Tập đọc: Tre Việt Nam

Qua bài giảng Tập đọc: Tre Việt Nam, giúp các em rèn kĩ năng đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng, phù hợp với nội dung cảm xúc và nhịp điệu của các câu thơ, đoạn thơ. Đồng thời, hiểu ý nghĩa kết hợp với việc học thuộc lòng bài thơ.    

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hướng dẫn luyện đọc

a. Luyện đọc

  • Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ.
  • Toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, cảm hứng ngợi ca.
    • Đoạn 1: Giọng đọc chậm, sâu lắng, gợi suy nghĩ, liên tưởng, nghỉ hơi ngân dài sau dấu chấm lửng ở dòng thơ thứ 3.
    • Đoạn 2, 3: Giọng đọc sảng khoái.
    • Đoạn 4: Ngắt nhịp đều đặn ở các dấu phẩy, tạo âm hưởng nối tiếp, dấu luyến như trong bản nhạc.
  • Đọc đúng các tiếng, từ, câu khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.
    • Từ ngữ, tiếng khó
      • Lưng trần
      • Lạ thường
      • Nòi tre
      • Nắng nỏ
      • Vươn mình
      • Chắt
      • Bão bùng
      • Khuất mình
      • Gầy guộc
      • Tre xanh
      • Bao giờ
      • Lũy thành
      • Bão bùng
      • Nắng nỏ trời xanh
    • Câu khó

Tre xanh,

Xanh tự bao giờ

Chuyện ngày xưa…đã có bờ tre xanh

Yêu nhiều nắng nỏ / trời xanh

Tre xanh / không đứng khuất mình bóng râm.

Bão bùng / thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu / tre gần nhau thêm.

Thương nhau /, tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên / hỡi người.

Chẳng may thân gãy / cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc / truyền đời cho măng

Mai sau,

Mai sau,

Mai sau,

Đất xanh / tre mãi / xanh màu tre xanh.

  • Đọc diễn cảm
    • Đọc diễn cảm toàn bài, phù hợp với nội dung, cảm xúc.
    • Nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm: Tự, không đứng khuất mình, bão bùng, ôm, níu, chẳng ở riêng, vẫn nguyên cái gốc, đâu chịu, nhọn như chong lạ thường, dáng thẳng thân tròn, nhường, lạ, đâu...

b. Đọc – hiểu

  • Giải nghĩa từ
    • Hiểu ý nghĩa của các từ ngữ khó trong bài
      • Lũy thành: Bờ cao. Thường đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch đá để bảo vệ khu vực bên trong (Lũy tre: hàng tre trồng rất dày, làm thành rào bảo vệ)
      • Nhường: Để cho người khác được hưởng những quyền lợi mà mình đang hưởng hoặc lẽ ra mình được hưởng.
  • Bố cục
    • Chia làm 4 đoạn
      • Đoạn 1. Từ đầu…”bờ  tre xanh”
      • Đoạn 2. "Yêu nhiều”…”hỡi người”
      • Đoạn 3. “Chẳng may”…”gì lạ đâu”
      • Đoạn 4. “Mai sau”…”tre xanh”
  • Nội dung
    • Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam.
    • Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: Giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 1 (trang 42 sgk Tiếng Việt 4): Những hình ảnh nào của tre gợi lên những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam:

a) Cần cù

b) Đoàn kết

c) Ngay thẳng

Phẩm chất

Hình ảnh cụ thể

Cần cù

 

Ở đâu tre cũng xanh tươi

Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

Rễ siêng không ngại đất nghèo

Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù.

Đoàn kết

 

Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm

Thương nhau tre chẳng ở riêng

Lũy thành từ đó mà nên hỡi người

 

Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con

Ngay thẳng

 

Tre xanh không đứng khuất mình

 

Chẳng may thân gãy cành rơi

Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng

 

Nòi tre đâu chịu mọc cong.

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường.

Câu 2 (trang 42 sgk Tiếng Việt 4): Em thích những hình ảnh nào về cây tre và búp măng non?

* Những hình ảnh nói về cây tre và búp măng trong bài thơ đều rất thích. Bởi mỗi hình ảnh của tre hay búp măng đều chứa đựng những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam.

  • Đó là sự cần cù trong lao động, chịu thương chịu khó

"Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh"

  •  Đó là tình thương yêu bao la giũa người với người. Biết yêu thương, đùm bọc nhau

"Bão bùng thân bọc lấy thân

Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm",

  • Hay cúng có thể là đức hi sinh, nhường nhịn. Mo tre bao quanh cây măng như chiếc áo mà cha mẹ che cho con

"Lưng trần phơi nắng phơi sương

Có manh áo cộc, tre nhường cho con"

  • Từ khi còn là măng non đã có dáng khỏe khoắn, tính cách ngay thẳng, bất khuất

"Nòi tre đâu chịu mọc cong

Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường".

  • Thông qua bài giảng Tập đọc: Tre Việt Nam, các em cần nắm và rèn luyện được những nội dung kiến thức, kĩ năng trọng tâm và cơ bản nhất như:
    • Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng, phù hợp với nội dung cảm xúc (ca ngợi cây tre Việt Nam) và nhịp điệu của các câu thơ, đoạn thơ.
    • Đọc đúng các tiếng: Nắng nỏ trời xanh, khuất mình, bão bùng...
    • Hiểu ý nghĩa của bài
      • Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam.
      • Qua hình tựơng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: Giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực.
    • Hiểu nghĩa những từ ngữ: Luỹ thành, nhường
    • Học thuộc lòng bài thơ.
  • Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài giảng
    Tập làm văn: Cốt truyện để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?