Luyện từ và câu: Từ ghép và từ láy

Qua bài giảng Luyện từ và câu: Từ ghép và từ láy, giúp các em thấy được 2 cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt. Đồng thời biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy, tìm được các từ ghép và từ láy đơn giản, tập đặt câu với các từ đó.  

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nhận xét

Câu hỏi. Cấu tạo của những từ phức được in đậm trong các câu thơ sau có gì khác nhau?

Tôi nghe truyện cổ thầm thì

Lời ông cha dạy cũng vì đời sau.

Lâm Thị Mỹ Dạ

Thuyền ta chầm chậm vào

Ba Bể Núi dựng cheo leo, hồ lặng im

Lá rừng với gió ngân se sẽ

Họa tiếng lòng ta với tiếng chim.

Hoàng Trung Thông

  • Gợi ý
    • Từ phức nào do những tiếng có nghĩa tạo thành?
    • Từ phức nào do những tiếng có âm đầu hoặc vần lặp lại nhau tạo thành?

Gợi ý làm bài

  • Những từ phức do các tiếng có nghĩa tạo thành:
    • Các từ phức
      • "Truyện cổ", "ông cha", "đời sau" do các tiếng có nghĩa tạo thành.
        • Truyện + cổ
        • Ông + cha.
      • Từ phức: "thầm thì" do các tiếng lặp lại âm đầu (th) tạo thành.
      • Từ phức: "lặng im" do hai tiếng có nghĩa (lặng + im) tạo thành.
  • Những từ phức do những tiếng có âm đầu hoặc vần lặp lại nhau tạo thành:
    • Ba từ phức: "chầm chậm", "cheo leo", "se sẽ"  do những tiếng có âm đầu, vần hoặc cả âm đầu lẫn vần lặp lại nhau tạo thành:
      • Từ "cheo leo", hai tiếng "cheo""leo" có vần "eo" lặp lại.
      • Các từ "chầm chậm", "se sẽ" lặp lại cả âm đầu và vần.

1.2. Ghi nhớ

  • Có hai cách chính để tạo từ phức là:
    • Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là từ ghép.
      • Ví dụ: tình thương, thương mến
    • Phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là các từ láy.
      • Ví dụ: săn sóc, khóe léo, luôn luôn

1.3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1 (trang 39 sgk Tiếng Việt 4): Hãy sắp xếp các từ phức được gạch dưới trong những câu dưới đây thành hai loại: Từ ghép và từ láy.

a)

Nhân dân ghi nhớ công ơn Chử Đổng Tử, lập đền thờ ở nhiều nơi bên sông Hồng. Cũng từ đó hàng năm, suốt mấy tháng mùa xuân cả một vùng bờ bãi sông Hồng lại nô nức làm lễ, mở hội để tưởng nhớ ông.

Theo Hoàng Lê

b)

Dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn. Rồi tre lớn lên, cứng cápdẻo daivững chắc. Tre trông thanh cao giản di, chí khí như người.

Thép Mới

 

  • Nắm được những đặc điểm cơ bản sau, em sẽ có cơ sở để phân loại từ ghép và từ láy:
    • Từ ghép là từ cả hai tiếng đều có nghĩa kết hợp lại tạo nên một nghĩa mới
    • Từ láy là từ có thể cả hai thành tố đều không có nghĩa hoặc một trong hai thành tố không có nghĩa, chúng lặp lại âm đầu hay phần vần hoặc cả tiếng.

Từ loại

Câu a

Câu b

Từ ghép

nhân dân, ghi nhớ, công ơn, đền thờ, mùa xuân, tưởng nhó, bờ bãi

dẻo dai, vững chắc, thanh ao, giản dị, chí khí

Từ láy

nô nức

mộc mạc, cứng cáp, nhũn nhặn

Câu 2 (trang 40 sgk Tiếng Việt 4): Tìm từ ghép từ láy chứa những tiếng sau:

a) Ngay

b) Thẳng

c) Thật

Chứa tiếng

Từ ghép

Từ láy

Ngay

ngay thẳng, ngay thật, ngay lưng, ngay lập tức

ngay ngắn, ngay ngáy

Thẳng

thăng tắp, thẳng tuột, thẳng đứng , thẳng tuột, thẳng tay

thẳng thắn, thẳng thớm

Thật

ngay thật, chân thật, thật lòng , thành thật

thật thà

  • Thông qua bài giảng Luyện từ và câu: từ ghép và từ láy, các em cần nắm và rèn luyện được những nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản và trọng tâm nhất như:
    • Nắm được 2 cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt
      • Ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau.
      • Phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau.
    • Bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy, tìm được các từ ghép và từ láy đơn giản, tập đặt câu với các từ đó.
    • Giáo dục các em có ý thức sử dụng đúng nghĩa của từ ghép, từ láy trong giao tiếp tiếng Việt.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Kể chuyện: Một nhà thơ chân chính để chuẩn bị thật tốt cho tiết thực hành kể chuyện tiếp theo.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?