Tập đọc: Cửa Tùng

Bài giảng  Cửa Tùng giúp các em rèn luyện kĩ năng đọc trôi chảy, lưu loát một bài văn. Bước đầu biết đọc diễn cảm một bài văn có nội dung: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng, một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hướng dẫn đọc Cửa Tùng

  • Chú ý các từ khó:
    • Bến Hải: sông chảy qua tỉnh Quảng Trị.
    • Hiền Lương: cầu bắc qua sông Bến Hải.
    • Đồi mồi: một loại rùa biển, mai có vân đẹp.
    • Bạch Kim: kim loại màu, màu trắng; nghĩa trong bài: màu trắng sáng.
  • Nội dung: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng, một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Cửa Tùng

Câu 1 (trang 110 sgk Tiếng Việt 3): Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp?

Gợi ý: 

  • Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải thật là đẹp: đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh của lũy tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.

Câu 2 (trang 110 sgk Tiếng Việt 3): Em hiểu thế nào là "Bà Chúa của các bãi tắm"?

Gợi ý:

  • Hình ảnh "Bà Chúa của các bãi tắm" có ý nói: bãi cát ở Cửa Tùng là một bãi tắm đẹp nhất trong các bãi tắm.

Câu 3 (trang 110 sgk Tiếng Việt 3): Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt?

Gợi ý:

  • Sắc màu của nước biển Cửa Tùng có điểm đặc biệt là một ngày có ba lần thay đổi: sáng, mặt biển nhuộm màu hồng nhạt; trưa, nước biển xanh lơ và chiều, nước biển có màu xanh lục.

Câu 4 (trang 110 sgk Tiếng Việt 3): Người xưa so sánh bờ biển Cửa Tùng với cái gì?

Gợi ý:

  • Người xưa so sánh bãi biển Cửa Tùng với chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển.
  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Cách đọc lưu loát toàn bài với giọng đọc diễn cảm. 
    • Hiểu được các từ ngữ khó trong bài.
    • Nắm được những ý chính của bài: Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng, một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học Chính tả Nghe - viết: Vàm Cỏ Đông và Phân biệt it/uyt, d/gi/r, dấu hỏi/ dấu ngã để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?