Chính tả Nghe - viết: Cảnh đẹp non sông và Phân biệt tr/ch, at/ac

Bài giảng Chính tả Nghe - viết: Cảnh đẹp non sông sẽ giúp các em nghe viết đúng và đẹp. Đồng thời, các em cũng sẽ biết cách vận dụng những kiến thức đã học để làm đúng các bài tập chính tả: phân biệt tr/ch, at/ac.

Tóm tắt lý thuyết

Câu 1 (trang 101 sgk Tiếng Việt 3): Nghe - viết: Cảnh đẹp non sông (từ Đường vô xứ Nghệ... đến hết).

? - Tìm các tên riêng trong bài chính tả.

  - Nhận xét về cách trình bày các câu ca dao:

    + Dòng 6 chữ bắt đầu viết từ đâu?

    + Dòng 8 chữ bắt đầu viết từ đâu?

    + Hai dòng cuối bài chính tả được trình bày thế nào?

Gợi ý:

  • Trong bài chính tả có các tên riêng như: Nghệ, Hải Vân, Hòn Hồng, Hàn, Nhà Bè, Gia Định, Đồng Nai, Tháp Mười.
  • Nhận xét về cách trình bày các câu ca dao:
    • Dòng 6 chữ bắt đầu viết từ ô thứ 2.
    • Dòng 8 chữ bắt đầu viết từ ô đầu tiên.
    • Hai dòng cuối bài chính tả đều viết cách lề 1 ô li.

Câu 2 (trang 101 sgk Tiếng Việt 3): Tìm các từ:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau:

- Loại cây có quả kết thành nải, thành buồng.

- Làm cho người khỏi bệnh.

- Cùng nghĩa với nhìn.

b) Chứa tiếng có vần at hoặc ac, có nghĩa như sau:

- Mang vật nặng trên vai.

- Có cảm giác cần uống nước.

- Dòng nước tự nhiên từ trên cao đổ xuống thấp.

Gợi ý:

a) Chứa tiếng bắt đầu bằng tr hoặc ch, có nghĩa như sau:

  • Loại cây có quả kết thành nải, thành buồng: chuối.
  • Làm cho người khỏi bệnh: chữa chạy.
  • Cùng nghĩa với nhìn: trông.

b) Chứa tiếng có vần at hoặc ac, có nghĩa như sau:

  • Mang vật nặng trên vai: vác.
  • Có cảm giác cần uống nước: khát.
  • Dòng nước tự nhiên từ trên cao đổ xuống thấp: thác.
  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Viết chính tả bài Cảnh đẹp non sông (viết đúng về nội dung và hình thức).
    • Phân biệt được tr/ch, at/ac trong tiếng Việt.
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập làm văn: Nói, viết về cảnh đẹp đất nước để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được chu đáo hơn.

Tham khảo thêm

Bình luận

Có Thể Bạn Quan Tâm ?