Bài học
-
Qua bài giảng Tập đọc: Một người chính trực, giúp các em rèn kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát được toàn bài. Đồng thời, biết cách đọc diễn cảm, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung, nhân vật.
-
Qua bài giảng Chính tả: Nhớ - viết: Truyện cổ nước mình, giúp các em nhớ - viết lại chính xác 14 dòng đầu của bài thơ “Truyện cổ nước mình”, không mắc quá 5 lỗi trong bài. Làm đúng bài tập chính tả phân biệt các âm đầu r/ d/gi, hoặc ân/âng. Đồng thời, giáo dục học sinh có tính cẩn thận khi viết.
-
Qua bài giảng Luyện từ và câu: Từ ghép và từ láy, giúp các em thấy được 2 cách chính cấu tạo từ phức của tiếng Việt. Đồng thời biết vận dụng kiến thức đã học để phân biệt từ ghép với từ láy, tìm được các từ ghép và từ láy đơn giản, tập đặt câu với các từ đó.
-
Qua bài giảng Kể chuyện: Một nhà thơ chân chính, giúp các em rèn luyện kĩ năng kể chuyện một cách tự nhiên, phối hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Hiểu được ý nghĩa của truyện. Đồng thời, biết đánh giá, nhận xét bạn kể chuyện.
-
Qua bài giảng Tập đọc: Tre Việt Nam, giúp các em rèn kĩ năng đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Ngắt, nghỉ hơi đúng, phù hợp với nội dung cảm xúc và nhịp điệu của các câu thơ, đoạn thơ. Đồng thời, hiểu ý nghĩa kết hợp với việc học thuộc lòng bài thơ.
-
Qua bài giảng Tập làm văn: Cốt truyện, giúp các em nắm được thế nào là cốt truyện và ba phần cơ bản của cốt truyện. Đồng thời, bước đầu biết vận dụng kiến thức đã học để sắp xếp lại các sự việc chính của một câu truyện, tạo thành cốt truyện.
-
Qua bài giảng Luyện từ và câu: Luyện tập về từ ghép và từ láy, giúp các em nhận diện được từ ghép và từ láy trong câu văn, đoạn văn. Đồng thời, xác định được mô hình cấu tạo của từ ghép và từ láy.
-
Qua bài giảng Tập làm văn: Luyện tập xây dựng cốt truyện, giúp các em thực hành tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện.
-
Qua bài giảng tập đọc Những hạt thóc giống, giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc lưu loát toàn bài. Đọc phân biệt lời nhân vật (chú bé mồ côi, nhà vua) với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu câu kể và câu hỏi. Hiểu các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của câu chuyện. Đồng thời, hiểu được ý nghĩa của câu chuyện.
-
Qua bài giảng chính tả Nghe - viết Những hạt thóc giống, giúp các em nghe - viết đúng, đẹp đoạn từ: "Lúc ấy"..."ông Vua hiền minh" trong bài thơ "Những hạt thóc giống". Đồng thời, bài giảng còn hỗ trợ kiến thức, kĩ năng cho các em làm đúng các bài tập chính tả phân biệt l/n, en/eng.
-
Qua bài giảng Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng, giúp các em mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Trung thực - Tự trọng. Đồng thời, giúp các em hiểu nghĩa cũng như biết cách đặt câu với những từ này.
-
Qua bài giảng Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc, giúp các em rèn luyện kĩ năng kể lại được bằng lời một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung về tính trung thực. Đồng thời, hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện em và bạn kể.
-
Qua bài giảng Tập đọc: Gà Trống và Cáo, giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài thơ. Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm, thể hiện được tâm trạng và tính cách các nhân vật. Đồng thời, hiểu được nội dung, ý nghĩa bài thơ "Gà Trống và Cáo".
-
Dựa trên kết quả của tiết Tập làm văn: Viết thư đã học, ở tiết Tập làm văn: Viết thư (kiểm tra viết) này, các em viết được một lá thư hoàn chỉnh với nội dung: Thăm hỏi, chúc mừng, chia buồn, bày tỏ tình cảm chân thành theo đúng thể thức 3 phần (đầu thư, phần chính, kết thúc thư).
-
Thông qua bài giảng Luyện từ và câu: Danh từ, giúp các em hiểu được danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị ). Đồng thời, biết cách đặt câu với danh từ.
-
Qua bài giảng Tập làm văn: Đoạn văn trong bài văn kể chuyện, giúp các em biết cách xây dựng sự việc để tạo thành bài văn kể chuyện. Đồng thời, bước đầu hoàn thiện kỹ năng viết đoạn văn trong bài văn kể chuyện cho các em.
-
Bài giảng Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát. Bước đầu biết đọc diễn cảm một câu chuyện kể về tình cảm yêu thương sâu sắc của An-đrây-ca đối với người ông của mình.
-
Qua bài giảng chính tả Nghe - viết Người viết truyện thật thà, giúp các em nghe - viết đúng, đẹp truyện ngắn Người viết truyện thật thà (Theo Nguyễn Đình Chính). Đồng thời, bài giảng còn hỗ trợ kiến thức, kĩ năng cho các em làm đúng các bài tập chính tả phát hiện và sửa lỗi nhầm lẫn s/x và dấu hỏi/dấu ngã.
-
Thông qua bài giảng Luyện từ và câu: Danh từ chung và danh từ riêng, giúp các em hiểu được khái niệm danh từ chung và danh từ riêng. Đồng thời, các em cũng sẽ nắm được quy tắc viết các danh từ chung và riêng cho đúng chính tả.
-
Qua bài giảng Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc, giúp các em rèn luyện kĩ năng kể lại được bằng lời một câu chuyện đã nghe, đã đọc có nội dung về lòng tự trọng. Đồng thời, hiểu được ý nghĩa, nội dung những câu chuyện em và bạn kể.
-
Qua bài giảng Tập đọc: Chị em tôi, giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc lưu loát toàn bài. Ngoài ra, các em biết đọc diễn cảm một câu chuyện và hiểu được ý nghĩa của câu chuyện khuyên mọi người đừng nói dối.
-
Qua bài giảng Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng, giúp các em mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm: Trung thực - Tự trọng. Đồng thời, các em cũng sẽ biết thêm những nghĩa của các từ vựng mới, từ đó vận dụng vào nói hoặc viết cho chính xác và đạt hiệu quả diễn đạt cao.
-
Qua bài giảng Tập làm văn: Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện, giúp các em biết xây dựng, phát triển các sự việc để tạo thành bài văn kể chuyện hoàn chỉnh.