện, còn có lời bình luận thêm. (Cách kết bài mở rộng)

1.2. Ghi nhớ

  • Có hai cách kết bài: 
    • Kết bài mở rộng: nêu ý nghĩa hoặc đưa ra lười bình luận về câu chuyện.
    • Kết bài không mở rộng: chỉ cho biết kết cục của câu chuyện, không bình luận gì thêm.

1.3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1 (trang 122-123 sgk Tiếng Việt 4): Sau đây là một số kết bài của truyện Rùa và thỏ. Em hãy cho biết được những kết bài theo cách nào.

a) Lúc sực nhớ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên, thỏ thấy rùa đã gần tới đích, bèn vắt chân lên cổ mà chạy. Nhưng muộn mất rồi. Rùa đã tới đích trước nó.

b) Câu chuyện Rùa và thỏ là lời nhắc nhở nghiêm khắc đối với những ai hay ỷ vào sức mình mà chủ quan, biếng nhác.

c) Đó là toàn bộ câu chuyện chú thỏ hợm hĩnh phải nếm mùi thất bại trước anh rùa có quyết tâm cao.

d) Nghe xong câu chuyện cô giáo kể, ai cũng tự nhủ : không bao giờ được lơ là trong học tập và rèn luyện bản thân.

e) Cho đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại chuyện chạy thi với rùa, tôi vẫn đỏ mặt vì xấu hổ. Mong sao đừng ai mắc bệnh chủ quan, hợm hĩnh như thỏ tôi ngày nào.

Gợi ý:

a. Kết bài không mở rộng

b. Kết bài mở rộng

c. Kết bài mở rộng

d. Kết bài mở rộng

e. Kết bài mở rộng

Câu 2 (trang 122-123 sgk Tiếng Việt 4): Tìm phần kết bài của các truyện sau. Cho biết đó là những kết bài theo cách nào.

a) Một người chính trực

b) Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca

Gợi ý:

  • Phần kết bài của các truyện

a. Một người chính trực: Tô Hiến Thành tâu: “Nếu Thái hậu hỏi người hầu hạ giỏi thì thần xin cử Vũ Tán Đường, còn hỏi người tài ba giúp nước, thần xin cử Trần Trung Tá". ⇒ Kết bài không mở rộng.

b. Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca: Nhưng An-đrây-ca không nghĩ như vậy. Cả đêm đó, em ngồi nức nở dưới gốc cây táo do tay ông vun trồng. Mãi sau này khi đã lớn, em vẫn luôn tự dằn vặt: “Giá mình mua thuốc về kịp thì ông còn sống thêm được ít năm nữa ⇒ Kết bài không mở rộng.

Câu 3 (trang 123 sgk Tiếng Việt 4): Viết kết bài của truyện: Một người chính trực hoặc Nỗi dằn vặt của An- đrây-ca theo cách kết bài mở rộng.

Gợi ý:

  • Trải qua năm tháng, tên tuổi của Tô Hiến Thành vẫn sáng ngời trong sử sách của dân tộc như một tấm gương sáng về tính trung thực để mọi người noi theo.
  • Thông qua bài giảng Tập làm văn: Kết bài trong bài văn kể chuyện, các em cần nắm được:
    • Hiểu được có hai cách kết bài: kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng.
    • Biết nhận diện, viết được kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng cho một bài văn kể chuyện.
  • Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài giảng Luyện từ và câu: Tính từ (tiếp theo) để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?